Bé mầm non nộp tiền trường 6 triệu, góp 2 tỷ xây nhà vệ sinh
Kinh phí mua đồng phục cho các bé ở trường Colette là 250.000 đồng/bộ 7. Ba lô do trường bán : 270.000 đồng/cái; giấy bao tập: 50.000 đồng.
Trên danh nghĩa các khoản thu hộ – chi hộ (thu thỏa thuận với phụ huynh) nhiều trường vạch ra hàng chục khoản thu tự nguyện.
Theo thông báo thu chi đầu năm của trường THCS Bạch Đằng (Q.3, TP.HCM) có tới 12 khoản thu hộ, chi hộ phụ huynh phải đóng. Cụ thể học phí tiếng Anh tăng cường 45.000 đồng; phí phục vụ bán trú 52.000 đồng; phí vệ sinh 12.000 đồng; học vi tính 15.000 đồng; nước uống 7.500 đồng; tiền ăn 375.000 đồng; truy bài bán trú 67.500 đồng; học với thầy nước ngoài 112.500 đồng và đặc biệt khoản thu đầu năm 633.000 đồng, chưa kể các khoản thu khác bảo hiểm y tế, bảo hiểm tai nạn, phù hiệu, sổ liên lạc – báo bài, phiếu báo điểm – học phẩm, phiếu mẫu vật thực hành.
Ảnh minh họa. Theo Đất Việt.
Trong khi đó, trường THCS Colette quận 3 cho biết, ngay từ cuộc họp phụ huynh đầu năm học (7/9) nhà trường đã thông báo nhiều khoản thu hộ – chi hộ lên đến hàng trăm nghìn như quỹ trường 500.000 đồng; quỹ lớp: 600.000 đồng; BHYT, BHTN, phí gắn máy lạnh: 500.000 đồng.. Đó là chưa kể kinh phí mua đồng phục cho các cháu 250.000 đồng/bộ 7. Ba lô do trường bán : 270.000 đồng/cái; giấy bao tập: 50.000 đồng.
Theo thông báo nộp tiền phụ huynh cung cấp tại một trường mầm non tư thục ở quận Gò Vấp, tổng phí phải nộp đầu năm của một phụ huynh lên tới hơn 6 triệu đồng.
Trong đó các khoản thu được tính cụ thể tiền ăn bán trú 540.000đ (30.000đ/ngày), tiền ăn sáng 216.000 đồng; học phí nuôi dạy 900.000 đồng; điện và vệ sinh phí 60.000 đồng; BH YT và bảo hiểm tai nạn 100.000 đồng/năm; môn năng khiếu Anh văn, võ (hoặc thể dục nhịp điệu), vẽ 70.000 đồng/môn/tháng; học phí giờ cá nhân: 1,1 triệu đồng. Đặc biệt, khoản tiền cơ sở vật chất 3 triệu đồng/năm.
Video đang HOT
Theo biên lại nộp tiền của một phụ huynh có con học tại trường mầm non Hoa Mai (Q.3) ngay đầu năm các phụ huynh đã đóng tới 13 khoản phí như vệ sinh bán trú, bảo trợ học đường, Anh văn, tiền ăn, phục vụ ăn sáng, vẽ, tổ chức phục vụ bán trú, nhiệp điệu, các khoản phí khác…
Băn khoăn quỹ phụ huynh
Ngày 7/9, trong cuộc họp phụ huynh đầu năm tại trường THCS Colette (Q.3) nhà trường thông báo lấy ý kiến phụ huynh về việc đóng góp xây dựng nhà vệ sinh thông minh cho học sinh với tổng kinh phí khoảng 2 tỷ đồng. Với số tiền này mỗi học sinh từ lớp 6 đến lớp 9 phải đóng khoảng 400.000 đồng/em.
Lý giải vấn đề này, ông Lê Kim Giang, hiệu trưởng nhà trường cho hay, tất cả nhà vệ sinh của trường đã được xây dựng cách đây chừng 10 năm, hệ thống bồn cầu còn ngổi xổm. Với số lượng đến 1.950 học sinh, đến giờ ra chơi, các em đi quá đông, dẫn đến có mùi hôi. Nhiều em thậm chí thấy không sạch sẽ nên ngại đi vệ sinh.
Vì vậy, thường trực ban đại diện cha mẹ học sinh năm học 2013-2014 có đề xuất một số công trình năm học mới để hỗ trợ hoạt động nhà trường, trong đó có công trình xây dựng lại toàn bộ hệ thống nhà vệ sinh gồm: xây mới 1 nhà vệ sinh nam; sửa chữa, thay mới toàn bộ trang thiết bị và trang bị hệ thống nước tự động cho 5 nhà vệ sinh khác, kể cả khu vực bán trú. Theo dự kiến thệ thống nhà vệ sinh sẽ được xây dựng theo mô hình nhà vệ sinh thông minh (xử nước tự động), thay bệ xổm bằng bệ vệ sinh bệt, hệ thống bồn rửa tay… với chi phí khoảng 2 tỷ đồng. Sau khi tính toán, ngày 7/9 trong cuộc họp phụ huynh toàn trường, ban đại diện phụ huynh đã đưa kế hoạch ra để lấy ý kiến của phụ huynh các lớp. Trong đó phần lớn phụ huynh đồng ý.
Cũng theo ông Giang nếu được thông qua số tiền này sẽ được thu trong vòng khoảng 3 năm, trong đó sẽ phân theo cấp học để thu. Với học sinh lớp 6 vì còn học tới 4 năm nên sẽ thu mỗi em khoảng 300-400.000 đồng/năm; học sinh lớp 7 là từ 200-300.000 đồng/năm, còn lớp 8 và lớp 9 thì giảm dần, riêng học sinh lớp 9 chỉ thu khoảng 100.000 đồng/em/năm. Trong cuộc họp phụ huynh 21/9, nhà trường sẽ lấy thêm ý kiến của phụ huynh.
Tại nhiều trường học, hội phụ huynh đều thu quỹ phụ huynh lên 300-400.000 đồng/kỳ.
Tại trường trường tiểu học Lê Đình Chinh (Q.11) ngày từ đầu năm các phụ huynh phải thêm quỹ cha mẹ học sinh 350.000 đồng/năm; Tương tự, mỗi năm phụ huynh trường tiểu học Trần Quốc Thảo đóng quỹ gần 1 triệu đồng bao gồm các quỹ trong đó bao gồm quỹ trường, quỹ lớp và quỹ khác.
Chị Nguyễn Thị Nga, một phụ huynh tính toán “mỗi trường gần 2.000 học sinh, với khoản thu quỹ phụ huynh ít nhất 200.000 đồng/cháu đã cóhàng trăm triệu đồng. Mặc nhiên số chúng tôi không chỉ đóng một lần duy nhất, hầu cuộc họp phụ huynh nào cũng được thông báo đóng vì quỹ gần cạn kiệt”.
Theo ông Đỗ Minh Hoàng, Chánh văn phòng sở GD&ĐT TP.HCM, Sở đã có công văn hướng dẫn cụ thể về thu, sử dụng học phí và các khoản thu khác của các cơ sở giáo dục. Về các khoản thu hộ – chi hộ các cơ sở giáo dục phải thống nhất chủ trương với phụ huynh học sinh để mua sắm phục vụ trực tiếp cho học sinh học tập, sinh hoạt như đồng phục, trang bị thiết bị học ngoại ngữ…. Các khoản tiền ăn, nước uống cũng được quy vào khoản thu hộ – chi hộ theo mức thu do nhà trường tính toán được thỏa thuận với phụ huynh nhằm đảm bảo chất lượng bữa ăn cho học sinh.
Theo Lê Huyền/Vietnamnet
Bất bình đẳng trường công, trường tư
Ở giáo dục bậc học mầm non hiện nay là ngân sách nhà nước không kham nổi khoản đầu tư khổng lồ nếu bao cấp hoàn toàn.
Trẻ dưới 3 tuổi đang phó mặc cho dân chăm sóc
Một thực trạng khiến các chuyên gia giáo dục thắc mắc là cả nước mới có 21,2% trẻ em dưới 3 tuổi được đến nhà trẻ. Việc trông trẻ đang được phó mặc cho người dân, không có biện pháp hỗ trợ, giúp đỡ.
Nhiều thiệt thòi cho trẻ mầm non không được đến trường.
"Gần 80% trẻ dưới 3 tuổi còn lại ở gia đình, trách nhiệm chăm sóc các cháu được giao cho ông bà, cha mẹ, cho những người giúp việc, trong khi họ gần như không có kiến thức chuyên môn"- GS Nguyễn Minh Thuyết, nguyên Phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa Giáo dục Thanh niên Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội đặt câu hỏi - "Báo cáo của Bộ GD-ĐT nêu rất nhiều vấn đề về chuẩn hóa giáo viên, đổi mới phương pháp dạy học, thực hiện chương trình mới nhưng tất cả chỉ liên quan các cơ sở giáo dục công lập. Còn các cơ sở giáo dục tư thục, nhà trẻ, nhóm trẻ tư nhân thì sao? Ở nước ta, rõ ràng Nhà nước không thể lo nổi, nhưng cũng không giúp cho các cơ sở giáo dục tư nhân, rồi những nhóm trẻ gia đình, những người trực tiếp trông nom trẻ trong gia đình có hiểu biết, có kỹ năng và trách nhiệm. Tôi nghĩ đó là điều cần phải quan tâm".
Theo bà Phạm Thị Hồng Nga, Phó giám đốc Sở GD-ĐT Hà Nội, hiện nhóm trẻ ngoài công lập trên toàn thành phố lên tới hơn 1.600 nhóm trẻ độc lập. Đây là những cơ sở chưa đủ điều kiện thành lập trường và mỗi năm con số này tăng khoảng 200 cơ sở, tập trung tại các khu công nghiệp lớn, dân cư tăng cơ học nhanh chóng, chưa có trường lớn đáp ứng nhu cầu học tập của trẻ. Điều này cho thấy nhu cầu gửi trẻ mầm non rất lớn trong khi giáo dục công lập không đáp ứng được.
Công bằng để thu hút xã hội hóa
Liên quan tới vấn đề này, các chuyên gia giáo dục phản ánh sự thiếu công bằng giữa trẻ được thụ hưởng ngân sách Nhà nước trong các cơ sở công lập và trẻ gửi tại cơ sở mầm non ngoài công lập hoặc không có điều kiện đến trường vốn không được hưởng những ưu đãi của Nhà nước. "Bộ GD-ĐT cũng như Chính phủ phải có một chiến lược phát triển theo hướng xã hội hóa là chính, chú ý đến giáo dục gia đình, và đấy là hướng lâu dài đối với giáo dục mầm non" - GS Nguyễn Minh Thuyết đề xuất.
PGS Trần Thị Tâm Đan, nguyên Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội đề xuất, nhà nước cần ưu tiên đầu tư cho giáo dục mầm non nhưng đầu tư phải có trọng tâm, trọng điểm. Do đầu tư cho giáo dục mầm non sẽ ngốn một khoản ngân sách khổng lồ nên cần khuyến khích xã hội hóa, kéo nhà đầu tư vào. Việc khuyến khích sẽ được thực hiện bằng cách Nhà nước đưa ra các chính sách ưu đãi kịp thời như miễn thuế, ưu tiên quỹ đất sạch cho việc xây trường...
Khó khăn trong việc xã hội hóa giáo dục mầm non, theo phân tích của Giám đốc Sở GD-ĐT Hải Phòng Nguyễn Xuân Trường là ở chỗ đầu tư mở trường tư rất tốn kém lại khó hút được học sinh. Vì hiện nay, tại các cơ sở công lập tiền học phí giữ trẻ một tháng không bằng tiền gửi một chiếc xe máy.
"Vào trường công, phụ huynh chỉ phải trả học phí rất thấp, có 40.000 đồng/tháng. Trong khi đó, các cháu ngoài công lập khác lại không được hưởng ưu ái đó. Tôi cho là nếu đã đi học thì học phí phải đúng mức, còn những đối tượng thuộc diện chính sách thì Nhà nước sẽ hỗ trợ. Nhà nước đã hỗ trợ cho các em bằng học phí thấp thì phải hỗ trợ cho toàn bộ trẻ em, chứ không phải chỉ những cháu học trường công. Tôi cho rằng đây là một vấn đề cần tính toán lại"- GS Nguyễn Minh Thuyết kiến nghị.
Theo Duy Anh/Báo An Ninh Thủ Đô
Hàng trăm trẻ thất học ngắt quãng vì... lên ba? Hàng trăm cháu bé độ tuổi lên 3 ở xã Yên Bình (Thạch Thất, Hà Nội) phải ở nhà vì không có lớp để học. Nói theo cách của người dân nơi đây, con cái của họ bị thất học khi mới lên 3. 2 tuổi ra lớp, 3 tuổi... về nhà Theo phản ánh của người dân chúng tôi về xã Yên...