Bé mầm non gãy chân ở trường, phụ huynh bức xúc
Sự việc xảy ra vào sáng ngày 4/11 tại trường mầm non Xuân Lâm, huyện Thuận Thành, Bắc Ninh. Gia đình bé trai đã có tường trình, yêu cầu công an địa phương vào cuộc.
Sáng 5/11, ông Nguyễn Quốc Bình – bố của bé trai N.Q.M (5 tuổi) – cho biết: “Sáng 4/11, vợ tôi đưa cháu đến trường MN Xuân Lâm gần nhà trong tình trạng khỏe mạnh bình thường.
Đến gần trưa cô giáo chủ nhiệm của cháu báo cháu bị đau ở chân. Tôi chạy ra trường thấy con vừa nhai cơm vừa khóc và kêu đau chân. Tôi vội gọi xe cấp cứu đưa cháu đi cấp cứu ở BV Đức Giang, Gia Lâm, Hà Nội. Sau khi chụp chiếu bác sĩ kết luận: Cháu bị gãy kín 1/3 xương chày chân bên phải”.
Bé N.Q.M ở Bệnh viện Đức Giang sáng 5/11.
Bà Nguyễn Thị Thơm – mẹ bé N.Q.M – cho biết: “Ngay lúc đó phía nhà trường có cô giáo chủ nhiệm rồi sau đó có lãnh đạo nhà trường đã vào hỏi thăm và có mặt ở bệnh viện để cùng gia đình theo dõi tình hình sức khỏe của cháu”.
Tuy nhiên điều khiến gia đình bức xúc là việc hai cô giáo chủ nhiệm lớp bé trai này quanh co khi được hỏi lí do vì sao dẫn đến sự việc. “Lúc thì cô N.T.H (cô giáo chủ nhiệm lớp của bé trai) nói do cháu chạy theo mẹ lúc mẹ ra khỏi trường thì bị ngã, lúc lại nói do cô trò trêu đùa nên bị ngã…
Tôi hỏi con, cháu nói do quấy khóc nên bị cô N.T.H đánh, sau đó cháu có đưa chân đạp cô giáo nên cô đánh, quẳng vào phòng để đồ ở trong lớp rồi khóa cửa lại dẫn tới việc cháu bị ngã, chân đau không đi được. Đến gần bữa ăn trưa cháu mới được ra ngoài” – bà Thơm cho biết.
Cùng ngày cô giáo N.T.T – giáo viên chủ nhiệm thứ hai của lớp bé N.Q.M – cũng kể lại sự việc. Theo đó bé M. có chạy theo mẹ khi mẹ ra về, “đến bậc hè cháu ngồi khuỵu xuống.
Tôi đến ôm cháu. Lúc đó cô H. cũng vừa đến lớp. Chúng tôi bế cháu thì bé M. cắn cào, bế tiếp vào trong ghế ngồi nhưng bé M. vẫn khóc to. Được một lúc sợ ảnh hưởng đến các cháu khác nên cô H. có đưa cháu vào trong phòng để đồ dỗ dành”.
Video đang HOT
Tuy nhiên khi được hỏi cô H. có ở phòng để đồ cùng bé M. hay để cháu một mình thì cô N.T.T cho hay cô không để ý vì bận đi xách nước.
“Đến giờ điểm danh sau đó khoảng hơn 10 phút thì cô cho cháu ra ghế ngồi. Đến bữa ăn thì cháu kêu đau, kiểm tra thấy có dấu hiệu sưng đau nên cô H. chạy về nhà cháu gọi bố đến trường ngay” – cô N.T.T cho biết.
Bà Nguyễn Thị Soạn, Hiệu trưởng Trường MN Xuân Lâm bổ sung: “Do các buổi đi học trước đó bé M. hay khóc và khóc rất lâu nên cô H. nói sợ các cháu khác cùng lớp cũng khóc theo nên để cháu vào trong phòng để đồ của lớp dỗ dành.
Đến khi dọn bàn ghế để các cháu ăn, cháu M. kêu đau ở chân và khóc. Cô H. sốt sắng gọi thêm các cô giáo khác để hỏi han. Thấy cháu có biểu hiện bong gân cô báo cho phụ huynh.”
Theo bà Soạn: “Lỗi của giáo viên ở đây là chủ quan vì nghĩ cháu hay khóc nên không để ý kỹ cháu. Năm ngoái cháu cũng từng kêu đau chân, không đi được nhưng sau thì không có vấn đề gì bất thường. Lần này cũng thấy vậy nên giáo viên có phần chủ quan, không phát hiện sớm sự việc”.
Trong khi đó, bà Nguyễn Thị Thơm khẳng định khi đưa con đến trường rồi ra về cháu N.Q.M không chạy theo mẹ.
Theo ông Bình: “Nếu thực sự cô giáo sai và có lời xin lỗi thì chúng tôi cũng chia sẻ, nhưng nhà trường lại chối quanh co khiến gia đình bức xúc”. Ông Bình cho biết hiện ông đã ra UBND xã Xuân Lâm làm tường trình và yêu cầu công an xã vào cuộc.
Theo Đăng Duy/Vietnamnet
Bức tâm thư đẫm nước mắt của cô giáo mầm non
Thời gian gần đây, nhiều vụ bạo hành trẻ mầm non xảy ra đã khiến dư luận đặc biệt quan tâm và bức xúc. Thế nhưng, thực tế vẫn còn những cay đắng của nghề.
Bức thư của cô giáo Đặng Thị Kim Huệ (Giáo viên trường mầm non Quốc tế Bambi TP HCM đã thu hút độc giả.
Bức thư của cô giáo như sau:
"Một mình trong căn phòng tối, tôi ôm con khóc nức nở. Đúng rồi, phụ huynh nào khi giao con cho người khác cũng có nhiều nỗi lo sợ. Và dù chúng tôi có cố gắng thế nào đi nữa cũng không bao giờ làm vừa lòng họ. Vì thế tôi càng ra sức cố gắng... thì càng bỏ bê gia đình, con cái của mình.
Khi còn là một nữ sinh, tôi luôn bị ấn tượng bởi hình ảnh một cô giáo mầm non hiền hòa trẻ trung, được các em nhỏ vây quanh, cô dạy các em múa, hát, dạy học chữ... và nụ cười lúc nào cũng nở trên môi. Chính vì điều đó mà tôi ao ước sau này mình trở thành một giáo viên mầm non. Thế nhưng khi điều ước trở thành sự thật, thì nó lại trở thành điều mà tôi hối tiếc nhất trong cuộc đời của mình. Giá mà tôi đã lựa chọn một nghề khác...
Cô giáo dạy trẻ là một nghề vất vả.
Khối lượng công việc và áp lực quá lớn
Thời gian làm việc hàng ngày của tôi không phải 8 tiếng mà thực tế phải lên tới 10 tiếng. Trường quy định giáo viên có mặt từ 6h30 để dọn dẹp lớp, nếu đến muộn 5 phút sẽ trừ lương. Công việc hàng ngày của tôi là ban ngày chăm sóc trẻ, tối về lo soạn giáo án, hằng tuần phải rửa đồ chơi, ngày ngày lau nhà, cọ rửa từng khe gạch,... lúc các con ăn thì cô bày bàn, lúc con ngủ thì cô dọn dẹp.
Với bằng ấy công việc mỗi ngày, khi vác được thân xác về tới nhà, hôm nào tôi cũng mệt rã rời. Nhiều đêm nghĩ, sao mình lại lựa chọn con đường này?, số tiền lương hơn 2 triệu nhận được quá ít ỏi so với công sức và áp lực đang phải gánh chịu. Với một người phụ nữ bình thường, chỉ một đứa con thôi cũng đã bận tối tăm mặt mũi, không còn phút nào dành cho bản thân, huống chi chỉ có 2 cô giáo trong một lớp 40 cháu. Vừa cho các cháu ăn (với những cháu lười ăn thì đây thực sự là một cuộc chiến), vừa dạy hát múa, dạy chữ, kể chuyện, ru các cháu ngủ, làm vệ sinh cá nhân cho các cháu,...
Nhưng có lẽ điều không chỉ tôi mà cô giáo nào cũng phải canh cánh bên lòng mỗi khi đến trường là làm thế nào để đảm bảo an toàn tuyệt đối cho tính mạng của hàng chục học sinh. Từ miếng ăn, thức uống, lúc vui chơi hay trong giấc ngủ, lúc các em nóng sốt, biếng ăn, chảy mũi... đều phải theo dõi.
Tự trấn an mình trước... phụ huynh
Mặc dù nhiều áp lực, nhưng mỗi sáng khi thức dậy tôi lại tự trấn an mình, nghề nào cũng có sự vất vả khó nhọc riêng, đã lựa chọn con đường này cho mình thì sẽ cố gắng đi đến cùng. Nhưng cuộc đời quả thật không đơn giản như mình nghĩ, tôi được hiệu trưởng gọi lên khiển trách vì có phụ huynh tố cáo tôi "ăn bớt" sữa của các con...
Khi đối chất, vị phụ huynh nói rằng mỗi ngày đón về, thằng bé 4 tuổi đều đòi ăn như bị bỏ đói. Rằng các cô ở trường mầm non cho con chị ăn uống kiểu gì mà bé nói rằng không được ăn no. Thậm chí sữa bột chị gửi đều hàng tháng mà thằng bé nói rằng nó không được cô cho uống sữa....
Vị phụ huynh đó dùng những lời lẽ khá nặng nề để chỉ trích. Tôi tự hiểu rằng làm cha mẹ ai cũng lo lắng cho con mình, thế nhưng những lời nói ấy thực sự đã làm tôi tổn thương vì tôi không làm như thế. Hàng ngày tôi vẫn cho bé ăn uống đầy đủ như những em khác, sữa mẹ bé gửi tôi vẫn cho uống nhưng bé không chịu hợp tác mà chỉ thích uống sữa tươi. Sau khi nghe tôi giải thích vị phụ huynh kia cũng nguôi ngoai, phần vì không có bằng chứng việc "ăn bớt" sữa của bé nên chị ấy bỏ ra về. Còn tôi đứng trơ trọi ở trường mà trong lòng tràn ngập nỗi buồn và hối hận...
"Tình yêu nghề" khiến gia đình bên bờ vực thẳm
Khi con tròn 6 tháng tuổi, tôi gửi ông bà nội để trở lại làm việc. Những bề bộn của công việc đã làm tôi không còn thời gian chăm sóc cho con đẻ của mình, ở trường không thể cáu với các bé, tôi đem hết nỗi bực tức về nhà trút lên đầu chồng con. Tình cảm vợ chồng dần phai nhạt sau mỗi cơn giận dữ vô cớ của tôi mà không có cách nào cứu vãn nổi. Cho đến một hôm tôi nổi điên đánh đứa con 1 tuổi của mình chỉ vì cháu quấy khóc trong khi soạn giáo án để mai có đoàn thanh tra về trường.
Đúng lúc chồng về, anh tức giận quát mắng, đánh đập và tuyên bố "Nếu tôi cứ tiếp tục theo đuổi cái công việc lương không đủ ăn mà áp lực chồng chất này thì sớm muộn gia đình cũng sẽ tan nát".
Là một người mẹ, một giáo viên mầm non, chăm sóc cho hàng trăm đứa trẻ nhưng con mình như thế nào tôi lại không hề hay biết.
Tôi nhớ như in khi cô hiệu trưởng đề nghị cho trẻ nghỉ một ngày để các cô họp chuyên môn trong một buổi họp phụ huynh, các vị đã nhao nhao lên rằng: "Ôi! Nếu nó nghỉ ở nhà thì tôi chết ", bởi vì "Không biết đến trường nó sao chứ về nhà quậy lắm, ăn uống thì khó khăn".
Còn bây giờ, chính cái công việc "nuôi dạy hổ" này đang đẩy tôi đến gần cái chết, đẩy gia đình tôi đến nguy cơ tan vỡ, con tôi bị bỏ rơi, đẩy tôi từ một cô gái vui vẻ hay cười thành một người hay khó chịu cau có... Tôi ước gì mình không yêu nghề, ước gì trước đây mình đã chọn đi một con đường khác. Liệu giờ đây, tôi có còn cơ hội nào để làm lại không?.
Yêu trẻ không chỉ bằng lời nói, bằng suy nghĩ mà bằng chính hành động, bởi "Càng yêu nghề bao nhiêu, phải càng yêu người bấy nhiêu". Vì xã hội đã tạo ra hiệu ứng "dây chuyền" khiến các cô giáo mầm non đang chịu áp lực rất lớn từ xã hội, tuy nhiên không phải ai cũng thấu hiểu được nỗi vất vả của những nguời mẹ thứ hai này".
Theo Bảo Anh/Báo Lao động
Bảo mẫu được đào tạo như thế nào? Những vụ bạo hành trẻ mầm non từ trước đến nay mà báo chí phanh phui, đa phần đều do bảo mẫu gây ra. Thực tế, bảo mẫu được học hành như thế nào? Hiệu trưởng một trường mầm non tư thục tại quận Tân Bình (TP HCM) khẳng định, bây giờ mà học ngành mầm non (giáo viên, bảo mẫu), đảm bảo...