Bé không ngủ xuyên đêm ư? Bạn cũng không cần quá lo lắng và đây là lý do vì sao
Một nghiên cứu mới đây đã chỉ ra rằng trước mốc 1 tuổi thì việc bé không ngủ xuyên đêm cũng không ảnh hưởng đến sự phát triển của bé.
Nghiên cứu được công bố trên tạp chí Nhi khoa Mỹ (Pediatrics) đã tìm ra rằng không có mối liên hệ nào giữa việc trẻ không ngủ xuyên đêm (từ 6-8 tiếng mỗi đêm) và sự phát triển về mặt tinh thần và về mặt vận động của trẻ. Tuy vậy, tỷ lệ trẻ nhỏ không ngủ thẳng giấc suốt đêm là khá cao.
Các nhà nghiên cứu chỉ ra rằng mặc dù ngủ xuyên đêm trong khi bé được 6-12 tháng thường được cho là “tiêu chuẩn vàng” ở các nước phương Tây nhưng liệu việc thức giấc trong đêm có thực sự gây ảnh hưởng lên sự phát triển của trẻ không thì vẫn còn chưa rõ. Vì vậy, để làm rõ vấn đề này, các nhà nghiên cứu đã tiến hành nghiên cứu trên 388 trẻ nhỏ. Họ muốn xác định có bao nhiêu trẻ có thể ngủ thẳng giấc suốt đêm, liệu những phương pháp cho trẻ bú có liên quan đến giấc ngủ gián đoạn của trẻ không và liệu có mối liên hệ nào giữa ngủ thẳng giấc và sự phát triển khả năng vận động, sự phát triển tinh thần của trẻ hay không.
Không có mối liên hệ nào giữa việc trẻ không ngủ xuyên đêm và sự phát triển về mặt tinh thần và về mặt vận động của trẻ.
Kết quả, ở 6 tháng tuổi, 38% trẻ phát triển bình thường đều không ngủ được liền 6 tiếng liên tục mỗi đêm và hơn 1 nửa (57%) không ngủ được liền 8 tiếng. Lúc trẻ được 1 tuổi, thì tỷ lệ trẻ không ngủ liền được 6 tiếng giảm xuống còn 28% và đối với 8 tiếng là 43%.
Các nhà nghiên cứu cũng tìm ra được minh chứng cho thông tin truyền miệng là bé gái thì ngủ nhiều hơn bé trai. Vào giai đoạn 6 tháng tuổi, 48% bé gái ngủ được 8 tiếng xuyên đêm trong khi tỷ lệ đó ở bé trai chỉ là 39%. Và có một điều thú vị nữa được tìm ra đó là những bé thường không ngủ được 6-8 tiếng mỗi đêm là những bé có tỷ lệ bú sữa mẹ cao hơn đáng kể.
Video đang HOT
Cùng với đó, nghiên cứu cũng cho biết không có mối liên hệ nào giữa việc trẻ ngủ ít vào ban đêm và tâm trạng của người mẹ. Theo đó, các nhà nghiên cứu không có ý là thiếu ngủ không ảnh hưởng đến tâm trạng, mà họ gợi ý rằng nếu nhìn vào tổng số tiếng mà các bà mẹ ngủ và thể trạng sức khỏe thì tâm trạng có vẻ như liên quan nhiều hơn đến sức khỏe tinh thần, chứ không hẳn là do việc con họ có ngủ thẳng giấc suốt đêm không.
Những bé thường không ngủ được 6-8 tiếng mỗi đêm là những bé có tỷ lệ bú sữa mẹ cao hơn đáng kể (Ảnh minh họa).
Các nhà nghiên cứu hi vọng với những kết quả này cũng như những con số về tỷ lệ trẻ ngủ xuyên đêm, các bà mẹ có thể hiểu rõ hơn về tính chất giấc ngủ của trẻ, hiểu hơn về nguyên nhân của sự mệt mỏi của bản thân và từ đó không phải ép bản thân làm đủ mọi biện pháp để trẻ ngủ xuyên đêm nữa.
Một nghiên cứu song song cũng cho biết thêm rằng sự phát triển khả năng vận động hay sự phát triển nhận thức của trẻ có thể bị ảnh hưởng bởi những yếu tố khác như gen, chế độ ăn uống, giáo dục của cha mẹ hay sự tương tác giữa con cái và bố mẹ.
Nguồn: Baby
Người dùng mạng xã hội 'tiết lộ' tình trạng sức khỏe tinh thần của mình
Thông tin chúng ta đăng tải trên các mạng xã hội, bao gồm facebook, có thể tiết lộ được tình trạng sức khỏe tinh thần của chúng ta.
ShutterStock
Đó là kết quả nghiên cứu mới vừa được các nhà nghiên cứu của Đại học Pennsylvania và Đại học Stony Brook (Mỹ) công bố trong Kỷ yếu của Viện Hàn lâm Khoa học Quốc gia (Proceedings of the National Academy of Sciences).
Nghiên cứu được thực hiện trên gần 1.200 người sử dụng facebook. Trong số đó, có 114 người được chẩn đoán bị trầm cảm. Sau đó họ xem lại tất cả những gì mà những người này đã đăng tải trên facebook của mình, theo Daily Mail.
Ngoài ra, để tạo ra một thuật toán xác định các dấu hiệu của bệnh, các nhà nghiên cứu cũng đã xem những thông tin được đăng tải trên facebook của 524.292 người khác trong nhiều năm liên tục.
Họ tin rằng thuật toán họ đang sử dụng có thể phân tích được những thông tin đăng tải trên mạng xã hội và cảnh báo nếu người đó có những triệu chứng của bệnh.
Kết quả họ đã xác định được những cụm từ và từ mà những người có dấu hiệu trầm cảm và lo lắng thường xuyên sử dụng nhất. Còn có 200 chủ đề mà họ hay viết trên trang facebook của họ.
Chẳng hạn, những người đang bị hội chứng trầm cảm và tâm trạng buồn phiền trong nhiều tháng liên tục thường dùng những từ "nước mắt" và "muốn khóc". Họ xưng hô bằng đại từ "tôi".
Họ dùng những từ ngữ khác thể hiện sự thù địch và sự cô đơn.
"Những dữ liệu trên mạng xã hội chứa đựng những thang chuẩn xác định những tình trạng của con người như những thang chuẩn trong bộ gien", Johannes Eichstaedt, một thành viên trong Dự án Vì sự Hạnh phúc của Thế giới nói với Daily Mail.
Những thang chuẩn này cho thấy được quá trình tiến triển tình cảm và nhận thức bên trong của mỗi người. Từ đó, họ có thể tiên đoán được người đó liệu có bị bệnh trầm cảm trong thời gian sắp tới không.
"Mạng xã hội thật sự không tốt cho sức khỏe tinh thần của một người. Nhưng nó lại là công cụ quan trọng để giúp chẩn đoán, theo dõi và thậm chí điều trị bệnh hiệu quả", H. Andrew Schwartz, một trong những nhà khoa học thực hiện nghiên cứu trên, nói.
Theo thanhnien
Môi trường làm việc tệ hại ảnh hưởng đến sức khỏe như thế nào? Môi trường làm việc có ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe mỗi người. Một môi trường làm việc tệ hại sẽ dễ gây lo lắng, trầm cảm và ảnh hưởng lâu dài đến sức khỏe thể chất. Môi trường làm việc tệ hại sẽ liên tục gây căng thẳng, lo lắng và từ đó ảnh hưởng đến sức khỏe thể chất của...