Bé gái 5 tuổi bị chuẩn đoán chậm lớn vì bị ép ngủ trưa trong suốt 2 năm
Trong trường hợp trẻ không thích ngủ trưa, nhưng trạng thái của trẻ vẫn duy trì tốt vào buổi chiều, việc ép buộc trẻ ngủ trưa chỉ khiến trẻ khó ngủ hơn vào ban đêm.
Nhiều bậc cha mẹ nghĩ rằng cho con cái ngủ trưa là một thói quen tốt. Tuy nhiên, mỗi trẻ có điều kiện cơ thể khác nhau. Một số trẻ có thể không thích ngủ trưa, với những bé này, cha mẹ không nên ép buộc con. Cha mẹ có thể thường xuyên quan sát các biểu hiện của con để có thể có những phương pháp phù hợp. Không nên quá cứng nhắc để tránh những hậu quả không mong muốn như ông bố bà mẹ trong câu chuyện dưới đây.
Đó là câu chuyện của một người mẹ họ Trương ở Trung Quốc, câu chuyện này được trang Sohu đưa tin gần đây.
Cụ thể, bà mẹ trẻ họ Trương có một cô con gái nhỏ tên là Tiểu Đàn. Con gái của chị bình thường rất ngoan ngoãn và vâng lời. Tuy nhiên, mỗi khi đến giờ ngủ trưa là bé Tiểu Đàn không nghe lời mẹ mà cứ chạy lung tung chơi đùa chứ không muốn ngủ, điều này làm người mẹ cảm thấy rất tức giận. Chị đã phải tìm mọi cách để ép con ngủ, bao gồm cả la mắng và phạt đòn, kể từ ấy con gái chị mới nghe lời mà ngủ trưa theo ý muốn của mẹ.
Thế nhưng 2 năm sau, chị Trương phát hiện sức khỏe thể chất của con gái liên tục giảm sút trong khi trước đó bé phát triển rất tốt. Cô lo lắng đưa con đến bệnh viện kiểm tra, các bác sĩ sau khi hỏi han kỹ tình hình, biết cô ép con gái ngủ trưa thì đưa ra kết luận đứa trẻ bị chậm lớn vì sự kiểm soát khó khăn của người mẹ.
Việc ép con ngủ trưa khi trẻ không muốn vô tình hây hại cho sự phát triển, tăng trưởng của trẻ. (Ảnh minh họa)
Sau khi bác sĩ biết được sự việc thì cho rằng vợ chồng chị Trương quá thiếu hiểu biết, bắt trẻ ngủ trưa, trẻ không thấy mệt mà đi ngủ thì chỉ làm giảm thời gian ngủ đêm của trẻ và ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ, làm thay đổi đồng hồ sinh học bình thường, vì vậy sự phát triển của trẻ sẽ kém.
Thực tế, trong trường hợp trẻ không thích ngủ trưa, nhưng trạng thái của trẻ vẫn duy trì tốt vào buổi chiều, việc ép buộc trẻ ngủ trưa chỉ khiến trẻ khó ngủ hơn vào ban đêm. Đây là hành động sai lầm gây hại cho sự phát triển, tăng trưởng của trẻ. Buổi tối ngủ muộn, giấc đêm ngủ lại không được sâu, lợi bất cập hại.
Giấc ngủ trưa có ích cho sự phát triển của trẻ, tuy nhiên, nếu cách làm của cha mẹ cực đoan, hoặc bản thân trẻ không thích ngủ trưa mà cha mẹ cố gắng để ép trẻ ngủ thì sẽ không giúp được gì cho bọn trẻ, mà còn dẫn đến nhiều hệ lụy về sau.
Giấc ngủ trưa cũng quan trọng đối với sự phát triển của trẻ, vậy nên khi cho trẻ ngủ trưa, mẹ cần lưu ý những điều sau:
Môi trường ngủ của trẻ
Với nhiều bé, khi được cha mẹ cho ngủ trưa sẽ rất thích, điều này quả thật rất tốt đối với sự phát triển của bé. Tuy nhiên, một số bé lại không thích ngủ trưa. Với những bé như thế, cha mẹ không nên ép con ngủ, điều này sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến trẻ.
Việc trẻ ngủ trưa nhưng không theo ý của mình không chỉ dễ ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ trưa của trẻ mà còn hình thành cho trẻ thói quen ngủ không tốt.
Vì vậy, cha mẹ nên giữ im lặng khi con ngủ trưa và tạo cho con một môi trường ngủ trưa tốt. Nếu trẻ thực sự không thích ngủ trưa nhưng không ảnh hưởng đến hiệu quả của giấc ngủ đêm, thì cha mẹ vẫn có thể cho ngủ.
Cha mẹ nên giữ im lặng khi con ngủ trưa và tạo cho con một môi trường ngủ trưa tốt.
Thời gian không được quá dài
Để đỡ rắc rối, một số cha mẹ không bao giờ kiểm soát thời gian ngủ trưa của con cái, dù con có ngủ bao lâu thì cha mẹ cũng không can thiệp miễn là con ở nhà. Về cơ bản, giấc ngủ trưa của trẻ là đủ trong một giờ, nếu không sẽ ảnh hưởng đến giấc ngủ ban đêm của trẻ.
Bên cạnh đó, khi trẻ có hai đặc điểm dưới đây, cha mẹ không nên ép con ngủ trưa.
Đủ năng lượng cho cả ngày
Các bậc phụ huynh cho rằng sở dĩ có thói quen ngủ trưa tốt là do trẻ được nghỉ ngơi buổi trưa, buổi chiều trẻ sẽ hăng hái hơn và tập trung chú ý hơn trong giờ học, giúp nâng cao hiệu quả nghe của lớp.
Tuy nhiên, một số trẻ sẽ tràn đầy năng lượng vào buổi chiều ngay cả khi các bé không ngủ vào buổi trưa, do đó giấc ngủ ngắn ở mỗi người sẽ khác nhau. Vậy nên cha mẹ đừng ép trẻ quá nhiều.
Một số trẻ sẽ tràn đầy năng lượng vào buổi chiều ngay cả khi các bé không ngủ vào buổi trưa, do đó giấc ngủ ngắn ở mỗi người sẽ khác nhau. Vậy nên cha mẹ đừng ép trẻ quá nhiều.
Không có khả năng ngủ vào ban đêm
Nhiều trẻ không thích ngủ trưa sẽ không dễ dàng đi vào giấc ngủ vào ban đêm nếu bị cha mẹ ép ngủ trưa.
Giấc ngủ buổi tối là nhân tố rất quan trọng đối với sự triển của trẻ, nếu ép trẻ ngủ trưa sẽ ảnh hưởng đến giấc ngủ bình thường vào ban đêm của trẻ, điều này không đáng có.
Vì vậy, việc cho trẻ ngủ trưa hay không, cha mẹ nên quan sát và cân nhắc. Nếu chất lượng giấc ngủ đêm không tốt trong thời gian dài sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển của con.
Cha mẹ cũng không nên ép trẻ ngủ trưa quá nhiều để tránh ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ vào ban đêm.
Cơ thể phụ nữ sẽ thay đổi thần kỳ nếu đi ngủ lúc 9 giờ tối và thức dậy lúc 5 giờ sáng
Có nhiều lý do khiến bạn không thể đi ngủ sớm và dậy sớm, ví dụ như: Bạn thích ngủ nướng, bạn thường xuyên ngủ muộn... Tuy nhiên, bạn cần biết rằng, ngủ sớm và dậy sớm có nhiều lợi ích cho sức khỏe.
Tất cả chúng ta đều biết rằng đi ngủ sớm và dậy sớm rất tốt cho sức khỏe, nhưng có rất ít người thực sự làm được điều này, hiện nay thức khuya đã trở thành một thói quen của nhiều người.
Nhưng bạn có biết rằng khoảng 1/3 cuộc đời chúng ta dành cho giấc ngủ, một giấc ngủ ngon có tác động rất lớn đến sức khỏe thể chất, đặc biệt là đối với phụ nữ. Cơ thể phụ nữ sẽ có những thay đổi kỳ diệu nếu kiên trì đu ngủ lúc 9 giờ tối và thức dậy lúc 5 giờ sáng.
1. Cân nặng ổn định
Ảnh minh họa
Cân nặng sẽ dần trở nên ổn định, do cơ thể được nghỉ ngơi và phục hồi hoàn toàn bằng cách đi ngủ sớm, quá trình trao đổi chất diễn ra bình thường hơn, khi đó một số chất độc và rác trong cơ thể có thể được dị hóa kịp thời, và tự nhiên phụ nữ sẽ không bị tăng cân.
Phụ nữ thường xuyên thức khuya sẽ khiến quá trình trao đổi chất diễn ra chậm hơn, rác thải trong cơ thể không được chuyển hóa kịp thời, rất dễ gây tăng cân. Vì để giảm cân, nhiều chị em phụ nữ áp dụng những phương pháp ăn kiêng không tốt, khiến sức khỏe suy giảm. Vì vậy, đi ngủ sớm cũng là cách giảm cân an toàn.
2. Làn da căng bóng
Phụ nữ đi ngủ sớm và thức dậy sớm trong một thời gian dài, tình trạng da ngày càng được cải thiện, trông bạn sẽ trẻ trung hơn những người cùng tuổi. Nhiều chị em cũng biết nếu có giấc ngủ ngon thì ngoại hình cũng thay đổi rất nhiều, da có thể trao đổi chất và thải độc tốt hơn, da ít bị thâm nám và mọc mụn. Ngoài ra, những người dậy sớm có thêm thời gian để tẩy tế bào chết, dưỡng ẩm và chăm sóc da.
3. Giảm nguy cơ mắc một số loại bệnh
Ảnh minh họa
Đi ngủ lúc 9 giờ tối và thức dậy lúc 5 giờ sáng sẽ dần hình thành một lịch trình đều đặn, sức đề kháng và khả năng miễn dịch của cơ thể có thể được cải thiện về chất, có thể tránh được hàng loạt bệnh nguy hiểm tiềm ẩn trong cơ thể.
Bởi những người đi ngủ sau nửa đêm có nguy cơ bị chứng xơ cứng động mạch cao hơn những người đi ngủ đúng giờ. Đi ngủ sớm cũng sẽ giúp cơ thể giảm một nửa nguy cơ mắc bệnh cảm lạnh, cúm. Khó ai có thể tin ngủ sớm có thể chống chọi lại với các bệnh như cao huyết áp, đau đầu, mệt mỏi.
4. Cơ thể sẽ tràn đầy năng lượng và trạng thái tinh thần cũng tốt hơn
Đi ngủ sớm và dậy sớm cũng tác động tích cực đến công việc hàng ngày, nếu bạn đi ngủ lúc 9 giờ vào buổi tối thì bạn có thể vào giấc ngủ sâu nhanh hơn, cơ thể sẽ khỏe hơn vì được nghỉ ngơi đầy đủ. Khi có thói quen này được hình thành, bạn có thể không cần đặt đồng hồ báo thức, cũng sẽ thức dậy đúng 5 giớ sáng. Dậy sớm hít thở không khí trong lành khi tập thể dục, sẽ khiến cơ thể tràn đầy năng lượng, nâng cao sự tập trung hiệu quả trong công việc với một tinh thần minh mẫn, sáng suốt.
5. Gan sẽ khỏe hơn
Ảnh minh họa
Hiện nay nhiều người có chế độ ăn uống, làm việc và nghỉ ngơi không khoa học, không hợp lý nên gan kém khỏe, ban đêm là thời điểm chính để giải độc gan, nếu bạn có thể ngủ vào khoảng 9h thì gan sẽ được nghỉ ngơi đầy đủ. Giải độc và trao đổi chất tốt sẽ làm giảm độc tố trong cơ thể, gan ngày một khỏe mạnh hơn, ít độc tố hơn, tuổi thọ có thể được kéo dài.
Lưu ý:
Cũng có những người muốn đi ngủ sớm hàng ngày nhưng khi nằm trên giường lại cầm điện thoại di động quên mất việc đi ngủ sớm, nếu muốn đi ngủ sớm chúng tôi khuyên bạn nên bỏ điện thoại di động xuống và không nghịch điện thoại trước khi đi ngủ.
Thứ hai, hãy học cách thư giãn, đừng mang tâm trạng làm việc ban ngày vào ban đêm. Bạn có thể ngâm chân 20 phút, nghe nhạc nhẹ nhàng hoặc đọc sách trước khi đi ngủ. Khiến bạn dễ dàng đi vào giấc ngủ, chất lượng giấc ngủ sẽ được cải thiện.
Tóm lại, nếu phụ nữ có thể duy trì việc đi ngủ lúc 9 giờ tối và thức dậy lúc 5 giờ sáng trong vòng một tháng, cơ thể bạn sẽ có nhiều thay đổi đáng mừng như vậy đấy! Nhưng đó là sự bền bỉ và kỷ luật tự giác. Điều này chỉ có thể đạt được bởi những người phụ nữ làm được. Tôi hy vọng bạn cũng ở trong đó.
Nên tập dậy sớm như thế nào?
Ảnh minh họa
- Nên tập dần dần và đặt đồng hồ báo thức.
- Nếu muốn chuyển từ dậy lúc 7 giờ sang 5 giờ, hãy thử thức dậy sớm hơn 15 phút mỗi ngày. Trong vòng một tuần, bạn đã có thể tập dậy sớm hơn được 2 giờ!
- Hãy tập ngủ sớm để khi đồng hồ báo thức, bạn không còn ngái ngủ. Tập thói quen ra khỏi phòng ngủ ngay sau khi thức dậy để không bị cám dỗ trở lại giấc ngủ. Ăn ít hơn trước khi đi ngủ để có giấc ngủ ngon hơn, đủ giấc hơn, từ đó dễ dậy sớm hơn.
Chuyên gia chỉ cách giảm tác hại của thức khuya, bảo vệ sức khỏe Ngủ muộn gây hại sức khỏe, ảnh hưởng tiêu cực đến khả năng tự phục hồi của cơ thể. Nếu không có lựa chọn khác, bạn nên áp dụng hướng dẫn dưới đây để giảm tác hại của thức khuya. Kết quả nghiên cứu chỉ ra, khoảng thời gian từ 23h đến 3h sáng là lúc cơ thể thực hiện chức năng giải...