Bé chỉ chịu ăn khi ru ngủ
Bé nhà tôi được 5 tháng tuổi nặng 6 kg. Hằng ngày bé không chịu ăn mà phải ru ngủ rồi mới cho bé ăn, khi thức thì bé khóc ghê lắm.
Ảnh minh họa: Kidspot.com.au.
Có cách nào để cải thiện tình hình này không thưa bác sĩ? (Liên)
Trả lời:
Chào bạn,
Bé 5 tháng tuổi mà nặng như vậy là con bạn đã bị suy dinh dưỡng rồi. Bạn không nói rõ cho bé ăn như thế nào, bú mẹ hoàn toàn hay ăn sữa công thức. Tốt nhất bạn nên cho bé bú mẹ hoàn toàn 6 tháng đầu. Bé không chịu bú có thể do bạn cho bé bú không đúng tư thế dẫn đến bé ngậm bắt ti mẹ không tốt, sữa ra ít không đáp ứng được nhu cầu; hoặc sữa xuống ồ ạt làm bé sặc nên không chịu bú nữa. Bạn cũng có thể kiểm tra xem bé có bị tưa miệng hoặc có “nanh” không. Đôi khi tình trạng ngạt mũi cũng làm bé không bú được…
Khi bé khóc nhiều, bạn không nên cố gắng cho bú vì càng cho bú bé càng phản ứng. Tốt nhất bạn nên ôm ấp, vỗ về, ru làm bé buồn ngủ, lúc đó bạn có thể cho bé bú. Bạn cần bế bé theo tư thế: áp bụng bé vào bụng mẹ, bé ngậm sâu vào quầng đen núm vú. Bạn có thể dùng ngón tay trỏ và ngón giữa kẹp trên và dưới núm vú ngăn sữa chảy ra nhiều làm bé sặc, đồng thời tránh hiện tượng bầu vú mẹ che lấp mũi bé làm bé không thở được. Khi nào bú no, tự bé rời ti mẹ và ngủ ngon.
Nếu bé bị tưa miệng bạn cần đánh tưa sẽ làm bé hết đau và bú lại bình thường. Nếu bé không chịu bú mẹ, bạn có thể vắt sữa mẹ ra cốc và cho bé ăn bằng thìa, tránh hiện tượng bú bình bé hay bỏ ti mẹ. Mặt khác bé bị suy dinh dưỡng nên biếng ăn không chịu bú sữa. Vì vậy bạn cần cho bé đi khám dinh dưỡng sớm để có biện pháp điều trị kịp thời.
Video đang HOT
Chúc bé khỏe, mẹ vui.
Theo VnExpress
Chọn và sử dụng núm vú giả đúng cách cho bé
Một núm vú tốt là núm vú mà bé sơ sinh có thể dễ dàng cử động lưỡi hay di chuyển lưỡi khi bú.
1. Chất liệu núm vú giả
Đối với những bé đã bắt đầu mọc răng hoặc mọc răng rồi thì sẽ rất thích cắn, hoặc bé mút mạnh thì nên chọn đầu ti bằng silicon vì nó cứng, bền và giữ dáng lâu, có thể kiểm soát dòng sữa tốt hơn và có ít mùi hơn. Nếu bé còn nhỏ, mẹ nên chọn núm vú bằng cao su vì nó mềm mại hơn, có cảm giác giống với ti mẹ.
Núm bằng cao su có mùi cao su khó ngửi nên nhiều bé không thích bú.Nếu núm vú quá cứng hoặc to sẽ không tốt cho vòm miệng và lợi của bé cũng như sự phát triển răng và thậm trí bé sẽ rất mỏi miệng nếu ngậm quá to. Nếu bé đang vừa ti mẹ vừa ti bình nên núm cao su là hợp lý hơn.
2. Kích cỡ núm vú giả
Thời gian thích hợp cho trẻ bú mỗi lần là 10 - 15 phút. Vì vậy để có thể cho bé sử dụng đúng loại và kích cỡ thì bạn nên dựa vào kích cỡ núm vú cũng như lỗ vú khi cho sữa ra. Dùng núm vú lỗ nhỏ (S) cho trẻ dưới 3 tháng tuổi, nếu trẻ muốn bú nhanh hơn dùng núm vú lỗ cỡ trung (M).
Lỗ tròn, cỡ nhỏ (S): cho trẻ mới sinh. Dùng cho trẻ không kiểm soát được lưu lượng sữa.
Lỗ tròn, cỡ trung (M): cho trẻ 2 - 3 tháng tuổi. Dùng cho trẻ muốn bú lượng sữa nhiều hơn vì cỡ nhỏ làm cho trẻ mệt.
Lỗ tròn, cỡ lớn (L): dùng cho trẻ muốn bú nhanh với lượng sữa nhiều hơn và những trẻ tăng trọng kém.
3. Hình dáng núm vú giả
Bạn nên chọn núm vú có đáy rộng để khi bé bú thì bé có cảm giác như là đang bú mẹ, sẽ là một trong những phụ kiện hỗ trợ đắc lực bạn khi bé không bú mẹ từ nhỏ. Hơn nữa, loại núm vú này cũng rất dễ làm vệ sinh.
Bạn nên thay núm mới cho bé khi núm đã có hiện tượng mất màu hoặc bào mòn, có thể gây nghẹn cho bé. Thông thường, khoảng 2-3 tháng, phải thay mới một lần để đảm bảo vệ sinh ăn uống. Nếu bé thường xuyên bị nôn (trớ), nên chọn loại núm vú có tác dụng chống nôn (trớ) dành cho bé.
4. Chỉ cho bé dùng núm giả rỗng
Khi mua bạn nhớ chỉ mua loại rỗng bởi những loại có chất lỏng bên trong rất có thể sẽ là nơi trú ngụ của các loài vi khuẩn. Hoặc không bao giờ được ngậm núm vú giả với bất kỳ chất lỏng hoặc chất có vị ngọt nào có thể khiến bé bị sâu răng.
Không nên cho trẻ đã mọc răng ngậm núm vú giả vì bé có thể cắn rách núm vú giả và làm rơi ra những miếng cao su nhỏ và để bé nuốt phải thì rất nguy hiểm.
5. Vệ sinh núm vú thường xuyên
Trước khi cho bé sử dụng bạn cần chú ý một vài điều sau : bạn cần vệ sinh thật sạch bằng xà phòng, nước sau đó luộc lại bằng nước sôi. Hoặc có thể dùng dấm pha lẫn với nước để ngâm núm vú giả trong vài phút để tiêu diệt vi khuẩn.
6. Thường xuyên kiểm tra núm vú
Nếu núm dả có hiện tượng bị rách hay bong tróc , đứt thì nên vứt ngay đi. Không nên cho trẻ đã mọc răng ngậm núm vú giả vì bé có thể cắn rách núm vú giả và làm rơi ra những miếng cao su nhỏ và để bé nuốt phải thì rất nguy hiểm.
7. Thay thế kịp thời
Bạn đừng bao giờ dùng mãi một cái nhé, hãy kiểm tra, thay mới liên tục. Những núm vú bị mòn, bị đứt, hỏng có thể gây hại cho trẻ. Vậy nên khi mua núm vú giả bạn nên mua cùng lúc vài cái.
8. Lựa chọn thời điểm "cai" núm vú giả
Theo các chuyên gia thì nên cho bé ngừng thói quen ngậm núm vú giả khi bé ở độ tuổi 2-4 tuổi.
Theo Giáo dục Việt Nam
Triệu chứng và cách phòng chống bệnh cảm cúm ở trẻ Biếng ăn, quấy khóc, khó thở, viêm phổi, thậm chí tử vong là những vấn đề nghiêm trọng có thể xảy ra khi trẻ bị ho cảm. Vì vậy, các bậc phụ huynh cần phát hiện bệnh sớm để điều trị cũng như phòng bệnh cho trẻ một cách tốt nhất. Triệu chứng của bệnh Trẻ có đề kháng tốt sẽ hạn chế...