Bé 2 tuổi nôn ra máu vì hóc xương cá
Bị hóc xương cá vì ăn cháo, bé Bích, ở Yên Mỹ, Hưng Yên được gia đình đưa đến trạm y tế. Nhân viên y tế liền đưa bông gạc ấn vào để xương trôi xuống nhưng vô tình lại khiến tình trạng của bé nặng hơn.
Thấy con ngày càng đau đớn, nôn ra máu gia đình vội chuyển đến Bệnh viện Nhi Trung ương (Hà Nội) cấp cứu.
Trẻ nhập viện trong tình trạng sốt cao, sưng đau vùng cổ, ù tai, không ăn được. Qua kiểm tra các bác sĩ phát hiện có 2 mẩu xương cá găm vào vùng xoang lê, bên dưới có mủ và sưng nề.
Bệnh nhi được làm nội soi gắp dị vật. Tại nạn xảy ra hôm 23/7, hiện bé đã hết sốt, ăn được và chơi bình thường.
Theo bác sĩ Nguyễn Lợi, đơn vị Nội soi tiêu hóa, Khoa Tiêu hóa, Bệnh viện Nhi Trung ương, hóc dị vật là một trong những tai nạn thường gặp ở trẻ. Trước đó, các bác sĩ cũng gắp dị vật cho bệnh nhi 20 tháng tuổi ở Tuyên Quang. Theo lời kể của gia đình, khi đến thăm bà ốm, trẻ được bà bón cho thìa cháo, sau đó thì có biểu hiện đau đớn, quấy khóc, sốt, không ăn được, cứ uống nước vào là nôn. Kết quả chụp Xquang phát hiện mẩu mang cá mắc ở đoạn thực quản cổ trên, chỗ mắc có mủ, loét.
Bệnh viện cũng từng cấp cứu nhiều bệnh nhi nguy kịch vì hóc dị vật, có thể là hạt nhãn, xương cá, thậm chí là nhẫn, kim khâu vá… Với những dị vật lớn, trẻ có thể tử vong đột ngột nếu không được cấp cứu kịp thời. Đối với những dị vật sắc nhọn bị mắc lâu ngày, chỗ bị cắm thường loét.
Video đang HOT
Các chuyên gia khuyến cáo, để phòng tai nạn này ở trẻ, gia đình có trẻ nhỏ phải hết sức cẩn trọng với những vật mà trẻ có thể cho vào miệng. Bên cạnh đó, không nên ép con ăn lúc đang khóc hoặc cười vì rất dễ bị sặc. Nếu trẻ vô tình nuốt phải dị vật nhọn thì nên đưa đi cấp cứu ngay, tránh móc họng trẻ vì cách làm này có thể khiến dị vật càng mắc sâu hơn.
Theo VNE
Tối đa hóa trí thông minh cho trẻ
Để tối đa hóa trí thông minh của bé, bên cạnh tình thương yêu, bố mẹ nên tạo cho con môi trường sống và phát triển tốt nhất như các kỹ năng giúp kích thích trí não bé và chế độ dinh dưỡng hợp lý, đủ chất.
Khi mới sinh ra, bé đã có hơn 100 tỷ tế bào não. Những tế bào này cần phải liên kết với nhau. Theo thuyết tiến hóa của Darwin, những liên kết được dùng nhiều nhất sẽ phát triển, còn ít sử dụng sẽ bị tiêu diệt.
Giai đoạn vàng cho bé để học và hiểu là những năm đầu đời, tạo nền tảng cho cuộc sống sau này. Ba năm đầu tiên là giai đoạn quan trọng nhất, bộ não của bé lên ba hoạt động tích cực gấp hai lần bộ não của một người trưởng thành. Giai đoạn quan trọng thứ hai là ba năm tiếp theo. Vì thế, phụ huynh nên chú trọng khuyến khích bé hoạt động để giúp não phát triển trong khoảng thời gian này.
Theo đó, khi bé 2-5 tuổi, bạn có thể tạo cho con một môi trường an toàn, đầy tình yêu thương. Ngoài ra, vuốt ve cũng là cách cơ bản để bé cảm thấy được an toàn. Khi làn da được đụng chạm, ký hiệu sẽ truyền lên não để hình thành và tạo kết nối. Trẻ cảm nhận được tình yêu qua mỗi cử chỉ âu yếm cũng như cách bạn đáp ứng nhu cầu ăn của con khi đói, vỗ về khi bé khó chịu.
Ngược lại, nếu căng thẳng, hoóc môn cortisol sẽ làm giảm những kết nối trong não, khiến phần điều khiển cảm xúc và kết nối trong não nhỏ hơn bình thường. Vì thế, bố mẹ nên giúp thế giới xung quanh của con an toàn, theo thời khóa biểu cố định (như giờ ăn, giờ ngủ cố định).
Trẻ nhỏ học bằng cách sử dụng và thực nghiệm 5 giác quan: sờ, nếm, ngửi, nhìn, nói và nghe. Do đó, bạn nên tạo điều kiện giúp con tiếp cận những điều mới giúp bộ não củng cố kết nối cũ và tạo kết nối mới.
Bỏ đồ chơi vào miệng cũng là một cách để bé cảm nhận được đồ chơi. Khi đó, bé thấy sự vật qua 5 giác quan của mình. Do đó, những trải nghiệm không chỉ bằng tay giúp phát triển các phần khác nhau trên não. Phụ huynh nên cho phép bé nghịch ngợm (đảm bảo sự an toàn) để sớ mó, cảm nhận, ngửi, nhìn, và nghe các chất liệu khác nhau.
Bên cạnh đó, cha mẹ cũng có thể tạo điều kiện cho bé tự giải quyết những vấn đề đơn giản như với lấy đồ chơi dưới gầm bàn, chọn quần áo cho dịp nào đó, hay lựa món đồ chơi mà bé thích. Bạn chỉ dẫn dắt bé, đặt câu hỏi thay vì trả lời.
Khi con đọc sách hay chơi đùa, bạn nên cho phép bé đọc đi đọc lại một cuốn sách, chơi đi chơi lại một món đồ chơi. Đó là khi não tạo lập trải nghiệm, đồng thời tạo sự kết nối.
Ngoài ra, nhiều bằng chứng khoa học cho thấy trải nghiệm âm nhạc từ khi còn nhỏ có thể giúp bé học toán tốt hơn. Bên cạnh đó, giai điệu, nhịp điệu, các tiết tấu, giúp phát triển kỹ năng về không gian. Từ 1 đến đến 4 tuổi là khoảng thời gian bé phát triển khả năng hiểu logic và khái niệm toán. Do đó, việc cho bé học nhạc vào thời gian này là phù hợp.
Đặc biệt, bạn nên nói chuyện thật nhiều với con, giúp bé phát triển phần não về kỹ năng ngôn ngữ. Bé cần được nghe bạn nói rất lâu trước khi biết nói. Nghiên cứu phát hiện rằng bé được nghe mẹ nói chuyện từ khi còn nhỏ có vốn ngôn ngữ và kỹ năng giao tiếp tốt hơn nhiều so với các bạn khác. Vì vậy, phụ huynh đừng ngại nói đi nói lại một từ cho bé nghe, hát nhiều lần một bài, đọc sách cho con, gọi tên các hành động. Khi bé lớn lên, bạn nên cùng con kể lại một câu chuyện, đặt những câu hỏi mở, đọc sách và viết cùng con.
Với trẻ thơ, chơi cũng là một cách học. Thông qua các trò chơi, trẻ biết cách điều khiển cũng như kết hợp phản xạ tay chơi khéo léo hơn. Đặc biệt, thông qua nhảy múa, bé sẽ học được nhiều kỹ năng cùng lúc: được tạo nền tảng cơ bản với bộ môn múa, các bước nhảy, chuyển động cơ thể. Đồng thời, trẻ còn học được sự linh hoạt trong ngẫu hứng âm thanh, âm nhạc với chuyển động của cơ thể, phát triển trí tưởng tượng qua các điệu múa.
Thông qua hội họa, con bạn không chỉ rèn giũa kỹ năng về thị giác mà còn học vẽ các đường nét khác nhau, di màu và thể hiện tình cảm tích cực. Thêm đó, con trẻ cũng phối hợp được cử động bàn tay, ngón tay và phối hợp tay-mắt trong các hoạt động vẽ.
Để trẻ phát triển tốt không thể thiếu chế độ dinh dưỡng hợp lý. Dinh dưỡng rất cần thiết cho trẻ từ khi sinh ra, và đặc biệt trong những năm đầu đời. Khoa học đã chứng minh bé cần một hệ 12 dưỡng chất bao gồm: DHA, AA, Omega 3&6, Taurine, Choline, Sắt, Kẽm, Acid Folic, Lutein- giúp tăng cường thị giác và Phospholipid - giúp thúc đẩy phát triển não bộ.
Các chất này có trong nhiều nhóm thực phẩm khác nhau như các loại rau lá xanh thẫm, cá hồi (giàu omega 3), các loại hạt, dầu thực vật, các loại thịt, trái cây tươi và sản phẩm từ sữa... Đặc biệt, hệ dưỡng chất này có đầy đủ trong một số sản phẩm sữa công thức hiện nay có trên thị trường.
Tham gia chương trình "Bé iQ thật giỏi" bằng cách ghi lại những biểu hiện thông minh của bé và chia sẻ những khoảnh khắc này tại đây. Khi tham gia chương trình, bạn có cơ hội tiếp cận với những bí quyết chăm sóc, giáo dục khoa học từ các chuyên gia hàng đầu về trẻ em tại Việt Nam để đánh thức tiềm năng trí tuệ của bé. Theo VNE
Trà dược trị xuất huyết do nhiệt Xuất huyết là chứng chảy máu không theo một con đường nhất định, có thể ho ra máu, chảy máu cam, nôn ra máu, đại tiểu tiện ra máu,... Có nhiều nguyên nhân dẫn tới xuất huyết, theo Ðông y chủ yếu là do hỏa nhiệt và khí hư. Phép trị là thanh nhiệt tả hỏa, hoặc dưỡng âm, bổ âm, ích khí,...