Bảy lợi ích của viết tay
Càng ngày càng ít trường học dạy học sinh cách viết bằng tay, đặc biệt là tốc ký, trong khi nó có những lợi ích mà đánh máy không thể thay thế.
1. Viết tay tăng khả năng học tập
Một nghiên cứu bởi Hiệp hội Tâm lý học Mỹ chỉ ra rằng ghi chép bài học bằng tay tăng khả năng hiểu bài của học sinh. Các em thường phải xử lý thông tin một cách phức tạp hơn, thông qua bước tóm tắt nội dung bài học, trước khi ghi lại thông tin vào vở. Trong khi đó, học sinh sử dụng máy tính thường chỉ đơn thuần chép lại toàn bộ nội dung một cách máy móc.
2. Viết tay giúp não bộ phát triển
Theo báo cáo của tạp chí Psychology Today, viết tay giúp phát triển não bộ, do sử dụng đồng thời các chức năng cảm giác, kiểm soát cử chỉ và suy nghĩ của não bộ. Hình ảnh chụp não của học sinh cho thấy việc viết tay kích hoạt nhiều cơ quan chức năng hơn so với đánh máy, tăng cường mức hộ hoạt động và phát triển của não.
3. Viết tay giúp tăng khả năng sáng tác và tư duy ngôn ngữ
Nghiên cứu của Đại học Washington, Mỹ, chỉ ra rằng học sinh viết tay thường có những tiểu luận dài và chi tiết hơn so với những em đánh máy bài luận. Học sinh viết tay cũng có tốc độ viết luận nhanh hơn và viết ra nhiều câu với ngữ pháp tốt hơn so với các em đánh máy.
Ảnh: WikiHow.
Video đang HOT
4. Viết tay giúp cải thiện chứng khó đọc
Viết tay là liệu pháp trị liệu quan trọng trong việc hỗ trợ học sinh mắc chứng khó đọc của Deborah Spear, nhà trị liệu về các vấn đề liên quan đến giáo dục ở Great Falls, Montana, Mỹ. Bởi vì tất cả chữ cái khi học tốc ký đều được viết từ chân dòng kẻ, và với việc di chuyển mềm mại từ trái qua phải, phương pháp tốc ký sẽ dễ theo dõi, dễ tiếp thu hơn cho các trẻ mắc chứng khó đọc.
5. Viết tay giúp kích thích não bộ ở người lớn tuổi
Với việc sử dụng nhiều phần của não bộ, việc viết tay là bài tập hiệu quả giúp kích thích não bộ của người lớn tuổi khỏi quá trình lão hóa. Khi được kích thích nhiều hơn, não bộ của người lớn tuổi có thể lưu giữ được nhiều chức năng hơn trong thời gian dài hơn.
6. Viết tay giúp bạn đạt được mục tiêu hiệu quả hơn
Trong một phỏng vấn với tạp chí Forbes, tiến sĩ Jordan Peterson chia sẻ việc viết tay giúp mọi người xử lý thông tin một cách kỹ càng hơn, giúp khơi gợi nhiều trải nghiệm từ quá khứ, và định hướng tư duy, nhận thức, hành động, cảm xúc ở hiện tại tốt hơn. Những ảnh hưởng này giúp bạn hiểu rõ hơn ý nghĩa, mục tiêu của bạn trong tương lai, khiến bạn đạt được các mục tiêu đề ra một cách hiệu quả hơn.
7. Viết tay giúp bạn thư giãn
Theo tiến sĩ Marc Seifer, chuyên gia về trị liệu bằng phương pháp viết tay, việc viết tay có những ảnh hưởng lớn đến tâm trạng của người viết. Việc cầm bút viết về sự bình yên của bản thân nhiều lần mỗi ngày thực sự khiến người viết cảm thấy bình yên hơn. Qua đó, người viết tay sẽ có tâm trạng ổn định hơn và tích cực hơn trong tương lai dài.
Việc viết tay cần sự tập trung và chủ động hơn rất nhiều so với đánh máy tính. Kể cả khi đánh máy có nhiều lợi thế riêng, việc viết tay đem lại những dấu ấn cá nhân hóa riêng cho từng văn bản.
Và hơn nữa, chẳng ai có thể phủ nhận sự hạnh phúc khi nhận được lá thư tay dành tặng riêng mình, minh chứng rõ ràng về mối quan hệ cá nhân sâu sắc giữa người viết và người nhận.
Trường Harvard khuyên bạn nên áp dụng ngay 4 chiến lược học cực hiệu quả này!
Nếu bạn lo lắng cho kỳ thi đang hoặc sắp diễn ra, hoặc căng thẳng vì chưa biết cách học cho hiệu quả thì hãy thử ngay những "chiến lược" do trường Harvard giới thiệu này nhé!
Mỗi bạn có thể học tốt theo một hoặc một vài cách khác nhau. Tuy nhiên, có một số cách học được coi là hiệu quả hơn hẳn và phù hợp với hầu hết chúng ta. Bởi vậy, một số giảng viên của trường Đại học Harvard đã tổng hợp lại một số "kỹ thuật" học để bạn nhớ được nhanh và lâu hơn. Bạn thử áp dụng khi học ôn ở nhà nhé:
1. Học vài môn cùng lúc
Học xen kẽ các môn sẽ giúp bạn hiểu bài sâu hơn và nhớ lâu hơn.
Chúng ta thường có thói quen học hết sạch một môn này rồi mới chuyển sang môn khác. Nhưng các giảng viên của trường Harvard lại khẳng định rằng, việc học xen kẽ, ví dụ 40 phút học toán rồi 40 phút học tiếng Anh, sẽ giúp bạn ghi nhớ lâu hơn, hiểu bài nhanh và sâu hơn. Đó là do não không bị rơi vào tình trạng "nhàm", mà liên tục phải "khởi động lại" mỗi khi chuyển môn.
2. Tóm tắt bài hoặc làm đề cương bằng cách viết ra giấy
Làm đề cương ra giấy sẽ giúp bạn học nhanh hơn là gõ máy tính.
Bây giờ nhiều bạn làm đề cương bằng cách gõ lên máy tính rồi in ra, vừa dễ đọc vừa đẹp, mà có khi còn nhanh hơn viết tay. Nhưng các chuyên gia ở Harvard nói rằng, dù viết tay có lâu hơn thì khoảng thời gian đó cũng là đáng giá, bởi việc này buộc bạn phải tập trung nhiều hơn vào những gì bạn làm, do đó dễ hình dung ra thông tin hơn và nhớ lâu hơn.
3. Đặt ra các câu hỏi
Có một người bạn học cùng để đặt câu hỏi thì tuyệt lắm đấy.
Chúng ta thường học được nhiều nhất khi buộc phải trả lời câu hỏi hoặc giải quyết vấn đề. Vì vậy, khi ôn thi, bạn sẽ học hiệu quả hơn nếu học cùng 1-2 người bạn để hỏi lẫn nhau, hoặc bạn có thể nhờ anh/chị đặt câu hỏi cho mình. Trong trường hợp không có ai để hỏi đáp, bạn hãy tự viết ra một loạt các câu hỏi liên quan đến bài học, rồi khi học xong thì thử trả lời. Kỹ thuật này khiến bạn thấy hơi khó khăn lúc ban đầu, nhưng chắc chắn là sẽ giúp bạn nắm chắc bài học lắm đó!
4. Nghỉ ngơi giữa giờ học
Bạn cần sắp xếp giờ nghỉ xen giữa các giờ học, chứ ngồi lỳ ở bàn học cả ngày cũng không hiệu quả đâu.
Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng, việc học liền tù tì nhiều tiếng đồng hồ liên tiếp sẽ khiến bạn mau quên thông tin. Để ghi nhớ kỹ những gì đã học, bạn cần có thời gian cho thông tin "thấm" vào não, tức là bạn cần để não nghỉ một lúc giữa các giờ học. Ví dụ, bạn có thể học 90 phút rồi nghỉ 15 - 20 phút, hoặc học 60 phút rồi nghỉ 10 phút. Tuy nhiên, bạn cần nhớ là nghỉ đúng thời gian đó thôi, chứ đừng nghỉ tràn lan ra thành 30 - 45 phút là hết luôn cả giờ học đấy nhé!
10 tuổi đã vào đại học nhưng 1 năm sau, cô bé này gặp phải cái kết buồn Thời trẻ, ông Trương từng có ước mơ nghiên cứu khoa học nhưng không thể theo đuổi. Chính vì vậy, ông dồn hết mọi hy vọng vào con gái. Trương Ý Văn (SN 2007) là một bé gái sống tại thành phố Thương Khâu, tỉnh Hà Nam, Trung Quốc. Từ năm 10 tuổi, cô bé đã nổi tiếng khắp cả nước bởi khả...