‘Bây giờ là thời đại 2020, sao mình còn học Word 2003?’
Đam mê tin học, nhưng tác giả Lê Văn Anh Tính thừa nhận đôi khi trong các giờ học không thể tập trung nổi. Bạn gửi trăn trở đến lãnh đạo Bộ Giáo dục và đào tạo: Thời đại 2020, sao mình còn học Word 2003?
Lãnh đạo Bộ GD-ĐT và Thứ trưởng Ngô Thị Minh gặp mặt các tác giả, nhóm tác giả vào chung khảo Tri thức trẻ vì giáo dục năm 2020 – Ảnh: NAM TRẦN
Sáng 14-11 tại Hà Nội, Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Ngô Thị Minh gặp mặt các tác giả, nhóm tác giả vào chung khảo chương trình Tri thức trẻ vì giáo dục năm 2020. Chương trình do Trung ương Đoàn, Bộ GD-ĐT, Báo Tuổi Trẻ phối hợp với Công ty cổ phần Tập đoàn Thiên Long tổ chức.
Tại buổi gặp mặt, rất nhiều ý kiến thẳng thắn, tâm huyết được gửi đến lãnh đạo Bộ GD-ĐT.
“Dành cả thanh xuân” cho tư vấn hướng nghiệp, TS Đào Lê Hoà An (TP.HCM), đại diện cho nhóm tác giả công trình “Ứng dụng tư vấn hướng nghiệp JobWay”, trăn trở trước băn khoăn của nhiều bạn trẻ đứng trước cánh cửa chọn trường, chọn nghề.
“Chúng tôi mong có công cụ, nền tảng đồng hành cùng các bạn học sinh, đặc biệt học sinh lớp 9, lớp 12 trên con đường nghề nghiệp của mình, từ đó, JobWay ra đời. May mắn bắt gặp chương trình Tri thức trẻ vì giáo dục , cuộc thi mang lại niềm cảm hứng, là cuộc thi uy tín nên chúng tôi mạnh dạn đem sản phẩm đi thi”, TS An chia sẻ.
Tác giả Lê Văn Anh Tính (Đà Nẵng) trăn trở bây giờ là thời đại 2020 sao còn dạy Word 2003? – Ảnh: NAM TRẦN
Trước diễn biến của dịch COVID-19, nhóm bạn trẻ đến từ Đà Nẵng lên ý tưởng xây dựng “Nền tảng xây dựng bài giảng tương tác trực tuyến lý tưởng dành cho giáo viên và học sinh”.
Video đang HOT
Đại diện nhóm tác giả, Võ Nguyễn Đình Trí chia sẻ trong dịch COVID-19 các bạn đã mày mò suốt 3 tháng trời lên ý tưởng giúp giáo viên có công cụ thiết kế bài giảng, giúp tương tác học sinh qua giờ học trực tuyến dễ dàng, sinh động hơn.
Gửi trăn trở đến lãnh đạo Bộ GD-ĐT, tác giả Lê Văn Anh Tính (Đà Nẵng) băn khoăn về chương trình dạy nghề, đặc biệt môn Tin học trong THPT.
“Tôi thấy đây là sự lãng phí, bây giờ là thời đại 2020 sao mình còn học Word 2003? Thậm chí trong các buổi học, học sinh không đến, trong các buổi thi đôi khi các bạn còn không biết cách làm Word mà vẫn tốt nghiệp giỏi (cả lý thuyết, thực hành). Cho đến khi làm thật, thực hành thì ngay cả e-mail cũng không biết viết, Word không biết mở”, Tính thẳng thắn chia sẻ.
15 tác giả, nhóm tác giả thẳng thắn bày tỏ ý kiến, kiến nghị với lãnh đạo Bộ GD-ĐT – Ảnh: NAM TRẦN
Tác giả gửi gắm mong muốn Bộ GD-ĐT xem xét chương trình học nghề, đặc biệt môn tin học, có thể cải tiến, thậm chí đơn giản là xây dựng chương trình dạy học sinh cách viết e-mail, hoặc thiết kế slide sẽ thiết thực hơn cho người học.
Cùng với đó các ý kiến mong muốn xây dựng chuyên đề tư vấn học sinh sẽ sử dụng điện thoại như thế nào cho phù hợp, an toàn trên môi trường mạng…
Lắng nghe ý kiến của các tác giả, Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Ngô Thị Minh đánh giá đây là những ý kiến tâm huyết, ý nghĩa đến từ “công dân chất lượng trong tương lai” của nước nhà đóng góp cho sự nghiệp đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục.
Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Ngô Thị Minh, Bí thư Trung ương Đoàn Bùi Quang Huy trao quà cho các tác giả, nhóm tác giả vào chung khảo chương trình Tri thức trẻ vì giáo dục năm 2020 – Ảnh: NAM TRẦN
Thứ trưởng đánh giá chương trình Tri thức trẻ vì giáo dục ngày càng nhận được sự quan tâm sâu rộng của xã hội với 1.132 công trình, sáng kiến vì giáo dục gửi về (tăng gấp đôi so với năm ngoái).
Có công trình, sáng kiến phù hợp với xu thế phát triển như ứng dụng hướng nghiệp, nền tảng xây dựng bài giảng tương tác trực tuyến hay công trình hướng đến các nhóm yếu thế như định vị đồ dùng học tập, bàn học cho trẻ khiếm thị, hay thiết bị chống quên trẻ em trên ôtô.
“Tôi vui mừng trước tín hiệu tích cực chương trình tạo ra, qua mỗi năm số lượng, chất lượng công trình, sáng kiến được nâng chất rõ rệt”, Thứ trưởng Minh chia sẻ.
Đồng thời cho biết Bộ GD-ĐT sẽ phối hợp Trung ương Đoàn tiếp thu ý kiến của các trí thức trẻ và mong muốn các doanh nghiệp chung tay để cùng lan tỏa, nhân rộng các công trình, sáng kiến đóng góp cho nền giáo dục nước nhà.
Những ngã rẽ phù hợp
Câu chuyện chọn trường, chọn nghề luôn làm đau đầu các bạn trẻ cũng như phụ huynh suốt nhiều năm qua. Nhưng có một thực tế, chỉ những người yêu thích, đam mê công việc thì mới có chỗ đứng trong xã hội, bất kể bằng cấp, xuất thân.
Chính các chuyên gia định hướng nghề nghiệp cũng chỉ ra rằng, đại học không phải là đích đến duy nhất, mà còn rất nhiều những con đường nghề nghiệp khác để chọn lựa.
Cạnh tranh khốc liệt
Cách nay ít ngày, một số trường đại học thông báo điểm trúng tuyển rất cao, có những học sinh đạt trung bình 9 điểm/môn vẫn có thể trượt. Điều này cho thấy, để có một suất vào các trường đại học (hàng đầu) của nước ta hiện nay rất khốc liệt. Chính áp lực thi cử, sự kỳ vọng của thầy cô, gia đình khiến không ít bạn trẻ "chạy đua" đèn sách, học ngày học đêm vô cùng căng thẳng.
Kết quả không như mong đợi, dẫn đến trầm cảm, thậm chí có em tự sát. Chẳng hạn như câu chuyện đau lòng về một nữ sinh 18 tuổi ở Quảng Nam, đã thắt cổ tự tử khi nghe tin mình trượt đại học mới đây, khiến dư luận bàng hoàng xót xa.
"Đây là nỗi lo chung của tụi em khi mà chỉ còn 1 năm nữa sẽ bước vào ngưỡng cửa đại học. Ba hướng em thi vào Đại học Y khoa sau này làm bác sĩ như ba, còn mẹ lại mong con làm cô giáo giống mình. Nhiều hôm tới bữa cơm, cả gia đình em căng như dây đàn, em ăn cơm chan nước mắt, mệt lắm. Bản thân em chỉ muốn thi vào ngành ngoại giao hoặc đi du học, không muốn ở nhà để khỏi gặp ba mẹ", Hoàng Lê Thúy Vân (17 tuổi, ngụ tại Lý Thái Tổ, quận 3) tâm sự.
Các bạn trẻ học nấu ăn tại một trường nghề ở TPHCM
Minh Quang, 28 tuổi, hiện đang làm việc tại một doanh nghiệp nước ngoài trên đường Võ Văn Tần, quận 3, chia sẻ về câu chuyện của mình. Năm 14 tuổi, Quang được ba mẹ đưa sang Australia học phổ thông, sau đó học chuyên ngành quản trị nhà hàng, khách sạn. Quang vốn nhút nhát, sống khép kín, lại thường xuyên bị bạn bè nước ngoài trêu chọc nên nhanh chóng rơi vào trầm cảm.
Chật vật điều trị một thời gian dài, sau đó bệnh tình thuyên giảm, Quang tốt nghiệp đại học. Tuy vậy, khi về nước, Quang tiếp tục rơi vào vòng xoáy "sốc văn hóa ngược", phải thích nghi lại từ đầu, nên bệnh trầm cảm tái phát.
Người thân của Quang tâm sự, gia đình cảm thấy day dứt khi chưa có sự chuẩn bị tâm lý thật kỹ cho con trai mình trước khi đi học xa nhà. Nếu được chọn lại, có lẽ họ đã để Quang học ở Việt Nam theo đúng sở thích của anh - học nghề sửa chữa ô tô. Còn Minh Quân, một người bạn của Quang thì nhận xét: "Cậu ta chăm chỉ, thông minh nhưng sống khép kín. Cách cư xử đôi khi kỳ quặc, khó hiểu. Vốn kiến thức xã hội nghèo nàn. Có lẽ đây là hậu quả của việc bạn ấy phải gồng mình chống đỡ nỗi nhớ nhà, sự cô đơn... khi xa ba mẹ, trong khi bạn ấy lại là con một".
Thay đổi để thích nghi
"Công việc cực nhọc nhưng làm ra tiền là mình thấy ổn. Hiện tại, thu nhập của mình dao động từ 10-12 triệu đồng/tháng; còn những người có bằng cấp cao, chuyên môn tốt, lương và phụ cấp của họ lên tới 20 triệu đồng/tháng. Đầu năm 2021 này, mình sẽ đăng ký vào một trường nghề để học thêm, nâng cao trình độ chuyên môn, cải thiện thu nhập", Mai Tiến Quân (22 tuổi, ngụ tại Bà Điểm, huyện Hóc Môn) đang làm việc tại một công ty sản xuất thực phẩm xuất khẩu, cho biết.
Bà Ngô Minh Cẩm Tú, doanh nhân trong lĩnh vực làm đẹp (quận 3, TPHCM) đánh giá rằng: "Cách nhìn nhận của lớp trẻ ngày nay đã khác nhiều so với ngày xưa. Sự áp đặt của người lớn luôn là gánh nặng đối với con trẻ. Tôi từng là dân trường chuyên, tốt nghiệp tại một trường đại học lớn có tiếng ở TPHCM. Lúc nhỏ cũng tham dự các kỳ học sinh giỏi cấp quốc gia và đoạt giải, nhưng công việc tôi làm hiện giờ không liên quan nhiều lắm tới những gì mình học. Nhưng chính nghề tay trái này lại đem lại thu nhập tốt hơn rất nhiều so với ngành nghề tôi học. Hãy để trẻ tự học những gì chúng yêu thích".
Đồng quan điểm với doanh nhân Cẩm Tú, anh Trần Trung Nguyên (ngụ tại đường Nguyễn Oanh, quận Gò Vấp) chia sẻ, bản thân anh đang làm việc tại một tập đoàn hóa mỹ phẩm của Mỹ. Cách nay khoảng 10 năm, với trình độ trung cấp nghề nhưng anh Nguyên vẫn "liều mình" thi tuyển vào công ty con của tập đoàn này với tỷ lệ chọi cao hơn thi đại học. Không ngờ anh trúng tuyển, phụ trách bộ phận phân xưởng (kiểm tra hóa chất, vận hành máy móc...). Anh vừa làm và học, kiên trì từng chút một nên công việc của anh ngày càng tốt hơn, thu nhập cao hơn, 1.000 USD/tháng...
Hiện nay, sau tác động nặng nề của dịch Covid-19, tỷ lệ người trẻ thất nghiệp tăng cao, dẫn đến tình trạng nhiều người phải tự chuyển đổi ngành nghề để thích nghi trong tình hình mới. Một số người nhìn nhận rằng, thời điểm này các nghề phụ lại trở thành nghề chính để gia tăng thu nhập, giúp họ ổn định cuộc sống. Do vậy, đừng quá lo lắng nếu cánh cổng trường đại học mà mình ưng ý chưa mở ra, hãy chọn một hướng đi phù hợp nhất để có thể phát huy năng lực bản thân.
Trình độ, việc làm của sinh viên - thước đo thương hiệu của mỗi trường Tỉ lệ SV có việc làm là một trong những tiêu chí kiểm định chất lượng giáo dục ĐH để phục vụ cho việc đánh giá ngoài. Theo đó, để xác định tỉ lệ này, cơ quan kiểm định chất lượng giáo dục độc lập sẽ khảo sát trực tiếp và ngẫu nhiên vài trăm người trong danh sách SV của nhà trường...