“Báu vật” giúp hàng giò chả nức tiếng phố cổ Hà Nội đông khách suốt 40 năm
Không chỉ “hút” khách bằng công thức gia truyền suốt 40 năm, quán còn khiến khách hàng tò mò khi cân giò chả bằng chiếc cân gần 100 tuổi.
Đây được xem là “báu vật” được các thành viên trong gia đình ông Tuấn gìn giữ, nhắc nhở về triết lý kinh doanh trung thực, chất lượng với khách hàng.
Cửa hàng giò chả còn lưu giữ món đồ “cổ” ấy nằm trên phố Đường Thành (Hoàn Kiếm, Hà Nội) từ năm 1981. Nhưng theo lời của ông Nguyễn Lý Tuấn, chủ quán hiện tại, nhà ông bán giò chả đã hơn 70 năm.
Ông Tuấn và 2 người em trai cùng lưu giữ nghề này đã ngót nghét 40 năm, ngày ngày 6 người trong gia đình (3 anh em trai và 3 người con dâu) vẫn thức dậy cùng nhau, cùng xay thịt, thái mỡ, luộc giò, canh lửa rán chả và bán hàng.
Chiếc cân đĩa “cổ” dùng để bán hàng của quán. Đây được xem là “báu vật” được các thành viên trong gia đình ông Tuấn gìn giữ, nhắc nhở về triết lý kinh doanh trung thực, chất lượng với khách hàng.
Nhiều người không khỏi tò mò về chiếc cân đĩa khi đến mua hàng ở đây, ông Tuấn lưu giữ cả bộ quả cân đủ loại từ 5 gam, 10 gam…đến 500 gam. Ông kể: “Chiếc cân này có từ khi tôi chưa sinh ra, quý lắm, giờ có tiền cũng không mua được, có người gạ hỏi mua nhưng trả bao nhiêu tiền tôi cũng không bán”.
Bộ quả cân được ông Tuấn gìn giữ.
Chiếc cân và bộ quả cân được xem như “chứng nhân lịch sử” trải qua năm tháng kinh doanh của gia đình. Có biết bao miếng chả, khoanh giò đã được đặt lên chiếc đĩa cân này.
Phần đỡ đĩa cân đã gỉ và phải buộc dây, đĩa cân méo, sứt mẻ, những quả cân bằng sứ đã mòn hết chữ, bên ngoài bóng loáng vì mỡ giò chả từ tay bám vào. Cuối ngày, gia đình ông phải lau chùi, bảo dưỡng để tránh hoen gỉ.
Video đang HOT
Món bán chạy nhất của quán là chả mỡ vân hoa, xưa kia đây được xem là món ăn “xa xỉ” trong mâm cơm của người Việt. Ngày nay, dù có nhiều món ăn ngon, lạ miệng hơn nhưng giò, chả vẫn được xem là món ăn không thể thiếu, đặc biệt vào dịp giỗ chạp, lễ Tết.
Bí quyết để làm nên miếng chả trứ danh của quán là chọn được nguyên liệu tươi, ngon, phải chọn thịt mông, dẻo dính tay, mỡ phần lấy từ vai. Chọn được nguyên liệu chuẩn rồi thì việc còn lại áp dụng y nguyên công thức của bà, của mẹ để lại.
Thịt sau khi thái mỏng được cho vào cối xay, khi đã nhuyễn thì thêm gia vị và xay tiếp rồi đem ra trộn với mỡ.
Ông Tuấn bật mí: “Mỡ không xay lẫn với thịt mà phải thái hạt lựu, thái đều tay, để khi cắt ra, miếng chả mới có hình vân hoa hấp dẫn”. Sau đó đem hấp, phết màu hoa hiên rồi rán. Sao cho bên trong thịt mềm, bên ngoài lớp vỏ màu vàng ruộm.
Bên cạnh chả mỡ, một số món khác của tiệm giò chả này cũng đắt hàng, như chả cốm, chả quế, giò, ruốc, bánh chưng…
Món chả cốm thì quan trọng nhất là nguyên liệu cốm, còn chả quế thì đòi hỏi các bước làm rất kỳ công. Thịt nạc xay nhuyễn, trộn với mỡ khổ thái hạt lựu, quế chi và các gia vị khác rồi đắp vào ống để quay trên than. Sau đó, phải canh lửa không rời mắt và phết mật ong lên, quay đến khi thịt và hương quế quyện làm một.
Miếng chả quế có vỏ vàng sẫm, ăn có vị thơm cay của quế, mật ong.
Ngoài mua chả về để ăn cùng cơm, xôi, hoặc làm quà biếu, khách cũng có thể thưởng thức ngay tại chỗ món chả kẹp bánh dày.
Chiếc bánh dày được kéo giãn, sau đó đặt miếng chả lên rồi gói lại, bọc lá chuối bên ngoài. Ăn đến đâu xé lá chuối đến đấy theo vòng tròn để không bị dính tay.
Ông Tuấn cho biết, số lượng giò chả hàng ngày bán ra không thể đếm được, những ngày tuần rằm, lễ Tết thì bán chạy hơn, thậm chí khách phải xếp hàng đợi mua.
Quyết tâm gìn giữ công thức gia truyền, chăm chút tỉ mỉ cho từng món ăn, nhiều khách hàng quen vị, dù ở xa vẫn đến đây mua ăn thử.
“Bánh dày là “món cổ”, còn bánh mì từ khi có dịch Covid-19 do nhu cầu của người ăn nên nhà tôi mới bán thêm”, chủ quán cho biết.
Với người Việt Nam, đĩa giò, đĩa chả đã trở thành món ăn không thể thiếu trong mâm cỗ ngày Tết từ xưa đến nay. Sự tỉ mỉ, kỹ tính cùng với cách lưu giữ nghề của gia đình ông Tuấn đã khiến nhiều người ăn một lần rồi nhớ mãi.
Giá thịt lợn neo cao khiến giá giò chả tại các chợ cũng "nhảy múa" liên tục, chả mỡ từ 110 nghìn đồng/kg tăng lên đến 160 nghìn đồng/kg
Mặc dù đã có yêu cầu cam kết buộc giảm giá thịt lợn nhưng giá thịt lợn trên thị trường vẫn cao so với thời điểm chưa bị buộc giảm giá. Điều này kéo theo giá giò chả cũng "nhảy múa" liên tục thời gian vừa rồi.
Thời điểm này, mặc dù Chính phủ cùng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Bộ Công Thương đã và đang dùng nhiều biện pháp giảm giá lợn hơi, nhưng giá thịt lợn bán tại các chợ và siêu thị vẫn đắt đỏ và cao.
Thậm chí có thời điểm giá heo trên thị trường tăng trở lại và dần lên mức cao hơn so với thời điểm chưa bị buộc giảm giá.
Sáng 8/5/2020, có mặt tại nhiều chợ dân sinh trên địa bàn các quận Hà Đông, khảo sát cho thấy giá thịt lợn tại các chợ Hà Đông, Văn Quán vẫn ở mức cao. Thịt nạc vai: 160 -180.000 đồng/kg, sườn non bỏ cục: 180 -200.000 đồng/kg, thịt sấn: 150.000 đồng/kg, mỡ: 100.000 đồng/kg, tim: 250.000 đồng/kg...
Giá thịt lợn vẫn cao khiến giá cả của những mặt hàng thực phẩm có sử dụng thịt lợn làm nguyên liệu như mặt hàng giò lụa, giò thủ, chả mỡ cũng biến động không ngừng và liên tục nhảy múa.
Theo đó, giá thịt lợn cao khiến giá cả của những mặt hàng thực phẩm có sử dụng thịt lợn làm nguyên liệu như mặt hàng giò lụa, giò thủ, chả mỡ cũng biến động không ngừng và liên tục nhảy múa.
Bác Nguyễn Thị Hạnh - một tiểu thương bán giò chả lâu năm ở chợ Hà Đông chia sẻ: "Do giá thịt lợn từ sau Tết đến giờ vẫn được găm cao nên kéo theo giá giò chả lần lượt phải tăng giá. Có thể nói, từ Tết Nguyên Đán đến nay, là người bán hàng, tôi cũng thấy chưa bao giờ giá giò chả lại ở mức cao chóng mặt như vậy".
Theo bác Hạnh cho biết, giá giò lụa tăng từ 130.000 đồng/kg nhảy lên mức 160-170.000 đồng/kg. Giá giò thủ tăng từ 150.000 đồng/kg tăng lên 180-200.000 đồng/kg. Giá chả mỡ tăng từ 110.000 đồng/kg lên 160.000 đồng/kg.
Người bán hàng cũng nhận định, chưa bao giờ giá giò chả lại ở mức cao chóng mặt như vậy.
"Là người bán, tôi cũng rất mệt mỏi khi phải tăng giá giò chả. Bởi người mua toàn kêu đắt, ít ăn giò chả hơn. Việc bán hàng hàng ngày gặp khó khăn và ế ẩm. Thế nhưng tôi vẫn buộc phải tăng thêm vài giá so với giá mặt bằng chung vì giá lợn từ Tết đến giờ vẫn quá cao", bác Hạnh than thở.
Theo bác Hạnh, hiện nay vì giá giò chả đắt đỏ nên chủ yếu hàng ngày khách chỉ mua theo khoanh, lạng để ăn ngay hoặc thắp hương. Rất ít người mua cả cây giò chả về hút chân không bỏ tủ ăn dần như trước. Mỗi ngày bác cũng chỉ bán được vài kg giò chả các loại.
"Thời điểm này người mua đi mua giò chả ăn rất ít. Nhiều khách vào hỏi giá nhưng không mua vì còn đắn đo. Họ so sánh giá giò chả năm ngoái với giá năm nay. Họ thắc mắc sao giá thịt lợn thấy bảo giảm rồi mà giá giò chả vẫn đắt đỏ thế?! Thực tế, nào giá thịt lợn đã giảm, vẫn cao ở mức kỷ lục", bác Hạnh nói.
Cái khó khi chọn thịt làm nguyên liệu để làm giò chả hàng ngày bán nhất định phải dùng thịt tươi mới mổ, bỏ bì và lọc mỡ riêng.
Cũng theo tiểu thương này, cái khó khi chọn thịt làm nguyên liệu để làm giò chả hàng ngày bán nhất định phải dùng thịt tươi mới mổ, bỏ bì và lọc mỡ riêng. Chính bởi thế nên lượng thịt mua về làm giò chả bị hao hụt khá nhiều và tốn thịt tươi.
Bác Hạnh còn cho biết: "Thời điểm này, tại các siêu thị có bán thịt lợn nhập khẩu đông lạnh giá rẻ. Thế nhưng thịt lợn nhập khẩu lại không thích hợp để làm giò chả được do thành phẩm cuối cùng không ngon. Do không thể thay thế được nguyên liệu đầu vào bằng thịt đông lạnh, thịt lợn tươi lại găm giá cao nên người bán, người làm giò chả như chúng tôi chỉ còn cách tăng giá bán".
Thời gian gần đây, nhà chị Trần Thị Hạnh ở La Khê, Hà Đông cũng áp dụng chính sách tiết kiệm chi phí mua sắm thịt lợn và giò chả triệt để. Những ngày này, chị hay mua măng, gà, vịt, ngan từ quê lên để ăn vừa sạch sẽ vừa tiết kiệm chi tiêu.
"Mình ít mua thịt lợn và giò chả, bánh chưng ở ngoài hẳn. Chỉ thỉnh thoảng, ngày rằm, mùng 1 mình mới mua 1 khoanh giò thắp hương thôi. Còn muốn ăn giò thủ, mình cũng không mua như trước mà quyết định tự làm giò thủ tại nhà để rẻ hơn mua ngoài chợ, lại không lo hàn the, chất bảo quản. Mua ở chợ đắt mà vẫn không yên tâm. Hoặc thỉnh thoảng mình còn làm giò gà ăn cũng thơm ngon không kém", chị Hạnh nói.
Nhiều bà nội trợ tự chung nhau làm giò tại nhà.
Bà nội trợ ở La Khê này cũng tiết lộ, hiện mua giò chả đắt như vậy thì chị em nên tự làm giò chả tại nhà. Hoặc khi cần thì mua 1-2 khoanh: "Giò chả không để được lâu. Chỉ để được 3-4 ngày trong ngăn mát tủ lạnh. Vì thế khi mua, chị em cần mua 1-2 khoanh để ăn sớm giữ được hương vị tươi ngon. Hoặc nếu mua giò khoanh, nên chia thành nhiều bữa, giữ nguyên lá bọc ngoài, cho vào túi bóng, để trong ngăn mát ăn trong vài ngày. Khi muốn ăn, có thể lấy ra hấp qua nồi cơm, giò sẽ thơm ngon trở lại".
Hàng bánh giò phố cổ 4 thế hệ không biển hiệu, bán 4 tiếng nhưng hết 250 chiếc Nói là bán 4 tiếng nhưng 250 cái bánh hết veo trong vòng chưa đầy 2 giờ đồng hồ, còn giò chả thì "cháy hàng" vài chục cân, khách muốn mua thêm cũng chẳng có vì chủ hàng chỉ bán mỗi vậy thôi! Mới 4h chiều, vừa lượn qua đầu dốc Hàng Than tôi đã thấy người xe xếp hàng đông nghịt, tràn...