Bầu trời Trái Đất sắp xuất hiện vật thể mới sáng như Sao Mai
Vật thể Tsuchinshan-ATLAS từng gây bối rối cho các nhà thiên văn đang trên đường tiến gần Trái Đất.
Theo Space.com, vật thể mang tên C/2023 A3 hay Tsuchinshan-ATLAS, được phát hiện bởi Hệ thống Cảnh báo cuối cùng về tác động của tiểu hành tinh (ATLAS) ở Nam Phi vào ngày 22-2-2023.
Tsuchinshan-ATLAS đã xuất hiện trong chòm sao Xử Nữ hồi tháng 5 nhưng còn quá xa nên phải quan sát bằng kính viễn vọng – Ảnh: SPACE
Ban đầu Tsuchinshan-ATLAS được cho là một tiểu hành tinh nhưng quá trình phân tích những bức ảnh chi tiết hơn từ Đài thiên văn Núi Tím (Tsuchinshan) ở phía Đông TP Nam Kinh – Trung Quốc chụp được trước đó đã tiết lộ nó là một sao chổi.
Và nó đang tiến gần vùng trung tâm của hệ Mặt Trời, cũng là gần hơn với Trái Đất.
Sao chổi Tsuchinshan-ATLAS từng gây thú vị cho các nhà thiên văn khi độ lệch tâm quỹ đạo cho thấy nó là vị khách chưa có tiền lệ từ đám mây Oort, một cấu trúc dạng vòng khổng lồ, chứa đầy vật thể băng giá và nằm ở rìa hệ Mặt Trời.
Giờ đây, vật thể bí ẩn này được dự đoán là có thể trở nên sáng bất thường trên bầu trời vào giai đoạn nó bay gần Trái Đất.
Video đang HOT
Nó có thể dễ dàng nhìn thấy bằng mắt thường vì độ sáng tương đương Sao Kim, tức hành tinh mà dân gian vẫn hay gọi là Sao Hôm, Sao Mai.
Từ cuối tháng 7, Tsuchinshan-ATLAS sẽ bắt đầu tỏa sáng trên vùng trời phía Nam bán cầu.
Những người sống ở các địa điểm xa về phía Nam, chẳng hạn như Úc, New Zealand và Nam Mỹ sẽ có thể theo dõi nó bắt đầu “cạnh tranh” với Sao Mai trên bầu trời lúc rạng sáng, trước khi Mặt Trời mọc.
Vào ngày 8-10-2024, sao chổi này sẽ đạt độ sáng cực đại, tương đương với Sao Kim.
Điểm cận nhật của vật thể đặc biệt này là ngày 27-9, trong khi 2 tuần sau đó, vào ngày 12-10, nó sẽ đến gần Trái Đất nhất với khoảng cách là 71 triệu km.
Trong giai đoạn này, sao chổi có thể sáng lên cấp độ thứ hai hoặc thậm chí có thể là cấp độ thứ nhất trong thang đo độ sáng của sao chổi và có thể phát triển một cái đuôi đáng chú ý, có thể tạo nên cảnh tượng bắt mắt trên bầu trời buổi tối phía Tây.
Xuất hiện thứ bí ẩn này, Trái Đất có thể va chạm Sao Kim
Một nghiên cứu mới từ Pháp và Mỹ chỉ ra một loại vật thể vô gia cư được xác định là rất phổ biến gần đây gần đây thực sự đủ nguy hiểm với Trái Đất.
Sử dụng chính hệ Mặt Trời làm ví dụ, các nhà nghiên cứu từ Đại học Bordeaux (Pháp) và Viện Khoa học hành tinh (Mỹ) đã chỉ ra mối nguy của các ngôi sao "vô gia cư" đối với chúng ta cũng như các hệ sao khác trong thiên hà Milky Way.
Ảnh đồ họa mô tả một ngôi sao lang thang trong thiên hà - Ảnh: UNIVESE TODAY
Thông thường, các ngôi sao được gắn chặt với thiên hà của chúng, thậm chí sở hữu nhiều hành tinh và trải qua cuộc đời "ổn định" như Mặt Trời.
Tuy nhiên, đôi khi có điều gì đó phá vỡ mối liên kết, ví dụ ngôi sao đó chẳng may đến quá gần lỗ đen siêu khối ở trung tâm thiên hà của nó, nó sẽ bị hất bay và thành kẻ lang thang vô định, theo Science Alert.
Chúng có nhiều biệt danh như "ngôi sao bất hảo", "sao liên thiên hà", "sao siêu tốc", vì cách mà chúng di chuyển cực nhanh,
Những ngôi sao lang thang đó gần đây đã được chứng minh là không hiếm trong không gian giữa các vì sao, và cũng không ít cái đang lang thang vô trật tự trong thiên hà của chúng ta.
Điều gì sẽ xảy ra với Trái Đất nếu một "kẻ bất hảo" như vậy đến quá gần?
Tác động của một ngôi sao với một hành tinh nhỏ bé như chúng ta là cực lớn cho dù chúng vẫn ở xa hàng chục đơn vị thiên văn.
Để kiểm tra, các nhà khoa học đã lập nên nhiều mô phỏng về cách mà một ngôi sao vô gia cư có thể tác động đến Thái Dương hệ nếu nó đi qua chúng ta trong khoảng cách dưới 100 AU (đơn vị thiên văn, 1 AU bằng với khoảng cách Mặt Trời - Trái Đất).
Kết quả cho thấy với khoảng cách này, nó chắc chắn ảnh hưởng đến quỹ đạo các hành tinh.
Một tin vui là phần lớn trong số 12.000 mô phỏng cho thấy hệ Mặt Trời sẽ không bị mất hành tinh nào cả, dù vẫn không chắc sự ảnh hưởng về quỹ đạo có ảnh hưởng đến trạng thái của các hành tinh - bao gồm sự sống - hay không.
Vẫn có 8 kịch bản nguy hiểm có thể xảy ra, có cái xác suất lên đến vài phần trăm.
Sao Thủy sẽ chịu nguy hiểm cao nhất bởi một cú tông trực diện vào Mặt Trời.
Các kịch bản xấu khác bao gồm: Trái Đất va chạm Sao Kim, Sao Thiên Vương và Sao Hải Vương bị văng mất, văng 6 hành tinh trừ Trái Đất và Sao Mộc, chỉ có Sao Mộc "sống sót", hoặc kém may mắn hơn là Mặt Trời mất cả 8 hành tinh.
Cú tác động có thể mạnh đến nỗi một số hành tinh bị chui vào Đám mây Oort, một quần thể sao chổi và tiểu hành tinh băng giá khổng lồ ở rìa hệ Mặt Trời.
Có khoảng 1% xác suất một ngôi sao bất hảo đến gần ở mức nguy hiểm này trong vòng 1 tỉ năm, cho thấy chúng ta vẫn tương đối an toàn trước dạng vật thể bí ẩn này.
1 tỉ năm cũng là thời gian mà nhóm nghiên cứu tính toán Trái Đất sẽ còn sinh sống được, trước khi Mặt Trời già cỗi trở nên quá sáng và khiến các điều kiện bề mặt không còn phù hợp với sự sống.
Phát hiện thứ khiến 'Trái Đất thứ 2' biến đổi đáng sợ Khám phá về 'tử thần giấu mặt' nơi hành tinh song sinh có ý nghĩa lớn đối với tương lai Trái Đất cũng như việc săn tìm sự sống ngoài hành tinh. Theo Science Alert, nhóm nghiên cứu dẫn đầu bởi nhà khoa học hành tinh Michael Chaffin từ Đại học Colorado Boulder (Mỹ) đã giải được một phần quan trọng của câu...