Bất thường việc thi chứng chỉ tiếng Anh quốc tế ‘chắc chắn đậu’
Có nhiều bất thường liên quan đến việc tổ chức ôn tập và thi chứng chỉ tiếng Anh quốc tế do Công ty IBEST Việt Nam tổ chức.
Ngày 22/2 chúng tôi nhận được phản ánh của một học viên Cao học của Đại học Huế về việc chị này nộp tiền để thi chứng chỉ tiếng Anh quốc tế, nhưng sau đó việc ôn tập, thi tuyển không được tổ chức và đến nay đơn vị tổ chức không chịu trả lại tiền.
B1,B2 giá 7,5 – 10,5 triệu đồng
Theo phản ánh của học viên này, ngày 14/12/2018, Viện Nghiên cứu giáo dục và giao lưu quốc tế (thuộc Đại học Huế) ra thông báo số 01/TB/B1NB về việc ôn tập và thi chứng chỉ tiếng Anh quốc tế JETSET sử dụng nội bộ Đại học Huế.
Thông báo nêu rõ: “Căn cứ hợp đồng số 01/VNCGD&GLQT-HPT-IBEST ngày 5/12/2018 giữa Viện Nghiên cứu giáo dục và giao lưu quốc tế, Công ty Cổ phần phát triển giáo dục IBEST và công ty cổ phần giáo dục HPT về việc ôn tập, khảo thí và cấp chứng chỉ tiếng Anh quốc tế JETSET”. Nghĩa là, việc tổ chức thi và cấp chứng chỉ tiếng Anh JETSET do 3 đơn vị trên đảm trách. Thông báo này do bà Nguyễn Thị Kim Ngân ký tên, với chức danh viện trưởng.
Nội dung thông báo quy định rõ mức thu phí ôn tập và thi lấy chứng chỉ tiếng Anh B1, B2. Tùy vào thời gian ôn tập và loại chứng chỉ mà có tổng phí thu từ 7.500.000 đồng – 10.500.000 đồng.
Ngày ôn tập diễn ra trong 3 ngày 12,13 và 19 tháng 1/2019 và ngày thi diễn ra ngày 20/1/2019 tại Trung tâm Hướng nghiệp dạy nghề tỉnh Quảng Trị (Km2, quốc lộ 9, TP Đông Hà, Quảng Trị).
Từ thông báo này, các học viên liên hệ với ông Hiếu (được giới thiệu là đại diện IBEST Việt Nam tại miền Trung). Theo hướng dẫn của ông Hiếu các học viên này chuyển số tiền lệ phí ôn tập và thi chứng chỉ tiếng Anh B1 vào tài khoản của Công ty Cổ phần giáo dục HPT, với số tiền là 9.500.000 đồng.
Giấy nộp tiền của học viên vào tài khoản ngân hàng theo hướng dẫn của ông Hiếu.
Tuy nhiên, không hiểu vì lý do gì mà kế hoạch ôn tập và thi chứng chỉ nói trên không được diễn ra. Phía Viện Nghiên cứu giáo dục và giao lưu quốc tế, cũng như Công ty IBEST Việt Nam không hề có thông tin nào đến học viên.
Video đang HOT
Nhận thấy những dấu hiệu bất thường trong kế hoạch ôn và thi chứng chỉ, các học viên liên hệ trực tiếp với ông Hiếu để lấy lại tiền nhưng bất thành.
“Ông Hiếu cứ hẹn mãi nhưng không chịu trả tiền cho tôi, lúc đầu tôi gọi thì ông ấy còn nghe máy nhưng những lần sau không”, một học viên cho biết.
Lời nói mâu thuẫn của lãnh đạo IBEST
Để làm rõ thực hư vấn đề, chúng tôi đã liên hệ với ông Hiếu và ông này thừa nhận có thu tiền của các học viên và nói, học viên nào nộp tiền vào Viện nghiên cứu giáo dục và quan hệ quốc tế thì lên website của Viện sẽ có hướng dẫn.
Riêng học viên nộp tiền vào tài khoản khác thì ông này nói: “Đã nói chuyện với học viên và sẽ giải quyết trả lại tiền trong tuần này”. Khi chúng tôi đặt câu hỏi: “Tại sao sự việc diễn ra cách đây đã lâu nhưng bây giờ mới giải quyết” thì ông này trả lời: “Do ra Tết bận nhiều việc nên quên”.
Trong khi đó, khi trao đổi với chúng tôi, bà Hoàng Thị Kim Dung – Giám đốc Công ty IBEST Việt Nam khẳng định, ông Hiếu không phải là người của Công ty IBEST mà chỉ là đối tác của công ty này để tuyển sinh ở Huế. Ông Hiếu cũng không được phép thu lệ phí ôn tập và thi tuyển lấy chứng chỉ tiếng Anh của học viên.
“Tất cả các học viên khi đóng tiền phải đóng tiền ở Viện Nghiên cứu giáo dục và giao lưu quốc tế thì Công ty IBEST Việt Nam mới công nhận việc đóng tiền. Viện được giao thu tiền của các học viên để tránh trường hợp xấu xảy ra thì học viên vẫn đảm báo rút lại tiền”.
Dù bà Hoàng Thị Phương Dung khẳng định ông Hiếu không phải là người của Công ty IBEST Việt Nam nhưng trong thông báo của công ty và do chính bà Dung ký lại đề rõ ông Hiếu là đại diện IBEST Việt Nam tại Huế.
Cần nói thêm, ngoài các học viên tố ông Hiếu thu tiền không trả lại khi không tổ chức kế hoạch ôn tập và thi chứng chỉ thì còn nhiều học viên khác phản ánh việc năm 2017, ông Hiếu thu tiền của học viên và hứa “bao đậu”, nếu không đậu sẽ trả lại tiền nhưng khi học viên thi không đậu thì số tiền 5.000.000 đồng/học viên đã “bay xa” cùng ông Hiếu.
Bất thường về chất lượng đầu ra
Trước đó, trong quá trình điều tra, thu thập thông tin sau phản ánh của độc giả, chúng tôi nhận thấy nhiều bất thường liên quan đến chất lượng đầu ra của các kỳ thi chứng chỉ tiếng Anh quốc tế do Công ty IBEST tổ chức.
Trong vai một học viên có nhu cầu thi chứng chỉ tiếng Anh quốc tế B1, chúng tôi liên hệ với ông Hiếu – đại diện của Công ty IBEST tại Huế và thật bất ngờ trước thông tin người đàn ông này cung cấp.
Theo đó, Công ty IBEST tổ chức thi một đợt tại Huế và đợt 2 thì mới chốt hồ sơ để chuẩn bị tổ chức thi và đợt 3 sẽ nhận hồ sơ và tổ chức thi vào 7/4 tới đây với mức lệ phí là 7.500.000 đồng/học viên.
Khi chúng tôi hỏi có “bao đậu không?” thì nhận được câu trả lời bất ngờ của người đàn ông tên Hiếu: “Em không chắc chắn đậu nhưng anh có 3 ngày ôn và anh tham gia đầy đủ 3 ngày đó thì có thể chắc chắn được. Nếu thi không đậu thì sẽ đóng 600.000 đồng lệ phí để thi lại. Thi lại lần 2 thì chắc chắn đậu, em có thể đảm bảo được”.
Trong khi đó, bà Hoàng Thị Kim Dung – Giám đốc Công ty IBEST nói rằng: “Anh ơi! Em đảm bảo thi đậu thì em sẽ vướng vào ‘vòng’ rồi, các vụ trước đây của nhà trường anh biết thừa rồi đúng không ạ? Bây giờ bên em sẽ tổ chức các lớp ôn trong thời gian 3 ngày và rất khách quan.
Các bạn thí sinh đi học các lớp ôn ở bên em thì chắc chắn sẽ đạt kết quả cao. Nếu không đi ôn thì chắc chắn họ sẽ trượt, đó là điều chắc chắn. Chỉ trừ những bạn rất là giỏi mới làm được bài”.
Tổ chức khảo thí PEARSON LCCI, Vương quốc Anh hiện cung cấp các dịch vụ khảo sát tiếng Anh tại Việt Nam với hệ thống chứng chỉ tiếng Anh quốc tế JETSET.
Công ty IBEST Việt Nam là một trong 3 đơn vị được tổ chức PEARSON LCCI ủy quyền thực hiện đề án ôn tập và khảo thí cấp chứng chỉ JETSET – LCCI Pearson được in theo chuẩn phôi bằng đã đăng ký của Vương quốc Anh.
Chứng chỉ tiếng Anh này tương đương trình độ bậc 3/6 tương ứng khung tham chiếu Châu Âu (B1-CEFR) và được Đại học Huế công nhận để làm điều kiện ngoại ngữ nội bộ cho học viên cao học bảo vệ luận văn tốt nghiệp từ năm 2019.
Theo vtc
"Con ngoan - trò giỏi" không còn phù hợp bối cảnh toàn cầu?
Khái niệm về "con ngoan - trò giỏi" lâu nay của chúng ta đã lỗi thời, hoàn toàn không còn phù hợp trong bối cảnh toàn cầu hóa hiện nay.
PGS.TS Trần Thị An, Đại học Quốc gia Hà Nội chia sẻ quan điểm này tại hội thảo quốc tế Giáo dục giá trị trong nhà trường do Viện Nghiên cứu giáo dục và giao lưu quốc tế - Đại học Huế phối hợp với Trường cán bộ quản lý giáo dục TPHCM tổ chức vào ngày 11/1.
PGS.TS Trần Thị An, Đại học Quốc gia Hà Nội chia sẻ tại hội thảo bàn về giáo dục giá trị trong nhà trường
Theo bà An, chúng ta đang diễn ngôn về khái niệm "con ngoan, trò giỏi", trong khi đối với nước ngoài, ngay cả từ điển tiếng Anh cũng không có chữ "ngoan".
"Ngoan" đã từng được coi là một chuẩn mực, bây giờ cần phải xem lại. Cái "ngoan chuẩn mực" đấy dạy cho học sinh học thuộc, học vẹt và tuân theo khuôn mẫu và không phản biện. Nhưng, chúng ta có làm được điều đó trong thế giới toàn cầu hóa hay không? Tôi nghĩ không. Thứ hai là "trò giỏi". Giỏi là gì - là điểm cao. Tôi nghĩ điểm số đương nhiên cũng là một cách đánh giá. Nhưng, bằng cách gọi để học sinh đạt điểm cao bằng văn mẫu, bằng quay cóp và mọi thứ, thì cũng cần phải xem lại", TS An chia sẻ.
Cũng tại hội thảo, nhiều ý kiến cho rằng, khác với giáo dục tri thức, trong giáo dục giá trị, gia đình và xã hội có tác động không kém nhà trường. Thời gian trẻ ở nhà và ngoài đường, tiếp xúc với tivi, mạng xã hội nhiều hơn ở trường. Nếu nhà trường hướng trẻ đến những giá trị của tương lai thì gia đình có thế mạnh trong việc giáo dục những giá trị truyền thống và nhân bản. Còn xã hội, đường phố thì thường thiên về tuyên truyền cho những giá trị hiện tại. Bởi vậy, dồn hết nhiệm vụ cho nhà trường trong công tác giáo dục giá trị, cũng như đổ hết trách nhiệm cho ngành giáo dục khi trẻ "hư", hay những hiện tượng đau lòng xảy ra với học sinh, là chưa đầy đủ.
Các chuyên gia giáo dục cũng nhìn nhận, hiện tượng xuống cấp về văn hóa và đạo đức trong xã hội, đặc biệt trong lứa tuổi vị thành niên rất đáng báo động, đặt ra cho nhà trường, các nhà giáo dục nhiều câu hỏi cần suy nghĩ. Chúng ta đang tập trung thay đổi cách truyền thụ kiến thức chuyển từ lối học ghi chép, thụ động sang phát triển năng lực.
Thế nhưng, việc bồi dưỡng phẩm chất, giáo dục giá trị thì vẫn còn lúng túng. Các đại biểu cũng băn khoăn việc có cần thiết thêm một môn học mới là Giáo dục giá trị hay không, khi hiện nay chương trình đã có môn Đạo đức và môn Giáo dục công dân. Nếu không, việc cần thiết trước mắt là làm sao cải tiến nội dung, cách dạy các môn học này để phát huy hơn nữa hiệu quả của môn học cũng như góp phần nâng cao nhận thức giá trị cho học sinh. Bên cạnh đó, khai thác và phát huy hơn nữa vai trò của một số môn như Ngữ văn, Nghệ thuật, Lịch sử trong giáo dục giá trị.
Thêm vào đó, nhiệm vụ của giáo dục giá trị cho học sinh hiện nay không chỉ là bồi dưỡng giá trị này hay giá trị kia, mà cái chính là giúp học sinh hình thành một hệ giá trị mới, nhân văn, tiến bộ và phù hợp với đặc điểm dân tộc, thời đại.
Theo PGS. TS Trần Thị An, có 5 kỹ năng công dân toàn cầu cần phải đạt được, đó là ngoại ngữ, công nghệ, trách nhiệm, độc lập, phản biện. Tuy nhiên, nếu có, hiện học sinh mới chỉ được trang bị kỹ năng về ngoại ngữ, công nghệ; còn ba giá trị quan trọng còn lại thì lại rất mơ hồ.
Lê Phương
Theo Dân trí
Thay đổi chính sách học bổng để khuyến khích sinh viên nhập học Mấy năm gần đây, chính sách học phí, học bổng của các trường ĐH có nhiều thay đổi, nhằm tạo ra động lực khuyến khích sinh viên giỏi, hỗ trợ sinh viên có hoàn cảnh khó khăn trong học tập, cũng như xem đó là một trong những điểm "hút" học sinh đăng ký tuyển sinh vào trường. Trường ĐH Bách khoa Hà...