Bất thường tinh trùng khó thụ thai
Hai vợ chồng hiếm muộn 4 năm, khám ở nhiều nơi cho rằng nguyên nhân là do vợ, đến khi xét nghiệm lại tinh dịch đồ cho thấy tinh trùng dị dạng gần như hoàn toàn.
Bệnh nhân nam, 28 tuổi, đến Bệnh viện đa khoa Hồng Ngọc khám. Ba năm trước anh làm tinh dịch đồ ở phòng khám, kết quả số lượng và di động đều bình thường nhưng hình thái tinh trùng dị dạng 98%, không đánh giá về vùng bất thường. Do đó những năm qua hai vợ chồng nghĩ là hiếm muộn do vợ “có vấn đề”, tập trung điều trị cho vợ.
Lần này chồng đến Bệnh viện đa khoa Hồng Ngọc để xét nghiệm lại tinh dịch đồ. Kết quả cho thấy tinh trùng ít yếu và 99% dị dạng, không có acrosome (vùng ở đầu tinh tinh trùng, hoạt động như một cái khoan để tinh trùng khoan vỏ trứng đi vào để thụ tinh).
Bác sĩ Lê Duy Thảo, Khoa Nam học, ngày 15/10 cho biết với bất thường tinh trùng dạng này thì tỷ lệ có thai tự nhiên rất thấp, do trứng và tinh trùng rất khó thụ tinh với nhau. Người bệnh làm thụ tinh trong ống nghiệm, áp dụng biện pháp ICSI (là bơm trực tiếp tinh trùng vào bào tương trứng), chất lượng phôi chỉ dừng ở mức khá. Sau hai lần chuyển phôi, vợ may mắn đậu thai.
Video đang HOT
Theo bác sĩ Thảo, tinh trùng yếu có nghĩa là chất lượng tinh trùng kém hơn mức bình thường. Để đánh giá chất lượng tinh trùng thì có nhiều xét nghiệm khác nhau, phổ biến nhất là xét nghiệm tinh dịch đồ theo tiêu chuẩn WHO (2010) với ba chỉ số chính là mật độ tinh trùng, tỷ lệ di động, tỷ lệ hình thái tinh trùng bình thường.
Dựa vào kết quả của ba chỉ số trên, bác sĩ sẽ phân loại các bất thường tinh dịch đồ, bao gồm: Tinh trùng ít (Oligozoospermia): Mật độ tinh trùng
Tinh trùng yếu (Asthenozoospermia): Tỷ lệ tinh trùng di động tiến tới
Tinh trùng dị dạng (Teratozoospermia): Tỷ lệ tinh trùng bình thường
“Ngoài ra, các tổ hợp của ba bất thường trên như tinh trùng ít yếu, ít dị dạng, yếu dị dạng hay dạng nặng nhất là tinh trùng ít, yếu, dị dạng”, bác sĩ nói.
Tùy vào dạng bất thường cũng như mức độ bất thường của tinh trùng, bác sĩ sẽ đưa ra những phương pháp hỗ trợ khác nhau. Thông thường, biện pháp hỗ trợ sinh sản nên bắt đầu từ những biện pháp đơn giản, ít xâm lấn như điều trị dùng thuốc hay thủ thuật đơn giản như bơm tinh trùng vào buồng tử cung (IUI), cuối cùng là thụ tinh trong ống nghiệm (IVF) song tỷ lệ thành công từ 50% đến 60%.
Tuy nhiên, dù lựa chọn biện pháp nào thì việc điều trị tăng chất lượng tinh trùng cũng đóng vai trò vô cùng quan trọng, giúp tăng tỷ lệ thành công khi can thiệp các biện pháp hỗ trợ sinh sản.
Người bệnh cần cải thiện chất lượng tinh trùng trước theo chỉ định của bác sĩ. Tránh làm nóng vùng bìu do nhiệt độ tối ưu cho sự hoạt động của tinh hoàn là 35 đến 36 độ C. Cân nhắc giữa hiệu quả, chi phí, thời gian mong con cũng như tuổi tác.
Ăn những thực phẩm chống oxy hóa, rau xanh, hải sản. Ngủ đủ giấc, tránh căng thẳng, áp lực. Hạn chế rượu, bia, thuốc lá, các chất gây nghiện. Quan hệ tình dục an toàn sẽ giúp phòng tránh những bệnh lây truyền qua đường tình dục. Kiểm tra sức khỏe định kỳ để điều trị nếu có bất thường.
Có nên tiêm vaccine Covid-19 sát ngày sinh?
Vợ tôi mang thai nhờ kỹ thuật IUI, đã tiêm một mũi Pfizer ở tuần thai 34, dự kiến tiêm mũi hai vào tuần thai 37-38.
Xin hỏi có nên tiêm mũi hai sát ngày sinh không?
Nếu không được tiêm mũi hai sát ngày sinh thì sau khi sinh bao lâu được tiêm lại? (Minh Tuấn, 40 tuổi, Hà Nội).
Trả lời:
Trước hết chúc mừng gia đình mình đã có thai sau khi được can thiệp bằng kỹ thuật IUI (bơm tinh trùng vào buồng tử cung). Tuy nhiên, vaccine ngừa Covid-19 cần được tiêm đúng và tiêm đủ thì mới đạt hiệu quả tiêm chủng. Nếu vợ bạn mới tiêm một mũi, hiệu giá (nồng độ) kháng thể của vaccine còn thấp, bắt buộc tiêm nhắc lại mũi hai thì mới đạt hiệu quả bảo vệ, có khả năng phòng bệnh.
Vợ bạn đang mang thai 34 tuần, tức là em bé đã trưởng thành, tiêm vaccine an toàn. Vợ bạn nên tiêm đủ hai mũi để có khả năng phòng bệnh tốt nhất, nếu mới tiêm một mũi thì chưa được phòng bệnh tốt nhất.
Phó giáo sư, tiến sĩ, bác sĩ Nguyễn Duy Ánh
Giám đốc Bệnh viện Phụ Sản Hà Nội
Bác sĩ tìm 'bắt' tinh trùng cho đôi vợ chồng hiếm muộn Anh Sơn ở Thanh Hóa mắc Klinefelter - một hội chứng rối loạn di truyền xuất tinh không có tinh trùng, bác sĩ quyết định mổ tinh hoàn để tìm tinh trùng. Anh Lê Hồng Sơn, 34 tuổi và chị Phạm Thị Ngoan, 32 tuổi, cưới năm 2017, sau ba tháng không có con. Hai vợ chồng đến khám tại một cơ sở...