‘Bắt tay’ Samsung, CMC đặt mục tiêu doanh thu 1 tỷ USD vào năm 2023
CMC kỳ vọng việc hợp tác chiến lược với Samsung SDS – công ty thành viên của Tập đoàn Samsung sẽ giúp tập đoàn công nghệ này tiến một bước gần hơn đến mục tiêu chiến lược là đạt được doanh thu 1 tỷ USD vào năm 2023.
CMC và Samsung SDS ký thỏa thuận hợp tác chiến lược
Samsung SDS (Hàn Quốc) và Tập đoàn công nghệ CMC (Việt Nam) mới đây đã ký thỏa thuận nguyên tắc về việc đầu tư chiến lược để tăng cường hợp tác toàn diện trong tất cả các lĩnh vực thế mạnh của hai bên.
Trước mắt, Samsung SDS sẽ cùng CMC phát triển các lĩnh vực như giải pháp nhà máy thông minh ( Smart Factory), điện toán đám mây (Cloud) và an ninh mạng ( Cyber Security), trong tương lai sẽ khai thác các lĩnh vực khác như chuỗi khối (Blockchain) và phân tích dữ liệu lớn (Big Data), thúc đẩy tăng trưởng để mở rộng phạm vi sang thị trường châu Á – Thái Bình Dương và phát triển kinh doanh toàn cầu.
Hiện CMC đang tập trung toàn bộ nguồn lực vào 3 khối kinh doanh chính là khối giải pháp và công nghệ tin học ( Technology & Solution), khối kinh doanh quốc tế ( Global Business), khối dịch vụ viễn thông (Telecommunications). Mục tiêu của CMC là trở thành tập đoàn toàn cầu, đi đầu trong cung cấp dịch vụ chuyển đổi số, cung cấp dịch vụ số cho khu vực và thế giới.
Bằng việc hợp tác chiến lược với Samsung SDS, CMC kỳ vọng sẽ tiến một bước gần hơn đến mục tiêu chiến lược là đạt được doanh thu 1 tỷ USD vào năm 2023.
Trước đó, Samsung SDS và CMC đã bắt đầu hợp tác từ năm 2016. Tháng 6/2018, Samsung SDS ký kết hợp đồng hợp tác chiến lược với CMC về việc triển khai giải pháp quản lý và điều hành nhà máy thông minh MES (Manufacturing Execution System) cho hơn 200 nhà cung cấp của Samsung tại Việt Nam.
Phát biểu tại lễ ký kết, Chủ tịch CMC Nguyễn Trung Chính cho biết, tập đoàn xác định rõ mục tiêu cung cấp các sản phẩm, dịch vụ công nghệ thông tin và viễn thông đạt đẳng cấp thế giới – “world class” ra toàn cầu, điều này đã được khẳng định khi các hãng công nghệ hàng đầu thế giới lựa chọn CMC làm đối tác: AT&T, Oracle, SAP, Microsoft và bây giờ là Samsung SDS.
“Tôi tin tưởng việc hợp tác giữa Samsung SDS và CMC sẽ đem lại giá trị lớn trong việc xây dựng nền kinh tế số cho Việt Nam, Hàn Quốc, vươn ra thị trường châu Á – Thái Bình Dương và toàn thế giới”, ông Chính nói.
Video đang HOT
Theo vietnamfinance
Thế giới Di động: Doanh thu tăng 44 lần, thống trị 45% thị phần điện thoại di dộng, 35% thị phần điện máy
Năm 2018, CTCP Đầu tư Thế Giới Di động (Mã: MWG) đạt doanh thu thuần 86.516 tỉ đồng, đạt mức tăng trưởng hơn 30% so với năm 2017.
Theo thống kê của Vietnambiz, con số này cao gấp 44 lần doanh thu 1.960 tỉ đồng của 10 năm trước, năm mà CTCP Đầu tư Thế Giới Di động chính thức được thành lập. Lợi nhuận ròng năm 2018 đạt 2.880 tỉ, cao gấp gần 59 lần năm 2009. Theo tính toán, MWG đạt tốc độ tăng trưởng kép về doanh thu hơn 52% một năm.
Doanh thu bán hàng online năm 2018 đạt 12.350 tỉ đồng, tương ứng 14,3% tổng doanh thu, tăng trưởng 116% so với năm 2017 với nền tảng là ba trang bán hàng là Thegioididong.com, Dienmayxanh.com và Bachhoaxanh.com. Trong năm công ty cho dừng hoạt động trang thương mại điện tử Vuivui.com để tập trung về hệ thống Bách hóa Xanh.
Cùng với việc tăng trưởng doanh thu, giá trị hàng tồn kho của công ty này cũng tăng mạnh qua từng năm. Kết thúc năm 2018 hàng tồn kho của Thế giới Di động đạt 17.446 tỉ đồng, tương đương 62% tổng tài sản.
Tỉ lệ hàng tồn kho trên tổng tài sản sau khi đạt đỉnh 67,89% vào năm 2015 đã điều chỉnh về mức 52,8% trong năm 2017. Việc tỉ lệ hàng tồn kho tăng trong năm 2018 được Thế giới Di động lý giải là để chuẩn bị tích lũy hàng hóa cho mùa cao điểm Tết Nguyên Đán cho tổng cộng 2.187 cửa hàng (tăng 9,5% so với năm 2017), ngoài ra sức bán được công ty dự tính cũng cao hơn.
Tính đến thời điểm 31/12/2018, giá trị nợ vay ngắn và dài hạn của Thế giới Di động đạt 7.045 tỉ đồng, tăng 3,5% so với trước đó một năm. Tốc độ tăng nợ của công ty giảm đi rất nhiều nếu đem so với giai đoạn 2015 - 2017; năm 2016 nợ MWG tăng 2,3 lần còn năm 2015 thậm chí lên tới 3,3 lần.
Việc tăng trưởng kết quả kinh doanh nói trên của Thế giới Di động đến từ chiến lược tăng cường cửa hàng về cả số lượng, quy mô và hiệu quả hoạt động.
Năm 2015 đánh dấu sự bùng nổ của Thế giới Di động trong lĩnh vực kinh doanh điện máy với chuỗi cửa hàng Điện máy Xanh (tiền thân là Dienmay.com). Trong vòng 3 năm giai đoạn 2016 - 2018, số lượng cửa hàng Điện máy Xanh tăng trưởng 10,8 lần lên con số 750 cửa hàng.
Năm 2017, Điện máy Xanh có chiến lược truyền thông xuất sắc ảnh hưởng lớn đến cộng đồng người tiêu dùng, ngoài ra trong năm Thế giới Di động mua lại chuỗi siêu thị điện máy Trần Anh qua đó sở hữu hệ thống đại siêu thị điện máy tại Miền Bắc và đương nhiên cả thị phần của đối thủ.
Sau một năm thăm dò thị trường, hai năm trở lại đây Thế giới Di động cũng bắt đầu chiến dịch cho "sinh sôi nảy nở" đối với chuỗi cửa hàng bán thực phẩm và hàng tiêu dùng nhanh Bách hóa Xanh.
Kết thúc năm 2018, hệ thống đạt 405 cửa hàng, với việc điều chỉnh liên tục nhằm tăng hiệu quả hoạt động, chuỗi đã đạt điểm hòa vốn EBITDA tại cửa hàng cùng biên lợi nhuận gộp 16%. Cả hệ thống Bách hóa Xanh đem về 4.272 tỉ đồng doanh thu, tăng trưởng 208%, doanh thu trung bình một cửa hàng đạt 1,2 tỉ đồng/tháng.
Ngoài ba chuỗi cửa hàng chính hiện tại, Thế giới Di động cũng bắt đầu đặt chân vào lĩnh vực kinh doanh thuốc năm 2017 với chuỗi nhà thuốc An Khang.
Năm 2018, xét theo chuỗi cửa hàng, doanh thu từ Điện máy Xanh chiếm tỷ trọng cao nhất với 55% tổng giá trị bán lẻ của MWG, tiếp theo là Thế giới Di động với 40% và chuỗi Bách hóa Xanh với 5%.
Xét theo góc độ ngành hàng, nhóm sản phẩm điện thoại vẫn đang đóng góp gần 53% tổng doanh thu của công ty do nhóm sản phẩm này được bán ở cả hai chuỗi Thế giới Di động và Điện máy Xanh, tiếp theo là nhóm sản phẩm điện máy với 37%. Nhóm thực phẩm và hàng tiêu dùng đóng góp 5%, còn lại 5% thuộc về dịch vụ khác.
Tăng quy mô cửa hàng, đồng nghĩa với việc tăng quy mô về số nhân sự. Kết thúc năm 2018 số lượng nhân viên của Thế giới Di động đạt gần 41.000 người, tổng chi phí nhân công đạt ngưỡng 6.290 tỉ đồng, tăng trưởng 28%.
Thông tin từ Thế giới Di động cho biết công ty hiện nắm 45% thị phần điện thoại di động và 35% thị phần điện máy, quy mô số 1 trên cả nước; năm 2015, hai chỉ số này lần lượt là 30% và 8%.
Thế giới Di động vẫn tiếp tục trong cuộc chiến giành thị phần của bán lẻ truyền thống, không thương hiệu và đặt mục tiêu 50% thị phần điện thoại di động và 45% thị phần điện máy vào năm 2020.
Xét về hiệu quả, biên lãi gộp tổng thể của Thế giới Di động đang được cải thiện trong vòng 6 năm trở lại đây, đạt mức 17,67%. Ngược lại tỉ suất lợi nhuận ròng trên vốn chủ (ROE) và tỉ suất lợi nhuận ròng trên tổng tài sản (ROA) có xu hướng sụt giảm.
Cổ phiếu MWG có thời kỳ được đánh giá là một cổ phiếu siêu tăng trưởng, đầu năm 2018, quỹ đầu tư Mekong Capital hoàn tất việc thoái vốn tại Thế giới Di động.
Khoản đầu tư có giá trị cao gấp 57 lần giá gốc và tỉ suất hoàn vốn nội bộ (IRR) trên 61% trong giai đoạn 10,5 năm nắm giữ cổ phần. Với việc bán 5 triệu cổ phiếu MWG với giá 165.000 đồng/cp, lợi nhuận thu về cho Mekong Capital từ thương vụ vào khoảng trên 199 triệu USD.
Ông Chris Freund, Tổng Giám đốc Mekong Capital, chia sẻ: "Khi chúng tôi mới đầu tư vào Thế giới Di động năm 2007, họ mới chỉ có 7 cửa hàng và giá trị công ty 10 triệu USD. Mục tiêu ban đầu của chúng tôi là tăng lên 50 cửa hàng và giá trị công ty là 50 triệu USD. Sự thành công của khoản đầu tư này đã vượt qua những kỳ vọng cao nhất của chúng tôi. Có nhiều yếu tố tạo nên thành công rực rỡ này, nhưng cốt lõi là sự cởi mở, chủ động, sẵn sàng cải tiến và quan điểm toàn diện của 5 thành viên đồng sáng lập".
Theo: Vietnambiz
Apple chuẩn bị tổ chức sự kiện đặc biệt ngày 25/03 Một báo cáo mới nhất cho thấy Apple đang chuẩn bị một sự kiện ra mắt phần cứng vào giữa tháng 3. Tiết lộ trong báo cáo mới nhất của Apple, có vẻ như công ty có trụ sở tại Thung lũng Silicon đang thực sự chuẩn bị tổ chức một sự kiện ra mắt ít nhất một dịch vụ mới. CEO Apple...