Bắt tạm giam giám đốc giả chữ ký tham ô tài sản
Để qua mặt Công ty, giám đốc chi nhánh đã giả chữ ký rồi ký vào biên bản đối chiếu công nợ với các đại lý để chiếm đoạt hơn 1,4 tỷ đồng.
Ngày 1-4, một nguồn tin cho biết, Phòng CSĐT tội phạm về tham nhũng, kinh tế, buôn lậu, môi trường Công an tỉnh Bình Thuận vừa tống đạt các quyết định khởi tố và thi hành lệnh bắt tạm giam đối với Nguyễn Thành Duy (31 tuổi, ngụ xã Hàm Thắng, huyện Hàm Thuận Bắc) về hành vi tham ô tài sản.
Cơ quan điều tra đọc lệnh bắt giam giám đốc chi nhánh tham ô tài sản. Ảnh VH.
Theo kết quả điều tra ban đầu, tháng 9-2019, Nguyễn Thành Duy được bổ nhiệm làm giám đốc Chi nhánh Công ty Tân Á Đại Thành tại TP Phan Thiết. Nhiệm vụ chính của Duy là quản lý hoạt động kinh doanh, bán hàng, thu tiền và nộp về Công ty.
Từ tháng 02-2022 đến tháng 11-2022, lợi dụng chức vụ, trách nhiệm được giao, Duy đã thu tiền công nợ và tiền mua hàng của khách nhưng không nộp hết về cho kế toán của Chi nhánh mà giữ lại để sử dụng cá nhân.
Nguyễn Thành Duy, giám đốc chi nhánh Công ty Tân Á Đại Thành ký biên bản. Ảnh VH.
Theo quy định của công ty, cuối mỗi tháng phải đối chiếu công nợ với các đại lý. Để qua mặt, Duy đã lấy biên bản đối chiếu công nợ ký giả chữ ký của các đại lý, rồi nộp về cho kế toán.
Video đang HOT
Với thủ đoạn trên giám đốc chi nhánh Nguyễn Thành Duy đã chiếm đoạt số tiền gần 1,4 tỷ đồng, đến nay không có khả năng khắc phục.
Trước đó, năm 2023 Cơ quan CSĐT Công an huyện Hàm Tân cũng đã khởi tố bị can trong vụ án tham ô tài sản do bị can Hoàng Trọng Cường, nhân viên Công ty Cổ phần Kim khí và gia dụng Tân Á Đại Thành, chi nhánh Hàm Tân có hành vi chiếm đoạt hơn 488 triệu đồng tiền công nợ.
Vụ Vạn Thịnh Phát: Đại diện VKS lập luận về tội tham ô tài sản đối với Trương Mỹ Lan
Tại phần đối đáp, đại diện VKS khẳng định bị cáo Trương Mỹ Lan là chủ thật sự của SCB.
Ngày 1-4, TAND TP.HCM tiếp tục xét xử bị cáo Trương Mỹ Lan và 85 bị cáo khác trong vụ án xảy ra tại Tập đoàn Vạn Thịnh Phát, Ngân hàng TMCP Sài Gòn (SCB) và các tổ chức có liên quan.
Hôm nay, phiên tòa sẽ tiếp tục với nội dung VKSND TP.HCM đối đáp lại các quan điểm bào chữa của LS, phần tự bào chữa bổ sung của bị cáo; quan điểm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bị hại và người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan...
Đã áp dụng nguyên tắc có lợi cho các bị cáo
Bắt đầu phần tranh luận, đại diện VKS cho biết trong quá trình giám sát, giải quyết vụ án luôn tuân thủ nguyên tắc suy đoán vô tội, nguyên tắc tôn trọng sự thật khách quan của vụ án.
"Chúng tôi trân trọng tất cả quan điểm, bài bào chữa, chứng cứ của các LS bào chữa cho các bị cáo và sự thành khẩn khai báo, ăn năn hối cải của các bị cáo trong những ngày xét xử vừa qua" - đại diện VKS nói.
Về vấn đề đánh giá hậu quả thiệt hại của vụ án, theo đại diện VKS hành vi phạm tội của Trương Mỹ Lan thực hiện xuyên suốt từ năm 2012, bản chất Trương Mỹ Lan coi SCB như một công cụ tài chính, như một nơi giữ tiền, bất cứ lúc nào cần tiền thì Trương Mỹ Lan chỉ đạo các bị cáo khác rút tiền ra khỏi SCB. Việc đưa tài sản đảm bảo cho các khoản vay chỉ là phương thức thủ đoạn phạm tội. Các tài sản này có thể rút ra, thay thế bằng tài sản khác không đủ điều kiện pháp lý dẫn đến các khoản vay không có khả năng thu hồi vốn.
Đại diện VKS trong vụ án xảy ra tại tập đoàn Vạn Thịnh Phát và các đơn vị liên quan. Ảnh: HOÀNG GIANG
Quan điểm của LS cho rằng việc định giá, xác định thiệt hại của vụ án phải thông qua hội đồng định giá trong tố tụng hình sự, tuy nhiên ngoài việc định giá để xác định thiệt hại thông qua hội đồng định giá thì cơ quan tố tụng có thể áp dụng các biện pháp thu thập chứng cứ khác để xác định thiệt hại của vụ án và trong vụ án này cơ quan tiến hành tố tụng đã áp dụng các biện pháp khác để xác định hậu quả của vụ án mà không cần thông qua hội đồng định giá.
Trong vụ án này VKS không căn cứ vào kết luận định giá của Công ty Hoàng Quân để xác định thiệt hại mà áp dụng các biện pháp điều tra khác để xác định thiệt hại của vụ án. VKS đã áp dụng cách tính tổng dư nợ trừ đi giá trị các tài sản đảm bảo theo định giá của Công ty Hoàng Quân là đã áp dụng nguyên tắc có lợi cho các bị cáo.
Cách tính thiệt hại lấy tổng dư nợ trừ đi giá trị tài sản đảm bảo, VKS cho biết việc xác định này chỉ áp dụng đối với các vụ án hình sự vi phạm quy định về hoạt động ngân hàng thông thường. Tuy nhiên, trong vụ án này bản chất của Trương Mỹ Lan là chiếm đoạt tài sản, đưa các tài sản đảm bảo vào thế chấp nhưng không đăng ký giao dịch bảo đảm,hoán đổi nhiều tài sản không đủ điều kiện pháp lý... nên VKS không xác định hậu quả của vụ án theo cách tính trên.
Bị cáo Trương Mỹ Lan. Ảnh: HOÀNG GIANG
Đối với quan điểm cho rằng việc SCB bán nợ cho Công ty VAMC là được NHNN cho phép nhưng vẫn quy kết dư nợ đã bán cho VAMC vào hậu quả của vụ án.
Theo đại diện VKS, dù pháp luật cho phép các tổ chức tín dụng được quyền áp dụng các biện pháp bán nợ, cấn trừ nợ...để xử lý nợ xấu nhưng trong vụ án này các bị cáo dùng biện pháp bán nợ, cấn trừ nợ đây là thủ đoạn, phương thức để che giấu nợ xấu, che dấu hành vi phạm tội để chiếm đoạt tiền rút ra từ SCB nên các bị cáo vẫn phải có trách nhiệm đối với các khoản nợ này.
Vì sao Trương Mỹ Lan bị truy tố hai tội?
Theo đại diện VKS, mặc dù hành vi của Trương Mỹ Lan là xuyên suốt trong một thời gian dài với cùng phương thức, thủ đoạn nhưng VKS truy tố về hai tội danh khác nhau. Vì trong giai đoạn từ năm 2012-2018 hành vi phạm tội của Trương Mỹ Lan và đồng phạm thỏa mãn cấu thành tội vi phạm quy định về cho vay trong hoạt động của các tổ chức tín dụng BLHS năm 1999.
Đến giai đoạn 2018 trở về sau, lúc này BLHS năm 2015 (sửa đổi bổ sung năm 2017) có hiệu lực, đồng thời căn cứ vào các văn bản hướng dẫn thi hành thì trong giai đoạn này hành vi của Trương Mỹ Lan đã đủ yếu tố để cấu thành tội tham ô tài sản. Do đó VKS truy tố về hai tội danh là có căn cứ.
Những bị cáo có chức vụ quyền hạn trong SCB là những bị cáo thân cận và giúp sức tích cực cho Trương Mỹ Lan chiếm đoạt tài sản, rút tiền ra khỏi SCB nên VKS truy tố các bị cáo này về tội tham ô tài sản. Các bị cáo cấp dưới là người làm công ăn lương, làm theo chỉ đạo của cấp trên, không quyết định được các vấn đề nên VKS không xác định là đồng phạm với Trương Mỹ Lan về tội tham ô tài sản mà truy tố các bị cáo này về tội vi phạm quy định về cho vay trong hoạt động của các tổ chức tín dụng BLHS năm 1999.
Các bị cáo trong vụ án xảy ra tại Tập đoàn Vạn Thịnh Phát và các đơn vị liên quan. Ảnh: HOÀNG GIANG
Đối với quan điểm các LS cho rằng bị cáo Trương Mỹ Lan không nắm giữ chức vụ, không có quyền quyết định hoạt động của SCB nên không phải là chủ thể của tội tham ô tài sản, đại diện VKS cho rằng, quan điểm này của các LS không đúng với luật doanh nghiệp, luật các tổ chức tín dụng... và không phù hợp với các tình tiết khách quan, chứng cứ có trong vụ án.
Tuy Trương Mỹ Lan không phải là thành viên HĐQT SCB, không có quyền quyết định trong SCB nhưng tài liệu, chứng cứ trong vụ án và kết quả thẩm vấn của các bị cáo khác đều xác định Lan là chủ thực sự, có quyền quyết định điều hành chi phối toàn bộ hoạt động của SCB.
Hồ sơ có trong vụ án đã thể hiện rất rõ Trương Mỹ Lan đã sở hữu trên 91% vốn điều lệ của SCB từ đó điều hành mọi hoạt động của SCB. Rất nhiều người làm việc với CQĐT đều nói rằng đứng tên mua cổ phần giúp Trương Mỹ Lan, ngay chính Trương Mỹ Lan cũng xác nhận đã nhờ người thân, bạn bè mua cổ phần của SCB.
Đối với việc bị cáo Trương Mỹ Lan và LS cho rằng không sử dụng quyền hạn để sắp xếp, bố trí nhân sự chủ chốt tại SCB nhưng các tài liệu thể hiện Trương Mỹ Lan chính là người bố trí, sắp xếp nhân sự và đây là thủ đoạn, phương thức phạm tội để Trương Mỹ Lan trong quá trình rút tiền ra khỏi SCB.
Cạnh đó, lời khai của các bị cáo chủ chốt tại SCB như Võ Tấn Hoàng Văn, Trương Khánh Hoàng... đều thể hiện khi được bổ nhiệm đến lúc xin nghỉ đều phải thông qua Trương Mỹ Lan. Cạnh đó, trong quá trình điều tra và xét xử bị cáo Trương Mỹ Lan cũng nhớ rất rõ từng nhân sự, lý do của việc sắp xếp từng nhân sự chủ chốt trong SCB.
Khởi tố nguyên Chủ tịch, Phó Chủ tịch Thường trực Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Gia Lai Nguyên Chủ tịch và Phó Chủ tịch Thường trực Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Gia Lai thiếu trách nhiệm trong công tác chỉ đạo, điều hành để kế toán đơn vị rút ruột ngân sách hơn 4 tỷ đồng. Ngày 31/3, Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Gia Lai đã ra quyết định bổ sung quyết định khởi tố vụ án hình...