Bất nhất học phí đào tạo tiến sĩ bằng ngân sách
Theo Đề án 911 “Đào tạo giảng viên có trình độ tiến sĩ cho các trường ĐH, CĐ giai đoạn 2010 – 2020″ thì người học sẽ được cấp học bổng và chi phí đào tạo. Tuy nhiên, mới đây, liên bộ GD-ĐT và Tài chính lại thông báo người học vẫn phải nộp học phí.
Các ứng viên của Đề án 322 được gửi đi đào tạo ở nước ngoài bằng ngân sách. Đề án 911 được triển khai năm 2012 sau khi kết thúc Đề án 322 – Ảnh: Hà Ánh
Nộp học phí trước khi đi học
Liên bộ Tài chính và GD-ĐT vừa ban hành thông tư hướng dẫn quản lý tài chính đối với Đề án “Đào tạo giảng viên có trình độ tiến sĩ cho các trường ĐH, CĐ giai đoạn 2010 – 2020″ (gọi tắt là Đề án 911). Theo đó, đối với đào tạo toàn thời gian ở nước ngoài, từ năm 2014, nghiên cứu sinh trúng tuyển trước khi được cử đi đào tạo có trách nhiệm đóng học phí (số tiền tương đương với mức học phí nếu học viên học trường trong nước) cho Bộ GD-ĐT một lần toàn bộ thời gian học tập ở nước ngoài.
Đối với chương trình toàn thời gian ở trong nước, căn cứ vào đặc điểm, yêu cầu phát triển của ngành và phương thức đào tạo, trường được chủ động xây dựng mức học phí tương xứng để trang trải chi phí đào tạo. Nghiên cứu sinh của Đề án 911 đóng học phí cho cơ sở đào tạo theo định kỳ hằng tháng (tối đa không quá 10 tháng/năm).
14.000 tỉ đồng đào tạo hơn 20.000 tiến sĩ
Đề án 911 thực hiện từ năm 2010 đến 2020. Dự kiến tổng kinh phí thực hiện là 14.000 tỉ đồng, trong đó ngân sách nhà nước chiếm khoảng 94%, các dự án nước ngoài và nguồn xã hội hóa là 5%, các nguồn kinh phí khác như học phí, đóng góp của các nhà trường chiếm 1%. Đề án đặt mục tiêu đào tạo khoảng 10.000 tiến sĩ tại các trường ĐH có uy tín trên thế giới; khoảng 3.000 tiến sĩ theo hình thức phối hợp, liên kết đào tạo giữa các trường ĐH Việt Nam và nước ngoài; khoảng 10.000 tiến sĩ trong nước.
Trong khi đó, Đề án 322 thực hiện từ 2000 – 2010 đã gửi đi đào tạo 7.129 người, trong đó có 3.838 tiến sĩ, 2.042 thạc sĩ, 416 thực tập sinh, 833 bậc đại học với tổng kinh phí hơn 2.500 tỉ đồng.
Quy định không thống nhất ?
Năm 2010, Thủ tướng Chính phủ có quyết định phê duyệt Đề án 911 sau khi Đề án 322 (Đào tạo cán bộ ở nước ngoài bằng ngân sách nhà nước từ năm 2000 – 2010) kết thúc.
Đến năm 2012, Bộ GD-ĐT đã ban hành thông tư quy định đào tạo trình độ tiến sĩ theo Đề án 911. Thông tư nêu rõ: Quyền của nghiên cứu sinh là được cấp học bổng và chi phí đào tạo trong thời gian khóa đào tạo. Năm 2013, Bộ thông báo tuyển sinh khóa đầu tiên đi học ở nước ngoài theo đề án này, người trúng tuyển được cấp học bổng bao gồm học phí và các loại phí bắt buộc liên quan đến chương trình học tập… Ông Nguyễn Xuân Vang, Cục trưởng Cục Đào tạo nước ngoài Bộ GD-ĐT, cho biết năm 2013 đã tuyển được gần 700 người theo đề án. Tính đến tháng 9 năm nay, số người ra nước ngoài học mới được 130, còn lại khoảng 500 người có thể đi vào năm 2014.
Tuy nhiên như đã đề cập ở trên, từ năm 2014, những người đi học theo đề án này ở nước ngoài lại phải nộp học phí. Lý giải về việc này, bà Nguyễn Thị Thu Hà, Vụ Giáo dục đại học (Bộ GD-ĐT), cho biết: “Do nhà nước cấp kinh phí không đủ cho chi phí đào tạo nên Bộ Tài chính và Bộ GD-ĐT đã thống nhất thu học phí của người học”. Cũng theo bà Hà, mức học phí được thu như nhau đối với người học trong nước và ở nước ngoài để đảm bảo sự công bằng. Học phí của người đi học ở nước ngoài sẽ được Bộ GD-ĐT sử dụng một phần để trang trải các chi phí như: liên hệ với nước ngoài, làm thủ tục hồ sơ cho nghiên cứu sinh…
Khi được hỏi nếu thực hiện như vậy có phù hợp với các quy định đã ban hành hay không, bà Hà thừa nhận: “Việc này có hơi khập khiễng so với chính sách trước nhưng do khó khăn về kinh phí nên cần phải xã hội hóa”. Bà Hà cho biết thêm, hiện ngân sách nhà nước cấp chỉ đảm bảo được 1/4 kinh phí so với dự kiến trong đề án. Vì vậy Bộ GD-ĐT sẽ cân nhắc sửa một số nội dung mà thông tư đã ban hành. Ví dụ: thông tư cho phép người học trong nước được thực tập ở nước ngoài nhưng với kinh phí hiện nay thì chỉ có thể tuyển chọn 1/4 trong số đó để đưa đi thực tập. Diện được cấp học bổng cũng sẽ bị thu hẹp tương xứng với mức kinh phí mà nhà nước hỗ trợ.
Thế nhưng những người khóa tuyển sinh năm 2013 đã ra nước ngoài học, Bộ GD-ĐT thông báo được cấp học phí thì sẽ giải quyết như thế nào? Bà Hà thông tin: “Đối với khóa tuyển sinh đó sẽ khó thu học phí và họ cũng chưa biết chủ trương này nên có thể khi về sẽ tính”.
Cản trở việc tuyển sinh đi học tại nước ngoài
Một số chuyên gia giáo dục đánh giá chủ trương thu học phí của người học có thể sẽ làm cản trở việc tuyển sinh đi học nước ngoài vốn đã gặp rất nhiều khó khăn.
Video đang HOT
Một chuyên gia cho rằng học phí thu được từ người học cũng không đáng kể so với kinh phí mà nhà nước cấp để đào tạo một tiến sĩ ở nước ngoài (người học đóng thêm vài chục triệu đồng trong khi chi phí đào tạo khoảng hơn 1 tỉ đồng). Tuy nhiên điều này sẽ làm chủ trương của nhà nước mất ý nghĩa. Theo chuyên gia này, việc giao cho các trường tự xây dựng mức học phí cũng sẽ làm việc đào tạo tiến sĩ trong nước gặp khó khăn nếu người học phải đóng học phí cao.
Điều đáng nói là hiện nay người được đào tạo tiến sĩ trong nước (không thuộc Đề án 911) cũng vẫn được nhà nước cấp bù chi phí đào tạo. Như vậy nếu tham gia Đề án 911, ngoài việc được tham gia xét cấp học bổng thì người học không có quyền lợi gì thật sự khác biệt mà còn bị ràng buộc nhiều trách nhiệm như phải trở về phục vụ trường cử đi đào tạo; bồi hoàn học bổng và chi phí đào tạo nếu không hoàn thành chương trình… Vì vậy, sẽ khó có thể khuyến khích họ tham gia đề án.
Ý kiến
Rào cản rất lớn
“Trước tình hình kinh tế gặp nhiều khó khăn, nguồn vốn của nhà nước đầu tư cho giáo dục không thể đảm bảo như lúc đề án được phê duyệt thì việc thu học phí của người học là chuyện bất khả kháng. Tuy nhiên, trong bối cảnh T.Ư Đảng vừa ban hành nghị quyết về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục, đào tạo với mục tiêu phải tạo cho được chuyển biến căn bản về chất lượng và hiệu quả giáo dục đào tạo, thì quyết định như vậy sẽ là rào cản rất lớn cho việc thực hiện nghị quyết”.
GS NGUYỄN MINH THUYẾT (Nguyên Phó chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh thiếu niên và nhi đồng của Quốc hội)
Phải cấp học bổng thật cao
“Nếu nhà nước quyết định thu học phí của người học thì phải cấp mức học bổng thật cao mới thu hút được họ tham gia đề án”.
BÙI DUY CAM (Hiệu trưởng Trường ĐH Khoa học tự nhiên – ĐH Quốc gia Hà Nội)
Theo TNO
Nữ phó đạo diễn bóc lột hàng trăm diễn viên quần chúng
Lợi dụng câu nói của nam diễn viên Vương Bảo Cường thành danh để "tẩy não" đội ngũ diễn viên quần chúng nhằm chuộc lợi, Tôn Mỗ đã bị dư luận và truyền thông Trung Quốc lên án.
Nhiều diễn viên trong làng giải trí Hoa ngữ đều mong có ngày được thành danh và nổi tiếng như nam diễn viên Vương Bảo Cường, một người đi lên từ diễn viên quần chúng. Thành công của anh cũng là tấm gương cho rất nhiều những diễn viên mới vào nghề, đặc biệt là những diên viên quần chúng nuôi mộng đổi đời và nổi tiếng.
Gần đây, liên quan đến Vương Bảo Cường, cảnh sát Bắc Kinh đã thụ án và giam giữ một vị nữ phó đạo diễn vì tội danh lợi dụng các diễn viên quần chúng chuộc lợi, đồng thời phơi bày góc tối trong cuộc sống của một lớp diễn viên "hạng bét" - diễn viên quần chúng.
Khởi nguồn vụ án
Vụ việc khởi nguồn từ tháng 6 đến 10/2012 khi cảnh sát Bắc Kinh liên tục nhận được những thông tin về bê bối tiền lương ở một cơ sở điện ảnh thuộc xưởng phim Bát nhất, đa số là liên quan đến các diễn viên quần chúng ở khu này và họ đã báo cảnh sát. Thế nhưng khi có sự xuất hiện của cảnh sát, những người đứng đầu ở đây đã thay đổi thái độ - tức tốc trả thù lao và xin lỗi các diễn viên quần chúng, đồng thời các diễn viên này khi nhận được tiền cũng thôi không truy tố. Sự việc tạm lắng một thời gian và lại liêp tiếp xảy ra hết lần này đến lần khác khiến cảnh sát phải chú ý và nâng cao cảnh giác.
Cảnh sát vây bắt bên ngoài biệt thự của Tôn Mỗ.
Nữ phó đạo diễn máu lạnh kiếm tiền bất lương xây biệt thự
Tôn Mỗ 43 tuổi, người thành phố Thiên Tân khai nhận với phía cảnh sát việc ả từng là một nữ diễn viên tài sắc một thời (từng đóng trong phim Quân kỳ tung bay), nhưng sau vụ tai nạn giao thông lui về làm cương vị phó đạo diễn với nhiệm vụ tuyển diễn viên.
Với công việc này, Tôn đã ra sức bóc lột các diễn viên dưới trướng của ả và thu lợi hàng triệu tệ. Theo điều tra của cảnh sát Bắc Kinh, Tôn Mỗ hiện sở hữu một biệt thự cao cấp ở khu mua sắm Yến Giao thuộc thủ đô Bắc Kinh, ngoài ra còn sắm một xe hơi Sylphi trị giá 16.000 USD (khoảng 330 triệu đồng).
Khởi nghiệp và lũng đoạn
Theo thông tin từ tờ Sina, mỗi ngày các đoàn phim lớn nhỏ của xưởng phim Bát nhấtBắc Kinh phải cần đến hàng trăm diễn viên quần chúng. Năm 2009, Tôn Mỗ nhìn thấy cái lợi từ thị trường này, chủ động đến gặp người quản lý đội ngũ nhân viên một nông trang với hy vọng nhận thầu toàn bộ số người này làm diễn viên quần chúng riêng.
Hai bên nhanh chóng ký kết hợp đồng và Tôn chính thức mở dịch vụ cho thuê diễn viên quần chúng, mỗi năm sẽ nộp một lượng tiền phí cho người quản lý trên, trong khi người này sẽ có toàn quyền xét tuyển tìm kiếm diễn viên quần chúng cho phíaTôn Mỗ.
Sau đó, Tôn Mỗ thuê một khu nghĩa trang của nhà họ Lâm gần kề với cơ sở điện ảnh của xưởng phim Bát nhất và đặt tên là Đại viện Hòa Bình. Công việc làm ăn của Tôn Mỗ ngày một mở rộng khi cô thuê liền 7 gian nhà trong một nông trại tại khu Phòng Sơn, quận Triều Dương của Bắc Kinh làm nơi cư ngụ cho hơn 160 diễn viên quần chúng, từ 7 gian nhà này cô chọn ra những thuộc hạ làm người đứng đầu quản lý những người còn lại và được gọi là "trưởng khu".
Cảnh sát điều tra Trương Minh Minh cho biết, Tôn Mỗ sau khi lũng đoạn thị trường diễn viên quần chúng cho xưởng phim Bát nhất đã thâu tóm toàn bộ quyền hành trong việc cung cấp và cho thuê diễn viên quần chúng ở Bát nhất. Cô ngăn cấm và cản trở xưởng này thuê diễn viên quần chúng từ nơi khác do khu vực của Tôn ở ngay sát cạnh Bát nhất.
Diễn viên quần chúng trên trường quay.
Làng diễn viên quần chúng chứa đầy đao kiếm, gậy gộc côn quyền
Sáng sớm ngày 26/10, lực lượng cảnh sát Bắc Kinh đã huy động 340 cảnh sát đột nhập và truy quét khu trại của Tôn và thu giữ được vô số đạo cụ đao kiếm, côn guyền, gậy gộc. Trong khi đời sống của các diễn viên "hạng bét" ở đây vô cùng cực khổ và thiếu thốn, bữa ăn của họ đều là mỳ úp nước sôi, cải thảo cũng chính là món rau chính của họ. Những diễn viên quần chúng chen chúc trong một phòng rộng 20 m2 và bên trong chất 6 chiếc giường tầng. Mùa đông không có máy sưởi và cực kỳ rét buốt.
Những diễn viên quần chúng này bị đánh đập, bức bách và sống trong cảnh đói rét, thậm chí bị những mê hoặc và khống chế tinh thần bằng những câu nói của Vương Bảo Cường. Đó chính là thân phận của những diễn viên quần chúng dưới trướng của nữ phó đạo diễn Tôn Mỗ trong vụ án lạm dụng các nghệ sĩ.
Bị nhốt và đánh đập khi ốm đau
Thuộc hạ của Tôn Mỗ thường xuyên chửi mắng và đánh đập diễn viên quần chúng là lời kể lại của những con người cơ cực từng sống ở đây. Có lần, một người trong số các diễn viên quần chúng bị ốm và không thể tham gia đóng phim, thế nhưng thuộc hạ của Tôn vẫn cương quyết bắt người này ra phim trường, khi bị cự tuyệt, chúng đã giam người kia và đánh đập trọng thương.
Đầu tháng 8/2012, một nhân viên tuyển mộ diễn viên đến khu trại để tuyển trợ lý cho quay phim của họ, hai thuộc hạ của Tôn sau khi đưa người này đi một vòng để xem xét đã nạt nộ và trấn lột 200 tệ, đồng thời dọa người này không được báo cảnh sát.
Nơi ở của diễn viên quần chúng tại một công ty cung cấp diễn viên quần chúng ở Bắc Kinh.
"Tẩy não" bằng câu nói nổi tiếng của Vương Bảo Cường
"Chỉ cần thấy thích, có quyết tâm và nỗ lực và không ngại ở xa xôi thì nhất định có ngày thành công" là câu nói của Vương Bảo Cường khi đã trở thành một ngôi sao trong làng giải trí. Câu nói này của Vương Bảo Cường được dán la liệt trên tường trong các căn phòng tồi tàn của các diễn viên quần chúng ở đây bên cạnh còn treo kín hình ảnh của Vương Bảo Cường.
"Câu nói này của nam diễn viên Vương Bảo Cường được Tôn Mỗ và thuộc hạ ở đây cho dán và chúng thường xuyên dùng những lời lẽ và kinh nghiệm mà Bảo Cường từng chia sẻ về thành công để tẩy não các diễn viên quần chúng ở đây", theo Trương Minh Minh, nhân viên cảnh sát điều tra Bắc Kinh cho biết.
Nam diễn viên Vương Bảo Cường.
Nam diễn viên Vương Bảo Cường từng một thời có cuộc sống và hoàn cảnh như các diễn viên quần chúng ở đây, lăn lộn với trong các đoàn phim và thành công đã đến với anh như một định mệnh. Sau Blind shaft (2003), một thể loại phim độc lập của đạo diễn Lý Dương, anh đã nhận giải Diễn viên mới xuất sắc nhất tại LHP Kim Mã Đài Loan, Nam diễn viên chính xuất sắc LHP châu Á Douville lần 5 của Pháp, LHP Tượng Vàng, giải Golden Kinnaree tại LHP Quốc tế Thái Lan trong năm 2004.
Năm 2005, phim Thiên hạ vô tặc giúp sự nghiệp điện ảnh của Vương Bảo Cường bay cao. Nhờ sự thành công này của Bảo Cường, các diễn viên quần chúng không ngại gian khổ khi chịu sống chui rúc ở khu trại tồi tàn, bị tiêm nhiễm bởi Tôn Mỗ và thuộc hạ. Họ tin rằng nhất định sẽ có ngày được ngẩng cao đầu như Vương Bảo Cường.
Tôn Mỗ bị cảnh sát dẫn giải ra khỏi nhà riêng.
Diễn viên quần chúng có cơ hội nổi tiếng?
Theo cảnh sát Trương Minh Minh, vai diễn của các diễn viên quần chúng khi xuất hiện trên phim thường chẳng bao giờ được có lời thoại. Còn những vai có lời thoại,Tôn Mỗ và thuộc hạ thường chiếm hết, không bao giờ có cơ hội cho những kẻ thấp cổ bé họng khác trong trại.
Một góc cơ sở điện ảnh của xưởng phim Bát nhất.
Liệu các diễn viên quần chúng có ngày trở nên nổi tiếng hay không? Phóng viên trang giải trí Sina đem sự việc Tôn Mỗ đặt ra cho diễn viên và hỏi người trợ lý của diễn viên Vương Bảo Cường là anh Tống. Anh ta nói: "Ngày đầu Bảo Cường cũng không phải có ý nói là nhất nhất gắn bó với vai diễn viên quần chúng, anh tự đặt ra cho mình một thời gian nhất định. Nếu trong thời hạn đó vẫn chưa thực hiện được mục đích của mình, anh ấy sẽ từ bỏ".
Hiện tại, vụ việc vẫn đang được cảnh sát điều tra làm rõ và đợi ngày Tôn Mẫu bị đem ra tòa xét xử.
Năm 1993, xưởng phim Bát nhất xây dựng cơ sở điện ảnh trên đất của đại đội nông trang ở khu Phong Đài Vân Cương, thuộc ngoại ô Bắc Kinh và trở thành trường quay chủ yếu cho các phim có bối cảnh quay thời kỳ dân quốc. Cơ sở này có diện tích 705 ha với các công trình kiến trúc được xây dựng trên diện tích 83.500 m2 , trở thành một cơ sở điện ảnh đa năng duy nhất ở Trung Quốc, nơi cho ra đời các bộ phim nổi tiếng như Hoàng Kim Giáp, Đoàn trưởng đoàn tôi, Sự nghiệp dựng nước...
Theo Giáo dục Việt Nam