Bất ngờ với những đặc sản “nặng mùi” hơn mắm tôm VN, nhiều người phải bịt mũi khi ăn
Bạn đã nếm thử bao nhiêu món trong danh sách này rồi?
Co nhiều món ăn được xem là đặc sản của các quốc gia lại khiến không ít thực khách phải bịt mũi, nhăn mặt bởi đặc điểm siêu “nặng mùi”.
Đậu Natto của Nhật Bản là món ăn làm bằng đậu nành lên men và có hình thức không hề bắt mắt. Không những vậy, đậu Natto còn có mùi rất khó chịu nhưng lại được sử dụng phổ biến ở Nhật Bản. Natto thường được ăn vào bữa sáng với cơm, sushi hoặc cho thêm vào mì. Sản phẩm này được bán với giá hơn 60 ngàn đồng/3 hộp 45gr.
Sầu riêng là 1 trong những loại quả có mùi “kén” người ăn. Tuy nhiên, đây cũng là loại quả được yêu thích bậc nhất nhờ vị ngon nức tiếng. Riêng sầu riêng Musang King của Malaysia có giá bán lên tới 1,6 triệu đồng/kg tại Việt Nam.
Shiokara là tên gọi của một loại món ăn được làm từ nội tạng và ruột cá, sau đó trộn với10% muối và 30% bột gạo rồi ủ trong hộp kín trong vòng 30 ngày. Thật chẳng dễ dàng gì khi ngửi thấy mùi hương thoát ra từ món ăn này, đó là mùi thối khó chịu nhưng lại được người dân Nhật Bản coi là món ăn thanh nhã. Mặt hàng này được bán với giá 17,9 USD/gói 200g (414 nghìn đồng).
Tại đất nước Nigeria có một món ăn đặc trưng của người Yoruba tên là Iru. Để làm ra món ăn này, họ phải ủ đậu Locust lên men và sau đó họ dùng làm gia vị cho các món hầm và súp.Trong quá trình lên men đó đã tạo ra chất tannin khiến loại gia vị này có mùi rất chát và khó chịu.
Môt trong những món ăn “nặng mùi” nhất thế giới chính là món cá trích thối, hay còn gọi là Surstromming. Món ăn có nguồn gốc từ Thụy Điển này là một thách thức ngay cả với nhữngngười can đảm nhất, bởi chỉ cần ngửi thoáng qua cũng đủ khiến du khách phải chảy nước mắt, choáng váng, thậm chí là… nôn
Video đang HOT
Cá trích sau khi được bắt về thì bỏ đầu, đuôi, rửa sạch và ướp muối trong khoảng một ngày. Tiếp đó, người dân đem ướp cá, phơi dưới nắng khoảng 24 giờ để cá lên men. Mùi của Surstromming được ví như lốp hay tã trẻ em cháy. Loai ca nay đươc ban vơi gia tư 24 USD -27 USD/hôp (554 nghin – 625 nghin đông/hôp).
Lutefisk – cá tuyết lên men là món ngon nổi tiếng của Na Uy, từng xuất hiện trong bảo tàngđồ ăn kinh dị của Thụy Điển hồi tháng 10/2018. Để làm món ăn này, cá tuyết tươi sẽ được ngâm trong bình hóa chất dạng kiềm cho đến khi lên men, dậy mùi, sẽ được đem chế biến hoặc phơi khô dùng dần. Món ăn có mùi tanh khó chịu nhưng lại là đặc sản của vùng Bắc Âu.
Phô mai Vieux Boulogne cua Pháp được mệnh danh là thực phẩm có mùi “thối” nhất thế giới. Theo Telegraph, các chuyên gia mùi hương mô tả vị của loại phô mai này giống như mùi của nhà vệ sinh công cộng lâu ngày không cọ rửa. Tuy vậy, Vieux Boulogne vẫn được các tín đồ phô mai trên thế giới ưa chuộng.
Không chỉ là món ngon truyền thống của người Trung Quốc, đậu phụ thối cũng chẳng còn xa lạ gì với các tín đồ ẩm thực sành ăn. Tuy vậy, món ăn này vẫn khiến ai lần đầu tiên ghé mũi hít hà đều phải phát hoảng vì mùi hương không mấy dễ chịu.
Với mùi khai đặc trưng như mùi… nhà vệ sinh, món cá đuối lên men – Hongeo – của Hàn Quốc khiến hầu hết du khách đều phải bịt mũi, lắc đầu ngay từ lần đầu thưởng thức. Món này có giá khá đắt đỏ, khoảng 49 USD cho cá nhập khẩu và 98 USD cho cá đánh bắt nội địa.
Nguyên liệu chính của món ăn này là thịt cá đuối, một loài cá không có bong bóng thận vàđào thải axit uric thông qua da. Để làm Hongeo, người ta xếp những con cá đuối vào kho lạnh, bảo quản trong vòng 1 tháng. Đến khi có thể sử dụng, cá đuối sẽ có một mùi đặc trưng giống như nước tiểu.
Hákarl la món ăn truyền thống của người Iceland, được làm từ thịt cá mập và được bìnhchọn là một trong những món ăn đáng sợ nhất thế giới do mùi và vị cực kỳ khó chịu. Cá mập Greenland được bỏ đầu, làm sạch, chôn dưới cát và chất đá lên trên để ép nước ra. Cá đượcđể khoảng 6-12 tháng trước khi đem xẻ thịt và treo lên phơi khô trong nhiều tháng.
Hàn Quốc vốn nổi tiếng với các loại đậu tương, trong đó có tương Doenjang. Doenjang là loại tương cô đặc, được chế biến từ đậu nành lên men đựng trong hũ kín. Mùi hương của loại tương khi còn nguyên bản rất nồng và khó ngửi, nhưng những món ăn chế biến từ tương doenjang như lẩu, súp tương đậu lại rất được lòng thực khách.
Trứng sắt là một món ăn đường phố phổ biến ở Đài Loan. Món trứng này có vẻ bề ngoài khá giống trứng bắc thảo, tuy nhiên cách chế biến lại rất khác. Mùi hương của món trứng này cực kỳ khó chịu, khiến những người ăn không quen sẽ chùn bước ngay từ khi cầm trên tay. Tuy nhiên nếu ăn thử, rất có thể hương vị béo ngậy của lòng đỏ mềm còn lòng trắng giòn dai sật sật sẽ khiến bạn yêu thích ngay đó.
Leo đồi cao thu quả đặc sản Sa Pa màu xanh to bằng nắm đấm vị ngọt thanh, thịt chắc, xào thơm lừng
Do có khí hậu mát mẻ nên những đồi su su tại xã Ngũ Chỉ Sơn, thị xã Sa Pa, tỉnh Lào Cai luôn xanh tốt bốn mùa. Tuy nhiên, do trồng trên địa hình núi cao nên người dân nơi đây khá vất vả trong việc trồng, chăm sóc cũng như thu hoạch loại quả này.
Từ hàng chục năm nay, người dân xã Ngũ Chỉ Sơn đã chú trọng phát triển cây su su vì đây là cây trồng mang lại giá trị kinh tế cao.
Su su được trồng vào khoảng thời gian sau Tết, mỗi gốc su su có tuổi đời khoảng từ 2 tới 3 năm.
Chúng tôi tới xã Ngũ Chỉ Sơn, thị xã Sa Pa, trong những ngày miền Bắc đang trong thời điểm nắng nóng kéo dài. Nhiều năm trở lại đây, su su Sa Pa đang dần trở thành thực phẩm được ưa chuộng trong thực đơn của nhiều gia đình hay nhà hàng.
Được trồng ở độ cao trên 1.500 m so với mực nước biển, khí hậu mát quanh năm nên su su ở đây có thời gian sinh trưởng kéo dài, quả có vị ngọt thanh, mùi thơm, thịt chắc và màu xanh sáng, đẹp mắt. Đây cũng là đặc điểm nổi trội khiến su su Sa Pa luôn được săn đón, giá cả được duy trì ổn định.
Su su được trồng trên các ngọn đồi cao nên khi thu hoạch người dân khá vất vả, nhất là trong những ngày trời có mưa.
Su su được trồng trên những khu vực đồi núi cao, dốc nên khi thu hoạch khá vất vả. Thông thường, người dân nơi đây thường chọn thời điểm sáng sớm hoặc chiều tối để thu hoạch su su để giữ được độ tươi ngon cho loại quả này.
Khí hậu mát mẻ 4 mùa nên su su ở đây được thu hoạch quanh năm.
Là hộ gia đình trồng su su đã được nhiều năm, chị Tẩn Thị Mẩy, dân tộc Dao tại xã Ngũ Chỉ Sơn nắm rõ từng công đoạn trồng cũng như chăm sóc su su.
Su su Sa Pa có màu xanh ngọc, gai mềm, cách 2 ngày người dân nơi đây sẽ thu hoạch một lần. Hiện tại, su su quả bán lẻ tại vườn với giá 15 nghìn/ kg.
Chị Tẩn Thị Mẩy vui vẻ vì năm nay Su su được mùa, quả to, đều.
Chị Mẩy cho biết, nhà chị có khoảng trên 80 gốc su su đang cho thu hoạch. Trong quá trình trồng su su gia đình chị khá vất vả vì phải leo trèo thường xuyên, thế nhưng, thu nhập ổn định từ su su đã trở thành nguồn động lực để chị cùng gia đình vượt qua mọi khó khăn, đưa su su trở thành cây trồng chủ đạo của gia đình.
Vào đợt su su ra nhiều ngọn, người dân nơi đây cũng cắt ngọn để bán cho thương lái, giá mỗi bó khoảng 10 nghìn đồng.
Theo chị Mẩy, để tránh ảnh hưởng bởi mưa bão, những chiếc cọc tre tạm bợ được người dân thay thế bằng cọc bê tông và giàn thép chắc chắn.
Su su Sa Pa ngày càng phát triển, hứa hẹn là cây trồng đưa lại thu nhập ổn định cho người dân.
Tràn lan hoa quả không rõ nguồn gốc đội lốt "hàng quê giá rẻ" đánh lừa người tiêu dùng Những chiếc xe bán tải chở đủ loại hoa quả khác nhau xuất hiện dày đặc trên một số tuyến phố của Hà Nội. Mùa nào thức đấy, những chiếc xe này mang đến cho người tiêu dùng muốn vàn sự lựa chọn với giá rẻ không ngờ. Tuy nhiên, nguồn gốc số hoa quả này từ đâu vẫn là câu chuyện "biết...