Bất ngờ Trung thu 2019: Đồ chơi thất truyền được phục hồi bỗng dưng bán chạy
Những món đồ chơi cổ truyền được làm thủ công bất ngờ được người lớn và trẻ con vô cùng yêu thích.
Đồ chơi con giống làm từ bột vốn thất truyền nay được phục hồi
Giữa cả dãy phố Hàng Mã đông đúc, tấp nập và lấp lánh những món đồ chơi đủ màu sắc với âm thanh vui nhộn, gian hàng của nghệ nhân trẻ Đặng Văn Hậu nằm nhỏ nhắn và giản dị nhưng không kém phần nổi bật. Những con giống được nặn đủ hình dáng với sắc màu bắt mắt thu hút trẻ em không kém những món đồ chơi khác.
Nghệ nhân Hậu cho biết, những con giống được bày bán hiện tại từng rất thịnh hành ở Hà Nội và các tỉnh phía Bắc từ những năm đầu thế kỷ 20, nhưng sau này hầu như không còn người nặn. Nguyên nhân là do chiến tranh, nguyên liệu trở nên đắt đỏ và khó tìm. Bước vào thời bình, bắt đầu có sự hồi phục nhen nhúm của dòng con giống Đồng Xuân nhưng rất khó khăn vì người nặn đã không còn. Riêng dòng con giống Phố Khách thì vì hoàn cảnh lịch sử mà hoàn toàn biến mất từ đầu thập niên 1980.
Vài năm gần đây, nghệ nhân Hậu cùng một số nghệ nhân khác đã hợp tác nghiên cứu phục hồi các dòng con giống bị “thất truyền”.
Hiện nay, nhóm nghệ nhân đã phục hồi được con giống chợ Đồng Xuân, con giống Phố Khách, con giống Xuân La. Những con nghê hý châu, sư tử hý cầu, con cá vàng, bộ lục súc (trâu, ngựa, dê, chó, gà, lợn)… và cả con giống ở Huế cũng được phục hồi lại gần như đầy đủ và bày bán tại gian hàng của nghệ nhân Hậu.
Gian hàng con giống của nghệ nhân Đặng Văn Hậu bày bán những dòng con giống từng thất truyền
Nghệ nhân Hậu (mặc áo kẻ) đã nặn và bán tò he, con giống nhiều năm nay
Hình mâm ngũ quả chơi Trung thu được phục hồi sau nhiều năm biến mất
Dòng con giống bột Hà Nội được làm bằng bột hoành tinh pha bột nếp. Bột được để khô và quang dầu cho bóng, lâu mốc và đỡ bị mọt ăn. Vì chỉ trộn bột lên vẫn để sống rồi nặn nên không ăn được, dù trong bột có lẫn đường gần như bột làm bánh dẻo. Con giống bột Hà Nội được nặn đồng nhất về kiểu dáng và rất tinh xảo.
Con giống Phố Khách (Mã Mây, Hàng Buồm) cũng vô cùng cầu kỳ, tinh xảo. Nghệ nhân cần có những bộ dụng cụ xúc tích để tạo ra những con giống này. Đề tài của các con giống Phố Khách thường thiên về thần thoại, ví dụ như tứ linh (long, ly, quy, phượng), nghê hý châu, sư tử hý cầu, cá hóa long,…
Video đang HOT
Con giống hình rồng trong bộ tứ linh (long, ly, quy, phượng)
Loại con giống bột làng quê thường thấy được làm bằng bột tẻ pha ít bột nếp, sau khi chơi đêm rằm xong có thể hấp lên ăn được. Loại này nguyên thủy gọi là bánh chim cò. Làng Xuân La, huyện Phú Xuyên ở ngoại ô Hà Nội được xem là cái nôi của loại con giống này.
“Có rất nhiều các chị lớn tuổi lướt qua và phải dừng lại trước những con giống này. Bởi họ như thấy được những món đồ chơi từ thời ấu thơ mà họ từng được chơi. Ví dụ như cái mâm ngũ quả này được một chị mua rất nhiều về để tặng bạn bè. Họ bảo rằng mấy chục năm nay mới được nhìn thấy lại nên rất xúc động”, nghệ nhân trẻ chia sẻ.
Những con giống thu hút cả những người lớn tuổi
Không chỉ thu hút những người lớn tuổi từng có tuổi thơ gắn liền với những con giống đầy màu sắc này, trẻ nhỏ cũng vô cùng yêu thích và thường xuyên sà vào gian hàng của nghệ nhân Hậu. “Trẻ con cũng mua nhiều lắm nên năm nay mình bán hết hàng sớm hơn dự tính. Mình bán từ hôm 2/9 tức mới được 1 tuần mà giờ chỉ còn ngần này thôi (những mẫu bày bán trên sạp)”, anh Hậu hào hứng.
Anh Hậu bày bán từ 2/9, đắt khách nên giờ chỉ còn một ít mẫu trên sạp
Mỗi mẫu con giống có giá từ 20.000 đồng trở lên. Món đồ này có thể chơi lâu vì nghệ nhân đã trộn một vài loại keo vào bột giúp cho con giống và màu sắc bền, không bị mốc.
Trẻ con bị màu sắc bắt mắt của thứ đồ chơi làm từ bột thu hút
Bên cạnh đó, theo nghệ nhân Hậu chia sẻ, năm nay, mặt nạ giấy bồi cũng được nhiều người tìm mua. Không chỉ mua những mẫu mặt nạ được vẽ sẵn mà mặt nạ trắng cũng được bán nhiều để trẻ có thể tự vẽ theo ý thích. Các trường học đặt mua loại mặt nạ này khá nhiều để tổ chức trò chơi cho trẻ ở trường nhân dịp Trung thu.
Mặt nạ giấy bồi trắng được bán nhiều hơn so với mọi năm
Xuất hiện đèn lồng mini làm từ vật liệu tái chế
Nhiều chủ hàng bán đồ chơi ở Hàng Mã cho biết, thị trường đồ chơi Trung thu năm nay không có nhiều biến động so với những năm trước. Bên cạnh những món đồ chơi nhập từ Trung Quốc vẫn rất được lòng trẻ con thì từ năm ngoái đã xuất hiện thêm những chiếc đèn lồng nhỏ xíu được làm thủ công rất tinh xảo.
Chú Thạch Công Minh (SN 1962) đã bán hàng nhiều năm ở Hàng Mã cho biết: “Đèn lồng này hoàn toàn được làm thủ công. Đồ thủ công mỹ nghệ của nước mình chứ không phải hàng Trung Quốc. Nguyên liệu cũng là từ đồ tái chế. Chú bán sản phẩm này từ năm trước đã rất nhiều người thích. Năm nay có những trường còn đến mua số lượng lớn để làm quà cho các cháu trong buổi phá cỗ Trung thu ở trường”.
Chú Minh chia sẻ, mỗi mẫu đèn lồng mini này có giá 30.000 đồng (đã bao gồm đèn led)
Đèn led được gắn vào khiến món đồ chơi thêm lung linh
Vì chiếc đèn lồng nhỏ nhỏ, xinh xinh, giá phải chăng nên nhiều phụ huynh mua từ 3 – 4 chiếc làm quà cho trẻ
Theo khám phá
Đồ chơi dân gian tràn ngập phố, bánh Trung thu có nơi lên tới cả triệu đồng/chiếc
Còn hơn 2 tuần nữa là đến Tết Trung thu, tại phố Hàng Mã ở Hà Nội đã tràn ngập các mặt hàng đồ chơi cho trẻ em. Năm nay, các loại đồ chơi truyền thống "made in Việt Nam" chiếm đa số, thu hút nhiều người tiêu dùng.
Khảo sát tại một số tuyến phố như Hàng Mã, Lương Văn Can,... khoảng hơn 80% số lượng lồng đèn, đồ chơi liên quan đến Trung thu đều là đồ chơi được sản xuất trong nước với giá cả phải chăng và mẫu mã đa dạng.
Chủ cửa hàng chuyên kinh doanh đồ chơi Trung Thu trên phố Hàng Ma chia se, "Khách hàng đến chọn lựa đồ chơi truyền thống trong dịp Trung thu cao hơn hẳn những năm trước. Mọi người chủ yếu chọn cho con em mình đèn lồng, đen ông sao, mặt nạ chú Tễu... để làm quà và vui chơi.
Nhiêu chu cưa hang cho biêt, đô chơi truyên thông tuy đươc lam băng tay nhưng gia không hê đăt. Những mon đồ chơi nhỏ, đơn giản có giá chỉ từ 10.000 - 70.000 đồng/sản phẩm, thường mua số lượng lớn để trang trí, tặng hàng loạt trong công ty, cơ quan, trường học,...
Theo khảo sát của phong viên, một chiếc đèn ông sao có giá từ 15.000 - 100.000 đồng, tùy từng kích cỡ. Đèn cù có giá 20.000 - 50.000 đồng/chiếc, tùy từng kích cỡ. Mặt nạ giấy hình chú tễu có giá 15.000 - 30.000 đồng/chiếc, tùy kích cỡ.
Bên cạnh đó, các loại đồ chơi hiện đại, chủ yếu có xuất xứ từ Trung Quốc được bán để phục vụ trong dịp Trung thu năm nay có giá trung bình từ 25.000 - 200.000 đồng/sản phẩm. Cụ thể, những loại đèn lồng có đèn nhấp nháy và nhạc có giá bán từ 50.000 - 70.000 đồng/chiếc, tai thỏ, kính, mặt nạ các loại có giá rẻ hơn, từ 20.000 - 40.000 đồng/chiếc.
Trên thị trường bánh trung thu, dọc các con phố lớn tại Hà Nội đã có nhiều gian hàng bán bánh Trung thu của các thương hiệu nổi tiếng. Mới đây, một công ty chuyên sản xuất bánh kẹo cho biết, trong năm 2019, công ty sẽ đưa ra thị trường 1500 tấn bánh Trung thu, tăng 20% so với năm 2018. Giá bánh truyền thống giao động từ 40.000 - 100.000 đồng/chiếc với các dạng định lượng 150g, 180g,210g. Ngoài ra, để thu hút khách hàng trong mùa Trung Thu 2019, nhiều công ty còn đưa ra ưu đãi chiết khấu cao với đơn hàng lớn, in Logo theo nhu cầu (trước ngày nhận bánh từ 10-15 ngày)...
Thị trường bánh Trung thu năm nay khá nhộn nhịp với nhiều sản phẩm khá bắt mắt, thiết kế đẹp thuộc nhiều phân khúc giá khác nhau. Cụ thể, đối với dòng bánh phổ thông, những chiếc bánh nướng, bánh dẻo truyền thống thường có giá dao động từ 40.000 - 500.000 đồng, loại bánh nhỏ 120g và 150g có giá 40.000 - 70.000 đồng/cái, loại lớn hơn, từ 210g - 800g có giá 65.000 - 480.000 đồng/cái tùy loại. Đắt hơn là các dòng bánh sử dụng nguyên liệu như vi cá, yến sào, nhân sâm... giá mỗi bộ gồm 2-6 bánh dao động từ 1 triệu đến hơn 4 triệu đồng tùy theo nhu cầu của khách hàng.
Theo Nhịp sống kinh tế
Thị trường Trung thu 2019 bắt đầu khởi động So với năm trước, giá các loại bánh Trung thu năm nay của các hãng nổi tiếng và có uy tín tăng khoảng 3 - 5%. Còn khoảng 20 nữa mới đến Tết Trung thu, nhưng thị trường bánh và đồ chơi Trung thu năm nay tại Đắk Lắk đã bắt đầu sôi động với nhiều loại mới lạ, bắt mắt. Trên các...