Bất ngờ phát hiện rừng cổ đại lên đến 7000 năm tuổi
Thủy triều lên xuống ở biển Bắc đã để lộ ra một bí mật khảo cổ của Anh – một khu rừng 7000 năm tuổi cùng dấu vết của người cổ đại tại đó.
Khu rừng cổ xưa này đã có từ 7.000 năm trước và nằm dưới bề mặt cát hàng thiên niên kỷ.
Các gốc cây và những khúc gỗ bị đốn được che phủ bằng than bùn và cát hiện đã trồi lên mặt đất, trải dài 200m dọc bờ biển Low Hauxley gần Amble, Northumberland, Anh.
Các nghiên cứu cho thấy khu rừng này đã tồn tại khi mực nước biển còn rất thấp, khi Anh chỉ vừa mới tách ra khỏi phần lục địa mà hiện là Đan Mạch. Khu rừng có các loài cây sồi, phỉ và tổng quán sủi.
Khu rừng bắt đầu hình thành từ khoảng 5.300 năm TCN nhưng tới 5.000 TCN nước biển đã làm rừng bị ngập lụt và che phủ dưới mặt cát.
Hiện mực nước biển lại dâng cao để lộ ra những tàn tích của khu rừng.
Các nhà khảo cổ tin rằng Doggerland là một vùng đầm lầy trũng, rất nhiều loài động vật đã sinh sống ở đây, cũng như có sự xuất hiện người cổ đại.
Nhưng môi trường xung quanh thay đổi nhanh chóng đã dần dần hạn chế sự có mặt của động vật và con người ở châu Âu và Anh khi những đầm lầy này bị ngập lụt, không thể đi qua được.
Video đang HOT
Tiến sĩ Clive Waddington, Viện Nghiên cứu Khảo cổ học, cho biết: “5.000 TCN mực nước biển dâng cao nhanh chóng và làm ngập lụt đất liền.
Các cồn cát bị đẩy sâu hơn vào đất liền, vùi lấp khu rừng sau đó nước biển lại rút đi.”
“Hiện nay mực nước biển lại dâng cao, cuốn trôi các cồn cát và để lộ khu rừng.”, vị này cho biết thêm.
Khu rừng tồn tại trong cuối thời kỳ Mesolithic, khi con người còn săn bắn và hái lượm.
Ngoài các gốc cây, các nhà khảo cổ học cho biết họ đã phát hiện ra những dấu chân động vật, cho thấy nhiều loài động vật hoang dã đã lang thang trong khu rừng Doggerland cổ đại.
Tiến sĩ Waddington cho biết có những chứng cứ cho thấy con người đã sống gần khu vực đó 5.000 TCN. Vị này khẳng định “Trên bề mặt của than bùn, chúng tôi đã tìm thấy dấu chân của người lớn và trẻ em. Thông qua hình dáng dấu chân chúng tôi có thể biết được họ mang giày làm từ da động vật. Chúng tôi cũng đã tìm thấy những dấu chân động vật như hươu đỏ, lợn rừng và gấu nâu.”
Một nhánh rừng tương tự như khu rừng này cũng đã được phát hiện vào năm 2014, gần làng Borth, Ceredigion, ở Wales, sau khi một loạt các cơn bão mùa đông cuốn trôi hết lớp than bùn che phủ khu rừng.
Than bùn có khả năng bảo tồn cây và xác của động vật rất tốt vì chứa ít oxy, hiệu quả trong việc ngăn vi khuẩn phá hủy các chất hữu cơ, do đó bảo tồn các chất hữu cơ trong hàng ngàn năm.
Nhưng ở khu vực ven biển, nơi khu rừng mới được phát hiện, cũng như ở Wales và Northumberland, nước biển dâng cao đã cuốn trôi lớp than bùn này và để lộ dấu tích cổ đại của Anh.
NHI NGÔ (Theo Dailymail)
Theo_PLO
Lầu Năm Góc để lộ sự thật khó tin về sứ mệnh ở Afghanistan
Reuters ngày 9-5 đưa tin bản báo cáo mới đây của Lầu Năm Góc đã để lộ một sự thật khó tin vể sự mù tịt của các binh lính Mỹ về sứ mệnh ở Afghanistan.
Các cuộc không kích vào một bệnh viện ở TP Kunduz, Afghanistan ngày 3-10-2015 được xem là vết nhơ khó gột của quân đội Mỹ khi hoạt động tại nước ngoài.
Tháng 10-2015, phong trào Taliban kiểm soát TP Kunduz ở miền Bắc Afghanistan. Lực lượng cố vấn Mỹ liên tục hỏi các cấp chỉ huy về sứ mệnh giúp quân đội bản địa tái chiếm thành phố. Tuy nhiên, họ không nhận được hướng dẫn cụ thể.
Một đặc nhiệm Mỹ cho biết các cuộc không kích được triển khai ngay sau đó vào một bệnh viện ở Kunduz đã giết chết 42 người, gồm nhân viên y tế và bệnh nhân. Có người gọi đây là một sai lầm của quân đội Mỹ tại Afghanistan. Người khác phân tích rạch ròi hơn, cho rằng đó là kết quả của việc không gắn kết, đồng bộ từ trên xuống dưới.
Tướng John Nicholson, tân chỉ huy lực lượng đặc biệt Mỹ tại Afghanistan, thừa nhận đơn vị của ông đã hỏi chỉ huy 3 lần để nắm rõ quyền hạn của họ trước khi tiến hành không kích. Nhưng do không nhận được câu trả lời, họ tấn công vào cả bệnh viện.
Ông Nicholson nói thêm các binh sĩ dưới quyền mình được phân công nhiệm vụ chính là tư vấn, hỗ trợ lực lượng Afghanistan mà không tham gia chiến đấu trực tiếp. Dù vậy, lời giải thích muộn màng có phần chối bỏ trách nhệm này cũng không kéo lại được sinh mạng của 42 con người vô tội.
Quân đội Afghanistan bắn pháo vào vị trí cảu Taliban ở TP Kunduz ngày 29-4-2015. Ảnh: REUTERS
Theo một báo cáo về vụ không kích ở Kunduz dẫn trên Reuters hôm 9-5, một số binh sĩ Mỹ đã tham gia trận chiến chống lại phong trào Taliban. Trước đó, lực lượng hoạt động đặc biệt Mỹ bao gồm đội ngũ cố vấn được phép chống lại các nhóm khủng bố như Al-Qaeda và Nhà nước Hồi giáo (IS) tự xưng. Đối với phong trào Taliban, họ chỉ được tấn công trong trường hợp "tự vệ".
Có ý kiến cho rằng giới lãnh đạo chính trị Mỹ cố tình làm ngơ để quân đội của họ dội bom bệnh viện ở Kunduz. Bằng cách thông qua các nhiệm vụ "mơ hồ", họ có thể gặt hái những phần thưởng của sự thành công mà không phải đối mặt với trách nhiệm khi thất bại.
Lầu Năm Góc không công bố cụ thể các quy định về việc sử dụng vũ lực của quân đội Mỹ tại nước ngoài. Trong những tuần gần đây, các chỉ huy Mỹ ở Afghanistan thông báo al-Qaeda và Taliban đang liên kết chặt chẽ với nhau. Dấu hiệu này cho thấy Taliban một lần nữa có thể phải hứng chịu một cuộc không kích tương tự ngày 3-10-2015 dù chưa biết tính chính xác của nó đến đâu.
Trong khi đó, Chuẩn tướng Charles Cleveland, một phát ngôn viên của quân đội Mỹ, khẳng định không có sự nhầm lẫn nào giữa các đơn vị quân sự nước này khi thực hiện những nhiệm vụ có tầm vóc lớn hơn ở Afghanistan.
Tuy nhiên, ông tiết lộ hơn 9.000 binh sĩ Mỹ đang được "học lại các quy tắc", rút kinh nghiệm sau vụ không kích nhầm ở TP Kunduz, trong một nỗ lực để giảm sự hiểu lầm trong tương lai.
P.Nghĩa (Theo Reuters)
Theo_Người lao động
Hé mở những địa ngục khủng khiếp của người cổ đại Rất nhiều nền văn hóa cổ đại tin vào việc tồn tại những địa ngục khủng khiếp nơi linh hồn người quá cố đi qua sau khi chết. Rất nhiều nền văn hóa cổ đại tin vào việc tồn tại những địa ngục khủng khiếp - nơi linh hồn người quá cố đi qua sau khi chết. Duat - địa ngục trong văn...