Bật mí 4 công thức nấu bánh canh ngon, nước trong đậm vị cực dễ
Bánh canh là món ăn dân dã, thơm ngon được nhiều người yêu thích với những hương vị khác nhau.
Nguyên liệu
1 con cá lóc khoảng 1kg
10g tôm khô
50g hành tím
10g gốc ngò rí
1 muỗng cà phê rượu trắng
15g bột năng
150g bột gạo
100g nấm rơm
1 muỗng canh bột mì
Rau đắng ăn kèm
Gia vị: muối, đường phèn, bột ngọt, nước mắm, đường cát, tiêu, dầu ăn
Cách chế biến
Cá lóc đồng sau khi mua về làm kỹ mang, bỏ ruột. Dùng chanh, muối, rượu chà xát để loại bỏ phần nhớt, rửa sạch lại. Sau đó, bạn tiếp tục dùng dao cạo đi lớp da đen bên ngoài, rửa sạch lại và để ráo.
Sau khi đã sơ chế sạch cắt phần đầu để riêng. Phần thân phi lê thành 2 miếng thịt cá lớn. Sau khi phi lê, bạn sờ vào miếng thịt để kiểm tra và loại bỏ xương còn sót lại. Bạn cắt miếng phi lê thành những lát dày vừa ăn và ướp vào 1 muỗng cà phê nước mắm, muỗng cà phê muối, 2 muỗng cà phê dầu ăn, muỗng cà phê tiêu.
Phần xương cá sau khi phi lê sẽ dùng để nấu nước dùng. Tuy nhiên, bạn cần loại bỏ sạch gân máu để nước dùng không bị tanh.
Tôm khô rửa sạch, để ráo.
Hành tím bỏ vỏ, rửa sạch, để nguyên củ. Gốc ngò rí rửa sạch, để ráo.
Nấm rơm cắt bỏ phần chân đen, trộn 1 muỗng canh bột mì, 1 muỗng cà phê muối và nước, bóp nhẹ tay khoảng 1 phút, xả sạch lại, để ráo.
Rau đắng ăn kèm rửa sạch, để ráo.
Trộn đều bột năng, bột gạo và muỗng cà phê muối với nhau. Sau đó, bạn đổ từ từ vào âu bột 150ml nước sôi. Vừa đổ, bạn vừa trộn đều bột. Sau khi đã đổ hết phần nước, bạn nhồi bột thành một khối rồi để bột nghỉ trong khoảng 30 phút.
Tiếp theo, bạn thoa 2 muỗng cà phê dầu ăn lên tay và tiếp tục nhồi khối bột trong 2 – 3 phút cho mịn lại rồi để bột nghỉ thêm 15 phút.
Sau đó, bạn cán khối bột mỏng ra (có độ dày khoảng 1cm), dùng dao cắt miếng bột thành sợi.
Bắc một nồi nước lên bếp, đun sôi và cho vào muỗng cà phê muối và 1 muỗng cà phê dầu ăn. Sau đó thả sợi bột vào luộc. Đun cho đến khi các sợi bánh canh nổi lên trên thì đun thêm 2 phút nữa là chín.
Sau khi vớt bánh canh từ nồi nước sôi ra, bạn cho ngay vào âu nước lạnh, xả lại 1 lần nữa, để ráo.
Bắc nồi nước khoảng 3.5 lít lên bếp, cho tôm khô, 50g hành tím vào cùng, đun sôi lên. Khi nước sôi lên, bạn hạ nhỏ rửa và cho vào 1/2 muỗng cà phê rượu và đầu, xương cá, gốc ngò rí vào, đun trong khoảng 45 phút. Sau khi đun được 20 phút, bạn có thể vớt đầu cá ra (nếu muốn ăn phần đầu này). Trong kinh doanh sẽ có một số thực khách gọi đầu.
Sau khi đã hầm đủ 45 phút, vớt bỏ các nguyên liệu và nêm gia vị gồm 2 muỗng canh muối, 50g đường phèn, 10g bột ngọt, 2 muỗng canh nước mắm đun cho đường phèn tan. Sau đó, bạn có thể nêm nếm lại cho phù hợp với khẩu vị của mình. Tiếp theo cho nấm rơm, sợi bánh canh vào đun sôi trở lại.
Bắc chảo lên bếp cho vào 2 muỗng canh dầu ăn, phi thơm 1 muỗng canh hành tím băm. Sau đó đổ cá vào xào cho chín sơ qua. Khi kinh doanh, bạn sẽ bảo quản trong tủ lạnh, bán đến đâu sẽ cho vào nồi bánh canh nhúng chín đến đó.
Cho cá vào nồi bánh canh nấu chín, múc bánh canh, nước dùng và cá ra tô và thưởng thức. Bạn ăn bánh canh cá lóc với rau đắng sẽ càng thêm hấp dẫn.
Video đang HOT
Nguyên liệu
300gr bánh canh
100gr tôm
150gr thịt lợn xay
100gr nấm rơm
Ớt khô xay (ớt bột), củ hành, tỏi, hành lá
Gia vị: Muối, nước mắm, dầu ăn, tiêu,…
Cách chế biến
Tôm sau khi mua về bạn rửa sạch, cắt bỏ phần râu và chân tôm. Tiếp theo, lột vỏ và loại bỏ phần chỉ đen ở lưng tôm. Sau đó rửa sạch với một ít nước muối pha loãng để khử sạch mùi tanh của tôm.
Nấm rơm cắt đôi, bỏ những phần dính đất và dập nát, rửa sạch ngâm trong nước muối pha loãng khoảng 15 phút. Sau đó vớt ra rửa lại với nước một lần nữa cho sạch và để ráo.
Cho một lượng vừa ăn gia vị (muối, đường, ớt, tiêu,…) vào thịt xay và trộn đều.
Bánh canh khi mua về bạn rửa sơ bằng nước ấm để tách các sợi bánh canh và để ráo. Nếu không thích sử dụng bánh canh làm sẵn, bạn cũng có thể tự làm bánh canh vừa sạch sẽ vừa thơm ngon nhé.
Hành, tỏi, ớt bạn cắt nhỏ.
Cho dầu ăn vào chảo, phi lần lượt hành, tỏi, ớt bột.
Cho thịt xay vào đảo đến khi hành, tỏi, ớt bột và thịt xay hòa quyện với nhau, tiếp tục cho tôm vào trộn đều khoảng 1 phút, cho tiếp nấm rơm.
Trộn hỗn hợp đều tay, sau đó cho thêm 100ml lít nước, nêm 1/2 thìa muối (loại thìa nhỏ dùng để ăn sữa chua), tiếp tục đảo sơ, để lửa nhỏ đến khi vừa sôi thì tắt bếp.
Đun sôi khoảng 1,5 lít nước, cho bánh canh vào và thêm 1/2 thìa muối. Đợi khoảng 5 – 7 phút cho bột bánh canh chín thì cho hỗn hợp tôm, thịt,… vào.
Lúc này bột và thịt đều đã chín, nên bạn chỉ cần nêm nếm lại cho vừa ăn tùy khẩu vị của gia đình.
Nguyên liệu
1kggiò heo
200g củ cải trắng
200g thịt heo xay
Hành tím, hành tây
Ngò rí, hành lá
Rau ăn kèm: giá, rau xà lách
500g bánh canh bột gạo (hoặc bột lọc tùy thích)
Gia vị: hạt nêm,bột ngọt, đường, nước mắm, tiêu, muối
Cách thực hiện
Giò heo sau khi mua về thì rửa sạch, rồi trụng qua nước sôi để nước dùng trong hơn, sau đó vớt ra rửa lại với nước, để ráo.
Gọt vỏ củ cải trắng, rửa lại với nước, rồi cắt thành từng miếng vừa ăn.
Hành tím lột vỏ, cắt thành từng lát mỏng, sau đó cho vào trong chảo dầu để làm hành phi.
Hành tây lột vỏ, rửa sạch, cắt ra làm đôi rồi đem đi nướng sơ trên bếp để hành thơm, nước dùng ngọt hơn.
Ngò rí và hành lá rửa sạch, rồi đem đi cắt nhuyễn (hoặc cắt khúc tùy thích), đầu hành lá cho vào trong chén riêng để xào với thịt băm.
Rửa sạch giá và rau xà lách, rồi cho vào trong rổ để ráo nước.
Cho một ít dầu ăn vào chảo cùng với đầu hành lá, đảo đều cho thơm rồi cho thịt heo bằm vào.
Sau đó nêm vào vào một ít hạt nêm, bột ngọt, nước mắm và một ít đường rồi trộn đều cho thịt thấm gia vị và chín đều.Cho củ cải trắng, hành tây đã nướng và chân giò heo vào nồi nước, sau đó hầm ở lửa vừa trong 45 phút sẽ giúp giò heo chín từ từ sẽ mềm hơn.
Sau khi ninh được 30 phút thì bạn nêm nếm lại nước dùng với gia vị cho vừa ăn, rồi tiếp tục nấu thêm 15 phút nữa cho giò heo chín mềm thì tắt bếp.Bạn cho bánh canh vào nồi nước sôi trụng trong khoảng 3 phút (hoặc theo thời gian hướng dẫn trên bao bì). Sau đó vớt ra, để ráo.
Bạn cho rau xà lách, giá, bánh canh trụng, thịt bằm xào ra tô, sau đó múc nước dùng vào, rắc lên một ít hành phi, hành lá, ngò rí và tiêu, vậy là tô bánh canh thịt, giò heo đã xong rồi.
Nguyên liệu
Bột mì đa dụng 235 gr
Bột gạo 57 gr
Bột năng 56 gr
Bột áo 56 gr
Mực 908 gr
Thịt heo 908 gr (nạc dăm)
Tôm khô 100 gr
Nước lọc 7 lít
Rong biển khô 80 gr
Củ cải trắng 360 gr
Hành tây 1 củ
Hành lá 3 nhánh
Ngò rí 1 ít
Hành phi 2 muỗng cà phê
Nước mắm 1 muỗng canh
Gia vị thông dụng 1 ít (muối/ tiêu/ đường phèn)
Cách chế biến
Thịt heo mua về để nguyên, trụng sơ qua nước sôi, sau đó rửa sạch để khử mùi.
Mực sau khi mua về, bạn phải rửa sạch với nước muối pha loãng, sau đó cắt thành miếng vừa ăn.
Với rong biển khô, bạn đem đi ngâm với nước lạnh 20 phút để rong biển mềm và nở ra. Sau đó cắt nhỏ vừa ăn.
Tôm khô thì rửa sạch với nước.
Bạn bào sạch vỏ củ cải trắng, rửa sạch, sau đó cắt thành từng khoanh vừa ăn. Với củ hành tây, cũng lột sạch vỏ, rửa sạch, khứa thành nhiều đường.
Đối với hành lá, bạn cắt nhỏ phần lá để riêng, phần gốc hành cắt đoạn dài để riêng. Ngò rí thì bạn cắt nhỏ ra.
Bắc nồi lên bếp, cho 3 lít nước lọc vào. Nấu với lửa to, đến khi nước sôi thì cho thịt heo, củ cải trắng, hành tây, tôm khô vào.
Sau khi đã cho hết nguyên liệu vào, cho vào nồi 1 muỗng canh muối, 2/3 muỗng canh đường phèn, nấu với lửa nhỏ liu riu.
Nấu đến khi thịt heo chín mềm thì vớt phần thịt, củ cải, hành tây, tôm khô ra ngoài. Phần thịt, bạn có thể cắt nhỏ để ăn với bánh canh, nếu không, bạn có thể cất vào tủ lạnh.
Vì trong quá trình nấu, nước đã cạn bớt, nên phải châm thêm nước. Cho thêm 2 lít nước lọc vào nồi nước dùng đã nấu, sau đó cho thêm 2/3 muỗng canh muối, khuấy đều nước dùng. Nấu với lửa nhỏ đến khi nước dùng vừa sôi thì tắt bếp.
Cho 235gr bột mì đa dụng, 57gr bột gạo, 56gr bột năng vào một cái thau. Cho vào hỗn hợp bột 2/3 muỗng cà phê muối để sợi bánh canh không bị nhạt, trộn đều hỗn hợp và tạo một cái lỗ chính giữa để rót nước vào.Cho 280ml nước sôi vào lỗ chính giữa bột, trộn đều hỗn hợp. Sau đó nhồi bột trong vòng 7 phút. Sau khi nhồi, ủ bột trong 30 phút để cho bột nở.
Chú ý: Nước đổ vào phải thật sôi. Khi đổ nước, không rưới từ từ xung quanh bột. Vì nếu rưới xung quanh sẽ không đủ sức nóng để làm bột dẻo. Như vậy sẽ rất khó cán bột, bánh canh cắt ra sẽ không được đẹp.
Sau khi bột đã nở, đem bột đi lăn với bột áo. Tiến hành cán bột bằng cây cán bột, nếu không có cây cán bột, bạn có thể sử dụng chai thủy tinh để cán. Cán bột làm sao để bột đừng dày quá, cũng đừng mỏng quá.
Cắt bột làm đôi và tiếp tục rắc bột áo. Sau đó tiếp tục cắt bột thành ba phần. Rắc thêm một lớp bột áo để khi cắt, bột không dính vào nhau.
Cuối cùng là cắt bột thành sợi nhỏ vừa ăn, trộn đều với một lớp bột áo để sợi bánh canh không bị dính vào nhau.
Bắc nồi lên bếp, sau đó cho vào 1 lít nước lọc, nấu với lửa lớn đến khi nước sôi.Sau khi nước sôi, từ từ bỏ sợi bánh canh vào. Sau 5 – 10 phút thì sợi bánh canh chín, lấy đũa trộn lên. Sau đó tắt bếp.Đổ phần bánh canh ra rổ, rửa sạch với nước.
Bắc nồi nước dùng đã nấu lên bếp, nấu với lửa lớn đến khi nước sôi thì từ từ cho sợi bánh canh vào.Sau đó, lần lượt cho mực, gốc hành, rong biển vào. Nấu đến khi mực vừa chín tới thì tắt bếp.
Sau khi nấu chín, cho bánh canh ra tô, rắc thêm hành lá, ngò rí, ít tiêu, hành phi vào.
'Thiên đường bánh canh' Sài Gòn và 10 phiên bản ngon xuất sắc, ai ăn cũng mê
Với cả chục phiên bản khác nhau, Sài Gòn xứng danh là 'thiên đường' của món bánh canh.
Hiếm có món ăn nào được chế biến thành nhiều kiểu như bánh canh, cũng hiếm thấy nơi nào hội tụ đủ hết những phiên bản như ở Sài Gòn. Cùng điểm lại 10 kiểu bánh canh xuất sắc rất được lòng hội mê ăn uống nhé.
Bánh canh thập cẩm ở Sài Gòn thường có nước dùng sền sệt, sóng sánh. Topping ăn kèm vô cùng đa dạng gồm thịt cua, tôm, chả, huyết, mọc, trứng cút,... (Ảnh minh họa)
Bánh canh cua là một trong những phiên bản đắt đỏ nhất ở Sài Gòn bởi thực khách sẽ được phục vụ hẳn một con cua nguyên vẹn, ngoài ra còn có thêm da heo, huyết, một vài loại hải sản ăn kèm. (Ảnh minh họa)
Nước dùng của bánh canh mực thì có phần trong và ngọt thanh hơn các loại khác. Khi ăn, thực khách nên rắc thêm một ít tiêu để làm dậy nên mùi hương của hải sản và ăn kèm với nước mắm ớt. (Ảnh minh họa)
Đã có bánh canh mực thì không thể thiếu "người anh em" bánh canh bạch tuộc. Phiên bản này có màu sắc bắt mắt hơn, phần râu bạch tuộc mập mạp, giòn giòn sần sật vô cùng hấp dẫn. (Ảnh minh họa)
Bánh canh giò heo thiên về vị ngọt đậm đà của nước dùng được ninh từ xương và vị béo của thịt chân giò. Để thêm đậm đà, thực khách nên cho thêm ít ớt tươi xắt lát, hành phi và ăn kèm với quẩy. (Ảnh minh họa)
Bánh canh chả cá là đặc sản nổi tiếng của Nha Trang cũng sớm có mặt ở Sài Gòn. Không nhiều topping như những phiên bản khác, món này chỉ được ăn kèm với chả cá chiên có mùi thơm rất hấp dẫn. (Ảnh minh họa)
Bánh canh hẹ của Phú Yên lại khiến người ta mê mẩn với những khúc cá béo ngậy, chả cá dai dai và không thể thiếu hẹ - điểm nhấn đặc biệt của món ăn này. (Ảnh minh họa)
Với phần nước dùng được chế biến công phu từ nước cốt dừa, phiên bản này có vị đậm đà và béo ngậy nhưng không gây cảm giác ngấy. Tô bánh canh đơn giản chỉ gồm sợi bánh, tôm và vài lát rau mùi điểm tô nhưng lại làm nên một món ăn rất đặc sắc. (Ảnh minh họa)
Bánh canh vịt của miền Tây gây ấn tượng với phần sợi bánh trắng đục, nước dùng có vị khá độc đáo, khác lạ do được ăn cùng với thịt vịt. Tuy vậy, một khi đã nếm thử, bạn sẽ thích ngay những miếng thịt mềm, thấm gia vị còn bánh canh thì dai ngon không bị nát. (Ảnh: @thanh.phat.le)
Đây là món ăn có nguồn gốc từ miền Tây với thành phần chính là sợi bánh, nước cốt dừa và đậu xanh. Nước dùng ngoài vị béo của dừa còn có vị ngọt thơm từ đường thốt nốt. Ngoài những thành phần chính, chủ quán còn rắc thêm mè trắng cho thơm. Món này thường được ăn như món tráng miệng. (Ảnh minh họa)
Về Tây Ninh vương vấn mãi bánh canh Trảng Bàng Bánh canh Trảng Bàng độc đáo, cầu kỳ từ khâu se sợi bánh canh, chế biến nước dùng cho đến làm nước chấm. Có lẽ vì vậy mà ngót hơn một thế kỷ, người dân Trảng Bàng vẫn luôn xem đây là bữa sáng quen thuộc của mình. Không ai biết bánh canh Trảng Bàng ra đời chính xác vào năm nào, chỉ...