Bật mí 3 món cháo ngon bổ dưỡng cho ngày `đèn đỏ`
Ngày “đèn đỏ” dễ khiến trong người bị mệt mỏi, nhợt nhạt… nhiều khi sinh hoạt bị đảo lộn. Dưới đây là một số món cháo tốt cho sức khỏe chị em trong những ngày này.
ảnh minh họa
1. Cháo nhân sâm, đỗ tương
Nguyên liệu: Nhân sâm 10g, đỗ tương 20g, đường đỏ và nước đủ dùng.
Cách làm:
Đỗ tương rửa sạch, ngâm nước khoảng 1 tiếng. Cho nhân sâm và đỗ tương vào nồi, đổ nước hầm tới khi đỗ tương chín nhừ, nêm đường đỏ vào là dùng được. Ăn mỗi ngày 1 thang, ăn trong vòng 3 ngày liên tục. Món ăn có tác dụng bổ máu, ích khí, những người hay bị mệt mỏi, mất máu nhiều khi có kinh nguyệt sử dụng rất thích hợp.
2. Cháo hạt sen, lệ chi (vải)
Nguyên liệu: Hạt sen 50g, cùi vải 10 quả, gạo tẻ 50g, đường đỏ, nước đủ dùng.
Cách làm:
Video đang HOT
Gạo, hạt sen vo sạch. Cho cả 3 thứ trên vào nồi, đổ nước hầm nhừ thành cháo, nêm đường đỏ vào đun sôi là dùng được. Mỗi ngày ăn 1 thang, ăn trong vòng 15 ngày. Món ăn có tác dụng bổ huyết, dưỡng huyết, thích hợp với những người bị rong huyết, mệt mỏi, chán ăn, thiếu máu.
3. Cháo cá chép nước hoa đậu
Nguyên liệu: Cá chép 250g, gạo tẻ 150g, 30g nước hoa đậu răng ngựa.
Cách làm:
Gạo tẻ vo sạch, cho nước hoa đậu răng ngựa nấu thành cháo. Cá chép rửa sạch, đem xào qua với hành và dầu ăn. Cháo chín đổ cá vào quấy đều, nêm gia vị là dùng được. Món ăn có tác dụng bổ máu, dưỡng huyết, những người thiếu máu, đến kỳ kinh nguyệt ra nhiều máu nên sử dụng.
Theo xaluan.vn
"ĐÈN ĐỎ" kéo dài hơn 1 TUẦN có thể là dấu hiệu UNG THƯ CỔ TỬ CUNG và NHIỀU BỆNH NGUY HIỂM sau
Nếu "ngày đèn đỏ" của bạn kéo dài hơn 1 tuần thì bạn đã bị rong kinh và nên cẩn trọng với những căn bệnh này.
Dấu hiệu ung thư cổ tử cung
Nếu tình trạng kinh nguyệt kéo dài, đặc biệt là khi xuất hiện ở những phụ nữ trên 45 tuổi thì đây có thể là dấu hiệu của ung thư cổ tử cung. Trong trường hợp này, bạn nên đến bệnh viện ngay để kiểm tra. Việc phát hiện bệnh sớm sẽ có lợi cho quá trình điều trị sau này.
U xơ tử cung hoặc polyp tử cung
U xơ tử cung sẽ gây ra những thay đổi trong chu kỳ kinh nguyệt như đau bụng, chuột rút, xuất huyết nhiều, rong kinh...
Sự phát triển quá mức của tế bào lớp niêm mạc tử cung sẽ gây ra polyp tử cung hoặc polyp nội mạc tử cung. Căn bệnh này có thể làm xuất hiện tình trạng kinh nguyệt kéo dài, thậm chí xuất huyết nhiều hơn bình thường.
Ảnh minh họa
Bệnh tuyến giáp
Hormone tuyến giáp trong cơ thể giảm cũng có thể gây ra tình trạng kinh nguyệt kéo dài. Chính vì vậy, bạn nên đến bệnh viện kiểm tra để phát hiện bệnh kịp thời.
Tăng prolactin huyết
Prolactin là một loại hormone cần thiết cho sự phát triển của ngực trong quá trình thai nghén và giúp kích thích tiết sữa mẹ nhiều hơn. Tăng prolactin huyết là tình trạng prolactin trong máu tăng cao, nếu bạn không mang thai mà gặp trường hợp này sẽ gây ra hiện tượng rong kinh.
Rối loạn máu
Rối loạn máu do thiếu chất có thể dẫn đến hiện tượng kinh nguyệt kéo dài gây rong kinh. Những bạn gái đang trong giai đoạn dậy thì dễ gặp tình trạng này do cơ thể thiếu các dưỡng chất cần thiết như vitamin và khoáng chất. Bạn có thể bổ sung những chất dinh dưỡng này thông qua chế độ ăn uống hàng ngày.
Hội chứng buồng trứng đa nang
Sự mất cân bằng hóc môn trong cơ thể có thể gây ra tình trạng rong kinh. Đây có thể là dấu hiệu của hội chứng buồng trứng đa nang vì những người mắc hội chứng này thường dễ gặp hiện tượng kinh nguyệt kéo dài.
Ung thư cổ tử cung không chừa 1 ai
Ung thư cổ tử cung hiện đang là 1 trong số 10 căn bệnh ung thư mà phụ nữ Việt mắc nhiều nhất. Không chỉ vậy, theo cảnh báo của BS Phạm Thị Diệu Hà, Phó khoa ung thư phụ khoa (Bệnh viện K Trung ương), hiện đối tượng mắc căn bệnh này đang ngày càng trẻ hóa.
Trong quá trình công tác, BS Diệu Hà đã gặp không ít trường hợp mắc ung thư cổ tử cung khi tuổi đời còn rất trẻ. BS Hà nhớ lại, trường hợp nữ bệnh nhân tên M. tử vong vì biến chứng của căn bệnh này khi mới 17 tuổi.
Theo đó, M. là một cô gái quê Hà Tĩnh, sinh ra trong một gia đình khá giả, được trời phú cho ngoại hình xinh xắn, dễ thương. Do điều kiện sống đầy đủ, M. phổng phao hơn các bạn cùng trang lứa, đồng nghĩa với đó M. yêu từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường và từng quan hệ tình dục với không ít người từ thời còn là học sinh.
Đến năm 17 tuổi, M. bất ngờ phát hiện bị chảy máu vùng kín, nhưng ban đầu cô gái trẻ chỉ nghĩ do kinh nguyệt không đều nên không đi khám. Chỉ đến khi tình trạng kéo dài, kèm theo đó là cảm giác đau đớn, M. mới nói chuyện với gia đình và được đưa đi khám.
Dù mới 17 tuổi, nhưng kết quả xét nghiệm khiến không chỉ gia đình mà ngay cả bác sĩ cũng "giật mình". M. bị ung thư cổ tử cung xâm lấn, chứ không đơn thuần là viêm nhiễm phụ khoa thông thường.
Đây là câu chuyện của một nữ bệnh nhân, mà cho đến bây giờ bác sĩ Hà vẫn còn ám ảnh. "Tôi đã từng tiếp nhận nhiều bệnh nhân, nhưng đây là trường hợp còn rất trẻ. Đến giờ tôi vẫn nhớ khoảnh khắc người cha gần như khuỵu xuống van xin chúng tôi cứu chữa, nhưng mọi thứ đã quá muộn", BS Hà nhớ lại.
Sau khi có kết quả chụp chiếu, xét nghiệm, các bác sĩ đã phẫu thuật cắt bỏ toàn bộ tử cung cho M. đồng thời tiến hành xạ trị, nhưng chỉ 2 năm sau, bệnh tiếp tục tái nặng. M. ra đi vì biến chứng suy thận.
Theo phunutoday.vn
Mệt mỏi với băng vệ sinh, hãy để cốc nguyệt san giúp đỡ bạn Không chỉ khắc phục những hạn chế của băng vệ sinh hay tampon gây ra, cốc nguyệt san còn được xem như lựa chọn thân thiện với môi trường. Trong nhiều năm liền, phụ nữ đã sử dụng băng vệ sinh và tampon như "vũ khí" trong những ngày đèn đỏ. Đến này, cốc nguyệt san xuất hiện như một sự thay thế...