Bất đồng về quyền đấu thầu các hợp đồng quốc phòng hậu Brexit
Các quan chức quốc phòng Mỹ và các nhà ngoại giao EU đã lên tiếng c ảnh báo rằng lập trường cứng rắn của Pháp có nguy cơ gây chia rẽ trong nội bộ các nước thành viên NATO.
Tổng thống Pháp Emmanuel Macron. Ảnh: AFP/TTXVN
Theo tờ Điện Tín, Tổng thống Pháp Emmanuel Macron đã khiến các đồng minh trong Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) tức giận khi Chính phủ Pháp tìm cách ngăn cản các công ty của Anh tham gia đấu thầu các hợp đồng quốc phòng béo bở tại Liên minh châu Âu (EU) sau khi nước Anh rời khỏi EU (còn gọi là Brexit).
Tổng thống Macron đang dẫn đầu nỗ lực ngăn chặn một số nước trong EU, bao gồm Anh và các nước không phải là thành viên NATO, được quyền tham gia đấu thầu một số hợp đồng trong khuôn khổ sáng kiến Hợp tác Cấu trúc Thường trực Quốc phòng ( Pesco).
Video đang HOT
Các quan chức quốc phòng Mỹ và các nhà ngoại giao EU đã lên tiếng cảnh báo rằng lập trường cứng rắn của Pháp có nguy cơ gây chia rẽ trong nội bộ các nước thành viên NATO, bất chấp một số ý kiến phản đối từ Brussels cho rằng đây là chương trình quân sự của EU và điều này không ảnh hưởng đến NATO.
Trong thư gửi Đại diện cấp cao phụ trách an ninh và đối ngoại của EU, Federica Mogherini, các quan chức quốc phòng Mỹ cáo buộc EU cản trở các nước đồng minh NATO không phải là thành viên EU tham gia đấu thầu, cho rằng điều này sẽ hủy hoại mối quan hệ trên tinh thần xây dựng giữa NATO và EU.
Mặc dù không thuộc Pesco, nhưng tới thời điểm này, nước Anh vẫn là một thành viên của EU. Người đứng đầu nhóm nghị sĩ bảo thủ tại Nghị viện châu Âu Ashley Fox cho rằng, việc EU muốn đóng cửa không cho các đồng minh lâu đời của NATO tham gia các hợp đồng cung cấp trang thiết bị quốc phòng là điều vô lý.
Các công ty quốc phòng Anh có những chuyên gia hàng đầu thế giới và các lực lượng vũ trang của EU sẽ phải tiếp tục làm việc chặt chẽ với nhau theo khuôn khổ NATO thời hậu Brexit. Ông Fox cho rằng, vấn đề này cần được đưa ra thảo luận như một phần trong các đàm phán tương lai về quan hệ Anh-EU thời hậu Brexit.
Tờ Điện Tín cho rằng, Chính phủ Anh rất ủng hộ Pesco vì tổ chức này kết hợp chặt chẽ với các mục tiêu của NATO và luôn sẵn sàng mở cửa cho cả những nước ngoài EU tham gia. Những người ủng hộ Pesco lập luận rằng Pesco là khuôn khổ hợp tác nhằm đáp ứng những yêu cầu tăng chi tiêu quốc phòng từ các nước NATO đồng thời là thành viên EU.
Một nhà ngoại giao EU giấu tên nói với tờ Điện Tín rằng, Mỹ lo ngại Pháp và Tây Ban Nha đang cố gắng ngăn cản bất cứ sự tham gia nào từ bên ngoài đến từ các nước Canada, Mỹ, Na Uy, và cả nước Anh hậu Brexit. Điều này có thể ảnh hưởng đến hợp tác của NATO trong khi 25 trong tổng số 34 dự án thuộc khuôn khổ Pesco đều gắn chặt với các mục tiêu của NATO./.
Theo Diễm Quỳnh (P/v TTXVN tại London)
Pháp chuẩn bị cho kịch bản Brexit không thỏa thuận
Báo chí Pháp đã dành nhiều bài viết bình luận về viễn cảnh Brexit (Anh rời khỏi Liên minh châu Âu -EU) không có thỏa thuận. Bài viết chiếm trang nhất tờ Libération phác họa một cách chắc chắn viễn cảnh nước Anh rời châu Âu không thỏa thuận vào ngày 29/3 tới.
Paris đã chuẩn bị 200 biện pháp ưu tiên để chuẩn bị cho kịch bản Brexit không thỏa thuận. Ảnh: bbc.com
Mối quan tâm của tờ báo là "Nước Pháp chuẩn bị thế nào" cho kịch bản xấu này? Tờ báo nhắc lại: "Ngày 17/1, Thủ tướng Edouard Philippe đã ấn nút đỏ. 48 giờ sau khi Quốc hội Anh bác bỏ thỏa thuận của Chính phủ Anh với Brussels về Brexit, Chính phủ Pháp đã khởi động kế hoạch đối phó với kịch bản nước Anh ra đi không thỏa thuận".
Libération cho biết, Paris đã chuẩn bị 200 biện pháp ưu tiên, gồm các biện pháp liên quan đến các trạm kiểm tra biên giới, quyền của kiều dân Anh tại Pháp, giao thông vận tải, các hoạt động tài chính cho đến việc làm sao tiếp tục chuyển giao thiết bị quốc phòng giữa hai nước. Mục tiêu là bảo đảm trong từng lĩnh vực vẫn duy trì được tính liên tục tối thiểu bất chấp Brexit.
Liberation ghi nhận: "Nhiều nhà bình luận, giới chức có trách nhiệm ở hai bên bờ biển Manche đều liên tiếng về một tai họa. Người ta có thể dự đoán 1.000 tình huống rắc rối ở biên giới, vô số các phiền toái trong thủ tục hành chính, sự xáo trộn trong một số lĩnh vực như nghề đánh bắt cá, giá cả một số sản phẩm tiêu dùng liên quan đến tái lập thuế quan đảo lộn, kinh tế bị chậm lại do các doanh nghiệp từ một tháng nay trong tình trạng bất ổn...". Bài viết nhận xét: "Tất cả những chuyện đó thật phi lý, nhưng về lâu dài Vương quốc Anh cũng như những nước khác bên ngoài vẫn phải giao thương với châu Âu."
Libération cho biết thêm có 3 lĩnh vực quan trọng sẽ bị tác động nhiều do Brexit. Trước tiên là lĩnh vực chế biến nông phẩm. Các nhà xuất khẩu Pháp lo sợ họ sẽ phải đón "bão". So với các lĩnh vực kinh tế khác, đây là ngành sẽ bị tổn hại nhiều nhất với Brexit không thỏa thuận. Sau Hà Lan, Pháp là nhà cung cấp lớn thứ hai cho Anh các mặt hàng nông phẩm với trị giá 5,9 tỷ euro/năm.
Ngành thứ hai phải hứng chịu nhiều tổn thất bởi Brexit là hàng không. Airbus đã phải chuẩn bị rút bỏ bớt các dự án hoạt động tại Anh từ đầu năm nay. Và tiếp đến là du lịch. Đây là ngành kinh tế mà từ vài năm gần đây Pháp chiếm đầu bảng. Nhưng Brexit không thỏa thuận có thể hãm lại tốc độ phát triển nhưng chắc chắn chính phủ Pháp sẽ phải có các quyết định về visa để tạo điều kiện cho khách Anh vẫn qua Pháp du lịch dễ dàng.
TTXVN/Báo Tin tức
Theo Tintuc
Nội bộ NATO bất đồng về quyền đấu thầu các hợp đồng quốc phòng hậu Brexit Tờ The Telegraph cho biết Tổng thống Pháp Emmanuel Macron đã khiến các đồng minh trong Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) tức giận khi Pháp tìm cách ngăn cản các công ty quốc phòng của Anh tham gia đấu thầu các hợp đồng quốc phòng béo bở tại Liên minh châu Âu (EU) sau khi nước Anh rời khỏi...