Bắt đầu từ đâu trước?
Một trong những điểm đáng chú ý của Dự thảo Luật Giáo dục (sửa đổi) đang được lấy ý kiến góp ý rộng rãi, là lương nhà giáo được xếp cao nhất trong hệ thống thang bảng lương hành chính sự nghiệp. Điểm mới này sớm nhận được sự đồng tình, ủng hộ của cả người trong và ngoài ngành giáo dục.
ảnh minh họa
Tuy nhiên, để luật có tính khả thi cao thì việc tăng lương này nên bắt đầu từ nhóm đối tượng giáo viên nào hay từ khu vực nào trong bối cảnh ngân sách nhà nước còn hạn hẹp là điều mà nhiều chuyên gia và nhà quản lý băn khoăn!
Cụ thể, theo dự thảo Luật Giáo dục (sửa đổi): “Lương của nhà giáo được xếp cao nhất trong hệ thống thang bậc lương hành chính sự nghiệp. Nhà giáo được hưởng phụ cấp ưu đãi theo nghề, phụ cấp thâm niên và các phụ cấp khác theo quy định của Chính phủ”. Bày tỏ sự đồng thuận với việc xếp lương giáo viên vào thang bảng lương ở bậc cao nhất là hợp lý.
Tuy nhiên, theo GS.TSKH Phạm Thị Trân Châu – Chủ nhiệm Hội đồng tư vấn khoa học- giáo dục – môi trường UBTW MTTQ Việt Nam cho rằng, cần đặt giáo viên trong một tổng thể đội ngũ cán bộ viên chức cũng như cần quan tâm tới tính khả thi của đề xuất này trong bối cảnh đất nước hiện nay.
Chính vì vậy nên bà đề xuất trong bối cảnh đất nước hiện nay, trước mắt nên chú ý đến bộ phận giáo viên đang hưởng bậc lương thấp nhất.Có nghĩa là ở bộ phận thấp nhất khi về hưu đúng chế độ thì lương không quá thấp.Như thế tính khả thi và nhân văn sẽ cao hơn.Còn thực ra làm nghề gì trong bối cảnh đất nước hiện nay cũng cần cái tâm với nghề nghiệp. Làm nghề gì cũng phải có tâm, thích nghi trong hoàn cảnh đất nước, phải chấp nhận trong khó khăn chung của đất nước.
Còn với báo chí về vấn đề này, TS Trịnh Ngọc Thạch, nguyên Phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa- Giáo dục- Thanh niên- Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội cho biết: “Việc tăng lương cho giáo viên là cần thiết. Nếu ngân sách chưa đủ để làm đồng loạt thì cần phân theo lộ trình cụ thể. Có thể ưu tiên tăng sớm hơn cho vùng khó khăn trước. Còn ở khu vực thành phố có thể giãn thời gian tăng lương. Chẳng hạn vùng này có thể sau 6 tháng nữa phải tăng nhưng ở vùng thành phố chưa khó khăn, vài năm nữa mới tăng.
Như vậy, vùng này sẽ bù cho vùng kia”. Còn liên quan đến đến đề xuất cách thức tăng lương giáo viên như thế nào trong thang bảng lương, theo ông Ngọc Thạch, yếu tố kĩ thuật này phải chờ Bộ Tài chính thực hiện.Ngoài ra, ông Thạch cũng cho biết, ở các vùng miền khác nhau có mức lương khác nhau.Vì thế, nếu đem bình quân ra, mức độ lương cũng không giống nhau. Tuy vậy, Nhà nước phải điều tiết chung và phải có lộ trình tăng phù hợp. Có thể tăng ở vùng khó khăn trước hoặc tăng theo cấp học, chẳng hạn tăng cho cấp Mầm non trước.
Trao đổi tại hội nghị góp ý Dự thảo luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục mới đây, Thứ trưởng Bộ GD -ĐT Nguyễn Hữu Độ cho biết, Nghị quyết Trung ương lần thứ 2 khóa VIII năm 1996, Nghị quyết Trung ương lần thứ 8 khóa XI đều khẳng định, lương nhà giáo phải được ưu tiên xếp cao nhất trong thang bảng lương.Nghị quyết số 29 về đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục năm 2013 cũng đã nhắc lại điều này, thể hiện sự quan tâm của Đảng và Nhà nước hướng tới.Chính sách tiền lương hiện nay căn bản đã bám sát Nghị quyết Trung ương lần thứ 2 khóa VIII, Nghị quyết Trung ương lần thứ 8 để ngành Giáo dục thực hiện. Bộ GDĐT đã thực hiện thống nhất trong chính sách tiền lương của Nhà nước, thang bảng lương đối với nhà giáo được đặt ở vị trí thống nhất tùy từng ngành nghề, trình độ đào tạo.
Tuy nhiên, cùng với tình hình chung và so với cuộc sống hiện tại, thu nhập bằng lương của một bộ phận cán bộ, giáo viên còn thấp, đặc biệt là giáo viên mới, nhà giáo đang công tác ở những vùng, miền có điều kiện khó khăn.Thứ trưởng Nguyễn Hữu Độ nhận định: Đã 20 năm nay, Đảng và Nhà nước thể hiện mong muốn tăng lương cho giáo viên, cũng là sự quan tâm của toàn xã hội nhưng chưa thực hiện được. Như vậy, việc tăng lương giáo viên cần phải được đưa vào luật để cụ thể hóa vì nếu chỉ tồn tại trên giấy và chính sách thì rất khó khả thi
Theo Laodongthudo.vn
Video đang HOT
Cần miễn học phí bậc học mầm non, hỗ trợ kinh phí cho trẻ học dân lập
Để chuẩn bị cho đề xuất miễn học phí cấp trung học cơ sở, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã nghiên cứu tại 18 nước, đại diện cho 4 châu lục.
Bộ Giáo dục và Đào tạo vừa trình Chính phủ dự thảo sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục hiện hành với một số thay đổi đáng chú ý như miễn học phí tới cấp trung học cơ sở.
Tuy nhiên, tại hội nghị "Đánh giá kết quả phối hợp công tác pháp chế giữa Bộ Tư pháp và Bộ Giáo dục và Đào tạo năm 2017 nhằm hoàn thiện pháp luật về giáo dục", diễn ra vào ngày 1/12, nhiều đại biểu cho rằng, dự thảo sửa đổi, bổ sung Luật Giáo dục cần bổ sung miễn học phí ở cấp mầm non.
Theo ông Ngô Văn Thịnh - Phó Vụ trưởng Vụ Kế hoạch Tài chính, Bộ Giáo dục và Đào tạo, hiện toàn bộ cấp tiểu học ở nước ta không phải đóng học phí.
Còn cấp mầm non và trung học cơ sở vẫn phải đóng học phí, đi kèm với chế độ miễn giảm cho các hoàn cảnh khó khăn được quy định trong danh mục.
Tuy nhiên, chính sách học phí hiện nay bộc lộ một số hạn chế.
Đề xuất miễn học phí cho trẻ mầm non học trường dân lập (Ảnh minh họa: Báo Gia Lai)
Cụ thể, Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật Giáo dục, khoản 2 điều 11 quy định:
Nhà nước thực hiện chính sách phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ dưới 5 tuổi, phổ cập giáo dục tiểu học và phổ cập giáo dục trung học cơ sở.
Nhưng hiện nay chỉ mới thực hiện chính sách miễn học phí cho học sinh tiểu học. Các cấp học còn lại vẫn phải đóng học phí.
Điều này gây khó khăn cho việc huy động trẻ đến trường, nhất là học sinh vùng núi, vùng khó khăn.
Hiện nay, các gia đình học sinh ở vùng nông thôn, vùng núi có thu nhập tương đối thấp, mặc dù mức thu học phí không cao nhưng cũng gây khó khăn cho các gia đình.
Ngoài ra, cử tri cả nước thông qua các đại biểu Quốc hội cũng mong muốn được miễn học phí cho học sinh trung học cơ sở...
Để chuẩn bị cho đề xuất miễn học phí cấp trung học cơ sở, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã nghiên cứu tại 18 nước, đại diện cho 4 châu lục.
Các nước được nghiên cứu có thu nhập thấp, thu nhập cao, thu nhập trung bình.
Trong đó, 4/18 nước miễn hoàn toàn học phí đối với tất cả các cấp học.
Có 6/18 nước miễn học phí hoàn toàn cho học sinh mầm non.
Có 18/18 nước miễn học phí hoàn toàn cho học sinh tiểu học.
Có 11/18 nước miễn học phí hoàn toàn cho cấp trung học cơ sở.
Có 8/18 nước miễn học phí hoàn toàn cho cấp trung học phổ thông.
Như vậy, nghiên cứu của các nước cho thấy, có 33% các nước miễn học phí mầm non, 61% các nước miễn học phí cấp trung học cơ sở và 44% các nước miễn học phí hoàn toàn cấp trung học phổ thông.
Về việc miễn học phí, tại hội thảo, ông Nguyễn Quang Long - Phó Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Hà Nam cho biết, phụ huynh học sinh mong chờ được miễn học phí từ lâu.
Nếu miễn đóng học phí thì nên mở rộng đối tượng miễn học phí đến cấp mầm non.
"Nếu không phải tất cả trẻ mầm non thì ít nhất là đối tượng đang thực hiện phổ cập là trẻ mầm non 5 tuổi.
Hướng tới chúng ta sẽ phổ cập giáo dục mầm non đối với trẻ 4 tuổi vì vậy, chúng tôi cũng mong muốn mở rộng đối tượng không phải đóng học phí này.
Đối tượng này cũng đã được nhiều nước trên thế giới miễn học phí" - ông Long nói.
Còn ông Bùi Đình Thanh - Phó trưởng phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Duy Tiên, tỉnh Hà Nam cho biết, ở Hà Nam, mỗi năm học phí cấp trung học cơ sở chỉ thu được 7,7 tỷ đồng, trong khi đó đóng góp ngân sách toàn huyện đạt gần 500 tỷ đồng mỗi năm.
Vì vậy, việc miễn đóng học phí ở cấp trung học cơ sở không đáng bao nhiêu so với mức đóng góp nên việc miễn học phí là cần thiết. Điều này rất được người dân mong chờ và nếu có thể thì nên mở rộng thêm cả cấp mầm non.
Bên cạnh đó, theo ông Nguyễn Tiến Dũng - Phó giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo Nam Định, hiện nay, ở một số tỉnh thành phố lớn, dân cư đông các trường công lập không đáp ứng được cơ sở vật chất, trang thiết bị, điều kiện cho học sinh học tập.
Nếu các cháu học sinh không vào được công lập, mầm non thì phải vào tư thục, dân lập thì số tiền phải đóng rất lớn.
Từ đó, ông Dũng đề xuất, cần phải hỗ trợ cho cả những học sinh thuộc diện được miễn học phí như trẻ mầm non mà phải học tại các trường tư thục, dân lập.
"Chúng tôi rất kì vọng vào sự thay đổi của Dự thảo luật lần này. Về vấn đề học phí, tôi đồng tình và đề xuất mở rộng diện miễn học phí ra cả cấp mầm non.
Số tiền đóng góp từ học phí (miền núi hiện chỉ 35.000 đồng/học sinh và đồng bằng 150.000 đồng/học sinh), con số rất nhỏ nên Bộ cần xem xét lại", ông Dũng nói.
"Chúng tôi tính chi phí giáo dục cho một học sinh khoảng 1,5 triệu mỗi cháu ở trường công lập, gồm lương, cơ sở vật chất, chi thường xuyên thì có thể hỗ trợ 1 phần số tiền này cho các cháu học ở trường tư thục, dân lập", ông Dũng nêu ý kiến.
Theo GDVN
Lo lắng miễn học phí 1, tăng phụ phí 10 Dự thảo Luật giáo dục vừa được Bộ GD ĐT trình Chính phủ có đề xuất miễn học phí cho học sinh từ cấp THCS trở xuống. Tuy nhiên, được miễn học phí không ít phụ huynh lo ngại các khoản phụ phí của các trường lại có lý do để "trăm hoa đua nở" để bù đắp khoản thiếu hụt. Theo dự...