Bắt đầu đưa tài liệu giáo dục địa phương vào giảng dạy
Theo Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT), hiện toàn bộ 63 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đã ban hành kế hoạch và đang khẩn trương hoàn thiện việc biên soạn tài liệu giáo dục địa phương.
Ảnh minh họa
Đây là tài liệu được đưa vào giảng dạy trong Chương trình giáo dục phổ thông 2018 và được thực hiện giảng dạy như một môn học. Các sở giáo dục và đào tạo có trách nhiệm tham mưu UBND tỉnh, thành phố thành lập hội đồng biên soạn tài liệu này.
Để kịp thời đưa vào giảng dạy tại các nhà trường từ năm học 2021-2022 đối với lớp 2 và lớp 6 theo Chương trình giáo dục phổ thông 2018, Bộ GD&ĐT yêu cầu các địa phương hoàn thiện và trình tài liệu giáo dục địa phương lớp 2, lớp 6 vào tháng 4/2021 để Bộ phê duyệt.
Trước đó, Bộ GD&ĐT đã ban hành Thông tư số 33 quy định việc thẩm định tài liệu giáo dục địa phương. Thông tư nêu rõ, nội dung tài liệu cần thể hiện đúng, đầy đủ các vấn đề văn hóa, lịch sử truyền thống, địa lý, kinh tế, hướng nghiệp, chính trị – xã hội, môi trường của địa phương.
Việc thẩm định tài liệu giáo dục địa phương căn cứ theo các tiêu chí như nội dung, hình thức tài liệu phù hợp với các quy định của pháp luật; vận dụng sáng tạo phương pháp tổ chức dạy học, vận dụng kiến thức để giải quyết vấn đề thực tiễn của địa phương.
Video đang HOT
Hà Tĩnh chủ động triển khai chương trình giáo dục phổ thông 2018 ở lớp 2 và lớp 6
Hơn 370 trường Tiểu học và THCS ở Hà Tĩnh đã hoàn tất công tác lựa chọn đội ngũ và hiện đang khuyến khích, hỗ trợ giáo viên tiếp cận chương trình giáo dục phổ thông 2018 ở lớp 2 và lớp 6.
Lựa chọn hơn 3.000 giáo viên
Xác định yếu tố đầu tiên quyết định sự thành công khi triển khai chương trình mới là đội ngũ giáo viên nên ngay từ đầu năm học 2020-2021, các trường học ở Hà Tĩnh đã chủ động lựa chọn giáo viên đáp ứng yêu cầu..
Việc triển khai nhuần nhuyễn chương trình giáo dục phổ thông 2018 ở lớp 1 đã tạo niềm tin cho Trường Tiểu học Khánh Vĩnh Yên (Can Lộc) trong công tác chuẩn bị điều kiện để thực hiện chương trình ở lớp 2. Ảnh tư liệu.
Cô Ngô Thị Quế Loan, Phó Hiệu trưởng Trường Tiểu học Khánh Vĩnh Yên (Can Lộc) cho biết: "Sau ổn định việc dạy học theo chương trình giáo dục phổ thông 2018 ở lớp 1, chúng tôi tiếp tục lựa chọn 10 giáo viên để thực hiện chương trình giáo dục phổ thông 2018 ở lớp 2 vào năm học 2021 - 2022. Đội ngũ giáo viên được lựa chọn là những nhân tố điển hình trong phong trào đổi mới phương pháp giảng dạy, ứng dụng công nghệ thông tin".
Để chuẩn bị cho việc triển khai chương trình giáo dục phổ thông 2018 tại 37 trường tiểu học, THCS, thời gian qua, Phòng GD&ĐT Hương Sơn cũng đã chỉ đạo các trường hoàn tất công tác chuẩn bị đội ngũ.
Giáo viên trường Trường THCS Thụ Hậu (Lộc Hà) triển khai tiết dạy thử nghiệm dạy thử nghiệm theo chương trình đổi mới.
Ông Nguyễn Trường Giang, Trưởng Phòng GD&ĐT Hương Sơn cho biết: "Qua lựa chọn và báo cáo của các nhà trường, chúng tôi đã hoàn thiện danh sách giáo viên dự kiến đảm nhiệm việc triển khai chương trình sách giáo khoa mới trong năm học 2021-2022. Toàn huyện có gần 700 giáo viên được lựa chọn đi tập huấn để đáp ứng việc dạy học cho 52 lớp 6 và 66 lớp 2".
Theo số liệu từ Sở GD&ĐT, đến thời điểm hiện tại, hơn 370 trường tiểu học và THCS trên địa bàn toàn tỉnh đã lựa chọn hơn 3.000 giáo viên chuẩn bị cho việc triển khai chương trình giáo dục phổ thông 2018 năm thứ 2 ở lớp 2 và lớp 6. Danh sách đội ngũ giáo viên này đã được ngành cập nhật gửi Bộ GD&ĐT.
Từng bước tiếp cận chương trình mới
Ngay sau khi hoàn thành việc lựa chọn đội ngũ, Sở GD&ĐT cũng đã tiến hành tổ chức tập huấn cho các giáo viên một số chuyên đề về đổi mới phương pháp giảng dạy đáp ứng yêu cầu chương trình mới. Theo đó, thời gian này, giáo viên ở các trường tiểu học và THCS trên địa bàn Hà Tĩnh thực hiện song song 2 nhiệm vụ, vừa giảng dạy vừa tập trung nghiên cứu chương trình năm học mới.
Những giờ học Tiếng Anh ở Trường THCS Tân Vịnh (Lộc Hà) trở nên hấp dẫn hơn bởi sự đổi mới phương pháp giảng dạy của giáo viên
Tại Trường THCS Tân Vịnh (Lộc Hà), việc đẩy mạnh hoạt động nghiên cứu đổi mới phương pháp giảng dạy được thảo luận kỹ càng trong từng tổ chuyên môn và trong các tiết dạy thí điểm để làm quen, rút kinh nghiệm.
Cô Hoàng Thị Mỹ Dung - Tổ trưởng tổ chuyên môn Tiếng Anh, Trường THCS Tân Vịnh cho biết: "Tiếp cận các chương trình đổi mới từ đầu năm nay, chúng tôi đã tổ chức những tiết dạy theo hình thức đổi mới. Việc đổi mới từ cách soạn giáo án, phương pháp dạy học theo hướng phát triển năng lực, phẩm chất học sinh tăng cường hoạt động nhóm trong các giờ học, đến phương pháp dự giờ theo hướng chú trọng quan sát các hoạt động, năng lực, sự hiểu biết của học sinh trong mỗi giờ học".
Từ đầu tháng 1/2021, Trường THCS Thụ Hậu (Lộc Hà) đã mời chuyên viên Sở GD&ĐT tập huấn chuyên đề đổi mới phương pháp dạy học cho giáo viên toàn trường.
Việc đổi mới phương pháp giảng dạy theo chương trình sách giáo khoa 2018 cũng đã trở thành phong trào thi đua sôi nổi đối với hầu hết giáo viên tất cả các nhà trường. Nhiều trường học đã mời chuyên viên Sở GD&ĐT trực tiếp về tập huấn đổi mới phương pháp giảng dạy cho giáo viên.
Thầy Đặng Hữu Tường - Hiệu trưởng Trường THCS Thụ Hậu cho biết: "Thời gian qua, chúng tôi đã tổ chức một số giờ dạy thử nghiệm để giáo viên toàn trường dự giờ và góp ý. Qua đó, các giáo viên có thêm cơ hội làm quen với phương pháp dạy học mới, đồng thời tích lũy kinh nghiệm cho chính mình, tạo điều kiện thuận lợi cho việc triển khai chương trình giáo dục phổ thông 2018 ở những giai đoạn tiếp theo".
Chương trình giáo dục phổ thông 2018 được thực hiện lần đầu tiên ở lớp 1 vào năm học 2020-2021. Năm học 2021-2022, việc thay sách giáo khoa theo chương trình mới sẽ được thực hiện ở lớp 2 và lớp 6. Ngay sau khi hoàn thiện việc lựa chọn đội ngũ, ngành giáo dục sẽ tổ chức giới thiệu để các trường học lựa chọn sách giáo khoa theo hướng dẫn của tỉnh.
Phó Trưởng phòng Giáo dục Phổ thông Sở GD&ĐT Phan Duy Nghĩa
Huyện vùng biển Hà Tĩnh chủ động thực hiện chương trình giáo dục phổ thông mới Thành công từ việc áp dụng chương trình giáo dục phổ thông 2018 vào lớp 1 năm học 2020-2021 là động lực để Lộc Hà (Hà Tĩnh) chủ động chuẩn bị triển khai chương trình ở lớp 2 và lớp 6 trong năm học tiếp theo. Tập trung đầu tư cơ sở vật chất Đến thời điểm hiện tại, 100% lớp học ở...