Bắt chước “thánh ăn công sở” nấu cơm ngay tại văn phòng bằng hộp cơm cắm điện nhỏ gọn, tiện lợi chỉ với giá khoảng 500.000 đồng
Không kịp chuẩn bị đồ ăn ở nhà, chị em có thể nấu cơm ngay tại văn phòng với hộp cơm cắm điện tiện lợi này.
Ăn trưa ở ngoài thường khá tốn kém và không đảm bảo vệ sinh, vì vậy, nấu cơm để mang đến văn phòng luôn là sự lựa chọn hàng đầu của các chị em.
Tuy nhiên, nhiều chị em chuẩn bị cơm trước ở nhà và hí hửng chờ đến giờ ăn trưa thì cơm đã bị…nguội, khóc ròng vì đâu phải văn phòng nào cũng có lò vi sóng. Chưa kể, không phải hôm nào chị em cũng đủ thời gian để nấu nướng tại nhà.
Hộp cơm cắm điện Bear ra đời như một sự “cứu cánh” cho dân văn phòng. Chỉ với giá khoảng 500.000 đồng, hộp cơm không chỉ hâm nóng đồ ăn mà còn “xin sò” hơn, có thể giúp “gạo nấu thành cơm” đúng nghĩa đen. Cùng Webuy khám phá hộp cơm đa-zi-năng này nhé!
Review hộp cơm căm điện Bear.
Ngoại hình xinh xắn, “mix” giữa nồi cơm và hộp cơm
Thiết kế bên ngoài của hộp cơm không có gì khác biệt so với các hộp cơm thông thường. Hộp có 2 màu xanh và hồng pastel đều xinh xắn, trang nhã, phù hợp với dân văn phòng. Vỏ nhựa PP, được người bán giới thiệu là chịu được nhiệt độ cao, không chứa chất gây ung thư.
Nếu chị em đang lo khi đựng canh hay nấu cơm bị trào nước thì cứ yên tâm hộp có chốt cài chắc chắn, không sợ đổ nước bên trong. Bên cạnh đó, hộp có tay cầm tiện lợi giúp mang hộp đi khắp nơi. Không chỉ vậy, hộp cơm có lỗ thoát hơi khá giống với nồi cơm ở nhà. Tuy nhiên, điểm trừ là phích cắm của hộp cơm có thiết kế 3 chân nên hơi bất tiện, không phù hợp với đa số ổ cắm ở Việt Nam.
Phích cắm thiết kế 3 chân nên hơi bất tiện.
Bên trong có 2 hộp nhỏ làm bằng inox và 1 hộp có chia ngăn, khá giống với các hộp thông thường. Nắp hộp nhỏ cũng có lỗ thoát hơi nước và đệm silicon chắc chắn để khi giữ nhiệt được tốt nhất.
Các hộp con bên trong khá giống với hộp cơm thông thường và có thêm khoan dẫn điện.
Bên dưới hộp có khoang dẫn nhiệt với thiết kế khá giống như các hộp lẩu tự sôi hay cơm tự sôi. Nhưng thay vì có gói tự sôi thì hộp cơm này sẽ cắm điện để truyền nhiệt vào nước. Đi kèm với hộp cơm còn có 1 cốc đong và 1 bộ thìa đũa dĩa ăn tiện dụng.
Bộ thìa đũa dĩa ăn đi kèm khá tiện dụng.
Nấu cơm và luộc đồ ăn đơn giản, tiện lợi nhưng chống chỉ định với hội chị em “não cá vàng”
Webuy đã thử nấu cơm và luộc thịt với hộp cơm cắm điện Bear. Việc nấu đồ ăn với hộp tưởng phức tạp hóa ra đơn giản đến không ngờ. Chị em chỉ cần đổ nước vào khoang dẫn điện và vào hộp nhỏ bên trong, cho gạo hoặc thịt vào, đậy nắp, nhấn nút và chờ đợi thành quả. Trong lúc chờ đợi chị em vẫn có thể tiếp tục công việc của mình, vừa tiết kiệm thời gian mà lại có bữa trưa nóng hổi, tiện lợi.
Chỉ khoảng 5 phút cơm đã bắt đầu sôi.
Sau 30 phút hồi hộp chờ đợi, cơm đã chín, thành quả hấp dẫn không ngờ. Tuy nhiên, hộp không có chế độ bật nấc như nồi cơm thông thường nên chị em hoàn toàn phải tự ước lượng thời gian cơm chín để rút điện. Vì vậy, nếu chị em “não cá vàng”, nước trong khoang dẫn nhiệt cạn rất có thể dẫn đến cháy hộp cơm.
Trên bề mặt cơm hơi khô do thời gian nấu khá lâu.
Sau khi nấu cơm thì đến phiên luộc thịt, tuy có 2 hộp con nhưng với “nồi cơm mini” này chị em chỉ có thể nấu từng món. Do không có chế độ tự ngắt nên đồ ăn bị khô nếu để quá lâu và bị sống nếu chưa đủ thời gian. Cả cơm và thịt có vẻ đều nấu khá lâu (30 phút nấu cơm và 20 phút luộc thịt) nên đồ ăn hơi khô. Thôi thì cũng mất công nấu rồi, giờ nếm thử xem hương vị ra sao nào!
Do luộc kỹ nên thịt chín cả ngoài lẫn trong.
Dù hơi khô nhưng lại có 1 ưu điểm vượt trội
Hương vị của cơm và thịt không hề bị ảnh hưởng nhiều, cơm khá thơm và thịt vẫn giữ được vị ngọt. Điểm cộng lớn nhất là đồ ăn không hề bị dính mùi nhựa của hộp cơm. Vì vậy, nếu biết ước lượng thời gian, chị em sẽ có một bữa trưa nhanh gọn mà vẫn ngon miệng.
Tổng kết
Dù vẫn có vài nhược điểm nho nhỏ nhưng nhìn chung hộp cơm cắm điện Bear không chỉ có thể hâm nóng đồ ăn mà còn nấu chín được thực phẩm, khá tiện lợi cho dân văn phòng. Chị em có muốn trở thành “thánh ăn văn phòng”, thử làm nhiều món hơn với “nồi cơm mini” này không?
Đánh giá sản phẩm:
Ưu điểm:
Giá cả phải chăng.
Thiết kế nhỏ gọn, dễ mang theo.
Có thể nấu chín đồ ăn.
Đồ ăn không bị ám mùi nhựa.
Nhược điểm:
Phích cắm 3 chân khó tìm ổ điện.
Không có chế độ tự ngắt.
Chấm điểm: 8/10
Bên trong hộp cơm đắt nhất Việt Nam, giá bán "không thể tin nổi" có những gì?
Hộp cơm bò của nhà hàng ở Hà Nội đang đắt gấp 1.000 lần chi phí suất cơm hộp văn phòng thông thường. Liệu có vị khách nào dám bỏ một số tiền như vậy chỉ để ăn trưa?
Mới đây, thực đơn của một hệ thống nhà hàng kinh doanh đồ ăn (với chuyên các món Hàn Quốc) tại Hà Nội gây xôn xao vì xuất hiện hộp cơm bò có giá 29 triệu đồng (cả nửa cây vàng). Vì quá đắt đỏ so với thông thường, nên không ít người tò mò về nguyên liệu cũng như cách chế biến món ăn "quý tộc" này.
Theo nhà hàng, hộp cơm có thành phần là thịt bò Kobe A5, một trong những giống bò đắt nhất thế giới, với giá hơn 14 triệu đồng/kg. Trọng lượng thịt trong suất cơm là 1,5kg. Đơn giá 29 triệu cũng bao gồm các nguyên liệu cao cấp khác được sử dụng để chế biến cùng và hộp đựng bằng gỗ được thiết kế riêng.
Không chỉ ở nguyên liệu, khâu chuẩn bị kỳ công mất 6 ngày và phải đặt trước 2 tuần, cộng với việc tự tay đầu bếp người Hàn Quốc chế biến tỉ mỉ khiến cho giá thành hộp cơm thành đắt đỏ bậc nhất Việt Nam.
Hộp cơm với 1,5kg nguyên liệu thịt bò Kobe có giá 29 triệu đồng tại Hà Nội.
Hiện tại, nhiều người không khỏi bàn tán vì mức giá không tưởng cho phần cơm hộp. Bên cạnh ý kiến cho rằng đây là cách làm táo bạo của nhà hàng, khi có thể thu hút được sự chú ý thì cũng có ý kiến cho rằng, chi trả hàng chục triệu cho một suất ăn là xa xỉ.
"Thực ra với người giàu có thì chuyện trải nghiệm một bữa ăn như vậy không có gì là khó với họ, và cũng bớt nhàm chán khi chế biến món ăn hàng ngày.
Tuy không rõ việc bán suất cơm này hiệu quả thế nào đối với việc kinh doanh của nhà hàng, nhưng không phủ nhận là nó đã lôi kéo được sự chú ý của nhiều người", tài khoản Hồng Anh, bình luận về hộp cơm bò của nhà hàng được chia sẻ trên mạng xã hội.
"Đây là một ý tưởng không tồi, khiến người ta tò mò về nhà hàng và thực đơn của họ, nhất là thịt bò Kobe vốn đã nổi tiếng, nhưng không phải là ai cũng có cơ hội được ăn thịt này. Tuy nhiên, giá này quá khó tiếp cận với dân văn phòng như mình.
Nếu vẫn có cơm bò Kobe nhưng khẩu phần ít hơn, giá rẻ hơn thì ổn hơn", tài khoản Trình Thanh bình luận.
"Thực sự nhìn giá của cơm hộp mà nghĩ quá tốn kém, nhất là trong thời điểm dịch bệnh đang phải tiết kiệm. Chưa kể, thịt bò Kobe thường chỉ thưởng thức vài lạng, chứ bán cả cân thế này không biết còn đảm bảo độ ngon không?", Hoa Lê bày tỏ quan điểm.
Hiện tại, ngoài phần cơm đắt đỏ, nhà hàng này vẫn bán những suất cơm có giá rất phải chăng từ 29.000 - 79.000 đồng, số lượng cũng rất cân nhắc để luôn đảm bảo đồ ăn ngon khi đến khách hàng.
Những quả nho đắt nhất nhì thị trường hoa quả.
Đây không phải lần đầu thị trường xuất hiện những món ăn xa xỉ gây xôn xao. Vài ngày trước, một cửa hàng kinh doanh hoa quả xách tay tại TP HCM đã mang về 7 chùm nho Ruby Roman (từ Nhật Bản). Mỗi chùm nặng từ 700gram có giá từ 11 triệu đồng. Trong một ngày, cả 7 chùm nho đắt đỏ đều được mua hết.
Trước sức hút của loại quả này, cửa hàng đã quyết định tách riêng từng trái nho để bán cho khách hàng. Tính ra, chi phí để thưởng thức nho Ruby Roman (trọng lượng từ 30g) là 500.000 đồng/quả.
Nàng công sở tiết lộ 3 điều khó chịu ai cũng gặp ở văn phòng và những đồ vật giúp bạn xử lý ngon ơ Không chỉ riêng chuyện "cung đấu" giữa các phòng ban, chốn văn phòng còn có nhiều điều gây ức chế khiến nàng công sở phải đau đầu tìm cách "dung hòa" mỗi ngày. Nhiều người thường mô tả môi trường làm việc nơi công sở là chốn thiên đường, vừa có điều hòa mát lạnh, điện nước "free" lại không phải đội nắng,...