Bất chấp Trump cắt quan hệ, quan chức WHO muốn Mỹ giúp chống Covid-19
“Mỹ từ lâu đã là nhà tài trợ tài tình chính lớn nhất của PAHO và cũng là đối tác quan trọng của chúng tôi”, bà Etienne nói.
Giám đốc khu vực châu Mỹ của WHO ngày 2/6 kêu gọi Mỹ tiếp tục giúp đỡ các nước chống Covid-19 bất chấp việc Tổng thống Trump mới đây tuyên bố cắt đứt quan hệ với tổ chức này.
Bà Carissa Etienne, Giám đốc Tổ chức Y tế Thế giới phụ trách khu vực châu Mỹ. Ảnh: Reuters.
Bà Carissa Etienne, Giám đốc Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) phụ trách khu vực châu Mỹ cho biết, đại dịch Covid-19 đã lây nhiễm cho gần 3 triệu người trong khu vực có sự bất bình đẳng lớn ở các nhóm người bản địa dễ bị tổn thương tại Amazon và các siêu đô thị nơi có mật độ dân cư và giao thông công cộng đông đúc.
Bà Etienne nói trong một cuộc họp ngắn rằng, Mỹ là nước tài trợ lớn cho Tổ chức Y tế liên Mỹ [PAHO một chi nhánh khu vực của WHO - ND], chiếm tới 60% các khoản hỗ trợ tài chính cho PAHO.
Video đang HOT
Trước đó, vào ngày 29/5, Tổng thống Mỹ Donald Trump tuyên bố sẽ cắt đứt quan hệ với WHO sau khi cáo buộc tổ chức này là “con rối” của Trung Quốc. WHO đã bác bỏ cáo buộc của ông Trump cho rằng tổ chức này lan truyền các thông tin sai lệch về virus SARS-CoV-2 từ Trung Quốc.
“Mỹ từ lâu đã là nhà tài trợ tài tình chính lớn nhất của PAHO và cũng là đối tác quan trọng của chúng tôi”, bà Etienne nói.
PAHO cũng kêu gọi chính phủ của các quốc gia Mỹ Latin không nên mở cửa nền kinh tế quá sớm và tránh tụ tập đông người ở nơi công cộng, đặc biệt tại các nước có số ca mắc Covid-19 vẫn gia tăng như Brazil – ổ dịch lớn thứ 2 trên thế giới sau Mỹ.
Sylvain Aldighieri, Giám đốc cơ quan phản ứng khẩn cấp của WHO tại PAHO bày tỏ lo ngại đến sự lây lan nhanh chóng của virus SARS-CoV-2 tại các bộ lạc người bản địa ở Amazon. Ông kêu gọi chính phủ các nước nên tăng cường giám sát các cộng đồng dân cư ở vùng xa, nơi ít được tiếp cận với hệ thống chăm sóc y tế./.
WHO muốn tiếp tục duy trì quan hệ tốt với chính quyền Mỹ
Theo ông Ghebreyesus, thế giới đã được hưởng lợi từ những cam kết và hợp tác chặt chẽ giữa WHO với Mỹ, vì thế, WHO cần dành cho nước Mỹ một lời cảm ơn.
Tổng Giám đốc Tổ chức Y tế thế giới (WHO) ngày 1/6 cho biết tổ chức này ghi nhận và cảm ơn những đóng góp to lớn của Mỹ trong quá khứ và mong muốn duy trì quan hệ tốt đẹp với chính quyền Mỹ trong tương lai, dù Tổng thống Mỹ Donald Trump đã tuyên bố cắt đứt quan hệ với tổ chức này vào tuần trước.
Tổng Giám đốc WHO Tedros Adhanom Ghebreyesus. Ảnh: Reuters
Trong phát biểu đầu tiên trước báo giới từ khi Tổng thống Mỹ Donald Trump tuyên bố cắt đứt quan hệ của Mỹ với Tổ chức Y tế thế giới - WHO hôm 29/05, Tổng Giám đốc WHO Tedros Adhanom Ghebreyesus lên tiếng ca ngợi những đóng góp cho tổ chức này.
Theo người đứng đầu WHO, trong nhiều thập kỷ qua thế giới đã được hưởng lợi từ những cam kết và hợp tác chặt chẽ giữa WHO với chính phủ và nhân dân Mỹ, vì thế, WHO cần dành cho nước Mỹ một lời cảm ơn.
Quan hệ giữa WHO và chính quyền Mỹ đã xấu đi nghiêm trọng từ khi đại dịch Covid-19 bùng phát, dù trong nhiều thập kỷ Mỹ luôn là nước đóng góp tài chính lớn nhất cho tổ chức này. Chính quyền của ông Donald Trump chỉ trích gay gắt WHO và cá nhân Tổng giám đốc WHO là đã phản ứng chậm trễ và quá thiên vị Trung Quốc trong cuộc chiến chống đại dịch thời gian qua.
Hôm 16/4, ông Donald Trump đã quyết định tạm ngưng đóng góp tài chính cho WHO. Đến ngày 18/5, Tổng thống Mỹ lại gửi bức thư yêu cầu WHO phải cải tổ trong vòng 30 ngày và đến ngày 29/5, Mỹ tuyên bố rút khỏi WHO.
Đa số giới phân tích trên thế giới nhận định, dù WHO đã không làm tốt một số việc và cần thiết phải cải tổ trong thời gian tới nhưng việc chính quyền Mỹ quyết liệt với WHO có nguyên nhân chính là từ chính sách của ông Donald Trump nhằm đổ lỗi cho WHO và Trung Quốc cho việc xử lý yếu kém đại dịch Covid-19 tại nước Mỹ, khi Mỹ đang là nước có số nạn nhân tử vong vì Covid-19 cao nhất thế giới, vượt quá 100.000 người.
Đối với các diễn biến của đại dịch Covid-19 hiện nay trên thế giới, các quan chức cấp cao WHO nhấn mạnh, hiện khu vực Trung và Nam Mỹ đang là tâm điểm của đại dịch và dịch tại các khu vực này vẫn chưa qua đỉnh.
Về các nhận định cho rằng virus SARS-CoV-2 đang biến đổi và suy yếu đi, Giám đốc điều hành đồng thời là người đứng đầu chương trình khẩn cấp của WHO, ông Mike Ryan cho rằng, phải hết sức thận trọng với đánh giá này.
"Chúng tôi không biết có đúng là việc này đang diễn ra với dịch Covid-19 hay không. Nhưng có lẽ không phải là do virus yếu đi mà là do cộng đồng thế giới đã thành công trong việc làm giảm số lượng và mức độ phơi nhiễm virus. Virus có vẻ yếu đi nhưng có thể vì chúng ta đang làm tốt hơn chứ không phải tự nó yếu đi. Cá nhân tôi cũng như tất cả chúng ta đều hy vọng virus đang yếu đi, nhưng vào lúc này chúng ta không thể đặt cược vào điều đó", ông Ryan nói.
Tổng thống Mỹ cáo buộc Trung Quốc kiểm soát hoàn toàn Tổ chức Y tế thế giới Mỹ chấm dứt quan hệ với WHO và sẽ chuyển kinh phí cho các nhu cầu về y tế công cộng toàn cầu khẩn cấp khác Tổng thống Mỹ Donald Trump ngày 29/5 (giờ Mỹ) đã tiếp tục chỉ trích cách Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đối phó với đại dịch Covid-19, đồng thời tuyên bố chấm dứt quan hệ giữa...