“Bắt buộc” nhưng không ép buộc
Bộ GD&ĐT vừa có quyết định đưa môn tiếng Hàn và tiếng Đức thành ngoại ngữ 1, hệ 10 năm thí điểm. Thông tin này lập tức nhận được sự quan tâm của dư luận.
Ảnh minh họa/INT
Ngoại ngữ 1 là môn học bắt buộc, gồm các môn: Tiếng Anh, Pháp, Trung Quốc, Nga, sau đó bổ sung môn tiếng Nhật. Ngoại ngữ 2 là môn học tự chọn, trong đó có tiếng Đức, tiếng Hàn. Bộ GD&ĐT cho biết, sau thời gian thí điểm dạy tiếng Hàn, tiếng Đức là ngoại ngữ 2 ở một số địa phương và đạt hiệu quả, nhu cầu học tập của học sinh ngày càng nhiều hơn. Các cơ sở giáo dục phổ thông và học sinh có nguyện vọng lựa chọn môn học này là ngoại ngữ 1, để phù hợp với nhu cầu học tập của học sinh.
Từ thực tế trên, đồng thời để giảm áp lực cho học sinh khi lựa chọn tiếng Hàn, tiếng Đức là ngoại ngữ 2 nhưng vẫn phải học song song ngoại ngữ 1 khác, Bộ GD&ĐT quyết định thí điểm dạy tiếng Hàn, tiếng Đức là ngoại ngữ 1. Cần hiểu tường minh rằng, đây là hai trong những môn học bắt buộc – Ngoại ngữ 1 – nhưng không ép buộc. Việc chọn ngoại ngữ nào phụ thuộc vào điều kiện của từng trường học, địa phương và của từng phụ huynh, học sinh, không có chuyện ép buộc phải học tiếng Hàn, tiếng Đức hay bất kỳ môn ngoại ngữ nào khác. Nhưng có một điều chắc chắn rằng, đây sẽ là cơ hội để các trường phổ thông và học sinh có thêm lựa chọn về môn học trong ngoại ngữ 1.
Trong bối cảnh hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng, chương trình giáo dục cần được xây dựng từ nhu cầu của xã hội, nguồn nhân lực được đào tạo theo hướng quốc tế, công dân toàn cầu. Luật Giáo dục 2019 quy định, phải tạo điều kiện cho người dân học các ngoại ngữ mà xã hội có nhu cầu, nghĩa là cả tiếng Anh và các ngôn ngữ khác; bảo đảm phù hợp với mục tiêu phát triển năng lực, phẩm chất người học theo định hướng Chương trình giáo dục phổ thông 2018. Như vậy, quyết định nêu trên của Bộ GD&ĐT không chỉ đáp ứng yêu cầu thực tiễn, mà còn phù hợp với luật định.
Theo Chương trình giáo dục phổ thông 2018, ngoại ngữ 1 được triển khai bắt buộc từ lớp 3; có thể là tiếng Anh hoặc tiếng khác. Còn nhớ, năm 2016, tiếng Anh được đưa vào giảng dạy như “ngoại ngữ 1″ từ lớp 3 (theo chương trình 10 năm), tiếng Nhật cũng được đưa vào giảng dạy thí điểm từ lớp 3 với tư cách là môn “ngoại ngữ 1″. Và bây giờ, nếu chúng ta tiếp tục thí điểm đưa tiếng Hàn, tiếng Đức vào dạy từ lớp 3 như là “ngoại ngữ 1″ không có gì là xa lạ.
Bộ GD&ĐT khẳng định, việc thí điểm sẽ triển khai ở những nơi có nhu cầu và có đủ điều kiện thực hiện cả về đội ngũ giáo viên, cơ sở vật chất, tính liên thông giữa các cấp học, có đăng ký với Bộ GD&ĐT. Bộ sẽ giám sát quá trình thực hiện này, để bảo đảm tính hiệu quả và quyền lợi người học.
Video đang HOT
Sau thời gian dạy thí điểm là ngoại ngữ 1, Bộ sẽ đánh giá tính hiệu quả và khả thi, qua đó xem xét việc đưa hai môn học tiếng Hàn, tiếng Đức chính thức trở thành Ngoại ngữ 1 trong chương trình giáo dục phổ thông và thực hiện bình đẳng như các môn ngoại ngữ 1 khác.
Tiếng Hàn, tiếng Đức là Ngoại ngữ 1: Rộng cơ hội chọn học ngoại ngữ
Bộ GD&ĐT vừa quyết định môn tiếng Hàn, tiếng Đức được thí điểm là Ngoại ngữ 1 trong Chương trình GDPT sau thời gian thí điểm là ngoại ngữ thứ 2.
Du học Hàn Quốc đang là lựa chọn của nhiều HS Việt Nam. Ảnh: IT
Nhiều nhìn nhận tích cực từ quyết định này bởi sẽ mở ra nhiều hơn cơ hội học tập, công việc, giao lưu văn hóa, hiểu biết liên quan tới 2 ngoại ngữ này.
Hào hứng đón nhận
Thực tế cho thấy tiếng Đức và Hàn ngày càng phổ biến và có tầm ảnh hưởng trên thế giới. Nếu như Tiếng Đức phổ biến nhất trong khối Liên minh Châu Âu EU, đồng thời được tiếp nhận như song ngữ tại các nước lân cận như Áo, Thụy Sĩ, Luxembourg và Leichtenstein... thì tiếng Hàn Quốc được khoảng 78 triệu người trên toàn thế giới sử dụng.
Tại Việt Nam, hợp tác, phát triển giao thương kinh tế, văn hóa giữa Việt Nam - Hàn Quốc, Việt Nam - Đức cũng ngày càng phát triển. Do đó nhu cầu học tập và nâng cao nguồn nhân lực biết tiếng Hàn, tiếng Đức của người Việt cũng tăng. Do vậy, quyết định đưa môn tiếng Hàn, tiếng Đức được thí điểm là Ngoại ngữ 1 trong Chương trình GDPT không chỉ được xã hội, doanh nghiệp kinh tế, văn hóa đồng tình mà GV, HS... cũng đón nhận đầy hào hứng.
Em Phạm Huyền Trang - HS Trường THPT Chuyên ngữ (ĐH Quốc gia Hà Nội) cho rằng: Việt Nam và Hàn Quốc có nhiều hoạt động thương mại, văn hóa, học tiếng Hàn giúp cho HS có cơ hội tìm việc làm. Cùng đó, HS có thêm điều kiện tìm hiểu văn hóa Hàn Quốc và các cuộc thi liên quan đến tiếng Hàn...
Cô Phạm Thị Thanh Tú - GV tiếng Đức, Trường Chuyên ngữ chia sẻ: Cuộc thi về văn bằng ngoại ngữ tiếng Đức do Hội đồng Bộ trưởng văn hóa Liên bang Đức cấp (điều kiện thi khá cao) được tổ chức tại trường có số lượng HS đăng ký dự thi ngày càng đông. Điều đó cho thấy nhu cầu học và sở thích với tiếng Đức của HS tăng.
Mặt khác, HS tiếng Đức tại trường cũng được Thi tốt nghiệp THPT bằng môn Tiếng Đức; Tham gia kỳ thi HS giỏi tiếng Đức... giúp HS có nhiều ưu thế trong việc trúng tuyển vào các trường ĐH thuộc Trường ĐH Quốc gia Hà Nội.
"Tiếng Đức được thí điểm là Ngoại ngữ 1 trong Chương trình GDPT của Bộ GD&ĐT mang lại nhiều cơ hội và ưu thế cho HS nên tôi hoàn toàn ủng hộ..." - cô Phạm Thị Thanh Tú khẳng định.
Cô Nguyễn Hương Giang - GV tiếng Hàn - Trường THPT Chuyên ngữ (ĐH Quốc gia Hà Nội) cũng cho rằng: Khi tiếng Hàn được đào tạo, mở rộng tại bậc phổ thông, tương lai sẽ có một thế hệ HS thành thạo về ngôn ngữ, hiểu biết văn hóa, nguồn nhân lực tiếng Hàn sẽ dần bảo đảm về lượng và chất.
Bà Nhữ Thị Ngần - Tổng Giám đốc Công ty Du lịch Hà Nội (Ha Noi Tourism) - doanh nghiệp thường xuyên đưa khách du lịch đi tour Hàn Quốc bày tỏ: Chính sách của chính phủ Hàn Quốc cũng như các dòng đầu tư vào Việt Nam ngày càng nhiều, không chỉ với ngành du lịch mà còn ở các lĩnh vực kinh tế, văn hóa, xã hội khác.
Do đó, nhu cầu về nhân lực biết tiếng Hàn ngày càng cao, số người thích học, tự học tiếng Hàn Quốc cũng tăng. Việc tuyển nhân sự tiếng Hàn có chất lượng vẫn cần thiết nhưng đôi khi thị trường lao động chưa đáp ứng được. Do đó, quyết định thí điểm tiếng Hàn là Ngoại ngữ 1 của Bộ GD&ĐT khá tích cực, mở thêm nhiều cơ hội giao thương giữa Việt Nam, Hàn Quốc, đặc biệt nâng cao và đáp ứng nguồn nhân lực trong tương lai.
Trung tâm dạy tiếng Hàn đáp ứng nhu cầu học tập của các bạn trẻ. Ảnh: IT
Linh hoạt nội dung, chương trình
Cô Lại Thị Phương Thảo - Phó Hiệu trưởng Trường THPT Chuyên ngữ (ĐH Quốc gia Hà Nội) cho biết: Trường THPT Chuyên ngữ giảng dạy tiếng Đức như ngoại ngữ 1 chính thức từ 2008, tiếng Hàn từ năm 2017.
HS thi tuyển đầu vào lớp chuyên Tiếng Đức, Hàn có thể bằng tiếng Đức, Hàn nhưng cũng có thể bằng tiếng Anh. Như vậy cơ hội cho HS học tiếng Đức, Hàn luôn rộng mở bởi không nhất thiết phải biết tiếng Đức, Hàn mới được thi.
Cùng đó trong thiết kế chương trình học nhà trường quan tâm và chú ý để phù hợp với đầu vào của HS với ngoại ngữ đó. Với trình độ thi vào bằng tiếng Anh sẽ thiết kế cho người bắt đầu học và chuẩn đầu ra đáp ứng theo yêu cầu trình độ B1; Với thí sinh thi đầu vào bằng tiếng Đức, Hàn, chương trình sẽ nâng cao hơn và chuẩn đầu ra là B3.
"Khi gia đình, bố mẹ và HS lựa chọn thi vào các lớp tiếng Hàn, Đức đều có sự tìm hiểu, lựa chọn kĩ càng về đầu ra, mục đích. Số lượng HS thi và học 2 môn tiếng Đức, Hàn ngày càng đông, động lực học tập tốt hơn. Điều đó đáng mừng đặc biệt khi tiếng Đức, Hàn được thí điểm là ngoại ngữ 1..." - bà Lại Thị Phương Thảo cho biết.
Theo cô Ngô Thị Hồng Hà - Phó Hiệu trưởng phụ trách chuyên môn khối THCS &THPT hệ thống giáo dục M.V.LôMôNôXốp (Nam Từ Liêm - Hà Nội), trường dạy môn tiếng Đức là ngoại ngữ 2 với khối THCS 2 tiết/tuần, khối THPT tuần/3 tiết, mỗi khối có 1 lớp. Với lớp tiếng Đức, trường có quy định riêng như: HS đầu vào phải theo lớp tiếng Đức đến cùng; điểm môn ngoại ngữ 2 được tính như một môn học khác. Tuy vậy HS vẫn học tập hào hứng và quyết tâm.
Tiếng Đức, tiếng Hàn là môn ngoại ngữ bắt buộc có phù hợp? Nhiều phụ huynh lo lắng trước thông tin môn Tiếng Đức, tiếng Hàn trở thành môn học "bắt buộc" từ lớp 3 đến 12. Các nhà giáo từng thí điểm môn học này nói gì? Môn Tiếng Đức, tiếng Hàn sẽ được thí điểm tại các trường phổ thông trong thời gian tới. Ảnh minh họa: Q.A Thí điểm chứ không phải là...