Bắt 2 người phụ nữ trong vụ chuyển hơn 700 viên kim cương vào Việt Nam
Một phụ nữ liên quan trực tiếp đến vụ người nước ngoài chuyển 700 viên kim cương vào Việt Nam, người còn lại thì được nhờ “chạy án”.
Hôm nay (11/11), Phòng Cảnh sát Kinh tế – Công an TPHCM đã bắt khẩn cấp 2 đối tượng là Nguyễn Thị Linh (52 tuổ.i, quê Bến Tre) và Lý Thị Ngọc Bích (45 tuổ.i, ngụ quận Gò Vấp, TPHCM).
Hai người phụ nữ này bị bắt để điều tra hành vi liên quan đến vụ chuyển lậu hơn 700 viên kim cương từ nước ngoài vào Việt Nam, và việc chạy án cho những người trong vụ chuyển lậu này.
Đối tượng Nguyễn Thị Linh. Ảnh: Công an cung cấp
Như đã thông tin, sáng ngày 23/10 vừa qua, lực lượng thuộc Phòng Cảnh sát Kinh tế phối hợp Chi cục Hải quan cửa khẩu sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất và Công an quận Tân Bình kiểm tra hành khách Prajapati Shaileshkumar Hareshbhai (quốc tịch Ấn Độ) vừa nhập cảnh từ Ấn Độ vào Việt Nam.
Đối tượng nhập cảnh đi vào luồng xanh, không khai báo hải quan và mang theo một số hành lý. Qua soi chiếu, cơ quan chức năng phát hiện 716 viên kim cương được người đàn ông Ấn Độ này cất giấu tinh vi trong các ví, để lẫn trong quần áo tư trang.
Đối tượng Lý Thị Ngọc Bích và tang vật tiề.n mặt thu giữ. Ảnh: Công an cung cấp
Đối tượng này khai vận chuyển kim cương từ nước ngoài đến Việt Nam để giao cho khách hàng.
Theo cơ quan chức năng giám định, tang vật thu giữ là kim cương tự nhiên, có giá trên thị trường là hàng chục tỷ đồng.
Video đang HOT
Mở rộng điều tra, công an tiến hành mời đối tượng có liên quan là Nguyễn Thị Linh lên làm việc, nhưng bà này đã bỏ trốn khỏi địa phương.
Đối tượng Prajapati Shaileshkumar Hareshbhai khi bị bắt giữ. Ảnh: Công an cung cấp
Được biết, sau đó, Linh có liên hệ với Lý Thị Ngọc Nga (47 tuổ.i) để nhờ lo không bị xử lý hình sự. Nga gọi cho em ruột là Lý Thị Ngọc Bích. Bích đã liên hệ với một số đối tượng khác để tìm cách chạy án cho Linh và Prajapati Shaileshkumar Hareshbhai.
Bích gặp trực tiếp Linh, hứa hẹn và nói sẽ kiếm người liên hệ với cán bộ thụ lý vụ án, tìm luật sư để đi cùng Linh đến trình diện tại cơ quan công an.
Tang vật kim cương nhập lậu cơ quan chức năng thu giữ được. Ảnh: Công an cung cấp
Linh đã đưa cho Bích 1,2 tỷ đồng. Số tiề.n này, Bích đã sử dụng 150 triệu đồng, còn lại cất giữ tại nhà cho đến khi bị cơ quan công an phát hiện, thu giữ.
Công an đề nghị các đối tượng đã từng tiêu thụ kim cương của Nguyễn Thị Linh và Prajapati Shaileshkumar Hareshbhai sớm đến trình diện, khai báo để được hưởng sự khoan hồng của pháp luật.
Quy mô "khủng" của đường dây rửa tiề.n hàng chục ngàn tỷ đồng
Chiều 8/11, Văn phòng Cơ quan CSĐT Công an TP Hồ Chí Minh cho biết, đã khởi tố bị can, thi hành lệnh bắt bị can để tạm giam 2 đối tượng: Nguyễn Thị Kim Trang (SN 1970; cư trú quận 3) và Lê Văn Hòa (SN 1977; cư trú quận Tân Bình) là nhân viên tiệm vàng Đức Long (phường 5, quận Tân Bình) về hành vi "Vận chuyển trái phép tiề.n tệ qua biên giới"
Đây là kết quả của quá trình mở rộng điều tra vụ án "Lừ.a đả.o chiếm đoạt tài sản", "Rửa tiề.n" và "Vận chuyển trái phép tiề.n tệ qua biên giới" được dư luận quan tâm.
Trước đó, ngày 15/4/2024, Văn phòng Cơ quan CSĐT Công an thành phố đã khởi tố Đỗ Viết Đại (SN 1971; ngụ phường 5, quận Tân Bình); Nguyễn Thị Kim Ngân (SN 1977, ngụ Đắk Lắk) là chủ tiệm vàng Đức Long, về hành vi: Tổ chức, điều hành hoạt động chuyển tiề.n trái phép từ Campuchia về Việt Nam và ngược lại.
Lê Văn Hòa và Nguyễn Thị Kim Trang tại cơ quan điều tra.
Các đối tượng đã liên hệ, hợp tác, làm "mắt xích", địa điểm giao, nhận, chuyển tiề.n từ Việt Nam sang nước ngoài (chủ yếu sang Campuchia) và ngược lại nhằm thu lợi bất chính.
Núp bóng dưới vỏ bọc là tiệm vàng, Ngân và Đại thuê địa điểm số 772 Cách Mạng Tháng 8, phường 5, quận Tân Bình làm điểm giao nhận tiề.n và thực hiện các hành vi phạm pháp; đồng thời thuê Nguyễn Thị Kim Trang và Lê Văn Hòa thực hiện việc giao, nhận ngoại tệ, ghi chép sổ sách.
Các đối tượng thỏa thuận với số đối tượng ở Campuchia mức hưởng lợi quy đổi là 1,5 triệu đồng/2,5 tỷ đồng tiề.n giao dịch. Từ tháng 8/2023 đến ngày 5/4/2024, các đối tượng đã thực hiện chuyển tiề.n từ Campuchia về Việt Nam với tổng cộng gần 11 triệu USD, 2.048 tỷ đồng; chuyển từ Việt Nam sang Campuchia khoảng 8,2 triệu USD, hơn 35 tỷ đồng.
Một số đối tượng trong đường dây bị bắt giữ.
Vụ việc xuất phát từ nguồn tin của Đại sứ quán Ucraina tại Việt Nam gửi Công an TP Hồ Chí Minh về việc một công ty có trụ sở tại Ucraina bị chiếm đoạt số tiề.n 314 ngàn USD sau khi thực hiện chuyển tiề.n và.o một công ty có trụ sở tại Việt Nam.
Ngay khi tiếp nhận thông tin, Ban Giám đốc Công an TP Hồ Chí Minh đã chỉ đạo Văn phòng Cơ quan CSĐT chủ trì, phối hợp với các đơn vị nghiệp vụ Công an TP Hồ Chí Minh xác lập chuyên án để đấu tranh.
Kết quả đã khám phá đường dây tội phạm có tổ chức, xuyên quốc gia liên quan hoạt động lừ.a đả.o, rửa tiề.n, vận chuyển trái phép tiề.n tệ qua biên giới với phương thức xâm nhập vào email công ty của các nước đang trao đổi về giao dịch, hợp đồng kinh tế quốc tế; tạo email giả có tên gần tương tự (chỉ khác một ký tự) với email công ty đối tác của bị hại để liên lạc, nêu lý do khách quan để thay đổi tài khoản giao dịch.
Cơ quan CSĐT khám xét và thu giữ tang vật.
Đồng thời, các đối tượng ở nước ngoài chỉ đạo các đối tượng ở Việt Nam gồm: vợ chồng Nguyễn Thị Thanh Thúy và Eneh Division Cable, vợ chồng Lê Thị Thắm và Okoye Chritian Ikechukwu, cùng các đối tượng liên quan thành lập nhiều công ty "ma" có tên giống với tên công ty đối tác để mở tài khoản ngoại tệ USD, tài khoản VND. Sau đó, chúng cung cấp số tài khoản của công ty "ma" để bị hại lầm tưởng và chuyển tiề.n.
Khi nhận được tiề.n và.o tài khoản ngoại tệ USD, các đối tượng đứng tên pháp nhân công ty nhanh chóng làm thủ tục đổi sang tiề.n VNĐ rồi chuyển vào tài khoản VNĐ, sau đó chuyển vào tài khoản của các cá nhân khác tại Việt Nam.
Cơ quan điều tra xác định nhóm các đối tượng đã thành lập hơn 300 công ty "ma" để mở tài khoản ngân hàng của công ty nhằm phục vụ hoạt động phạm tội như trên; trong đó Nguyễn Thị Hương đứng tên 116 công ty, Nguyễn Thị Thanh Thúy đứng tên 112 công ty, Lê Thị Thắm đứng tên 53 công ty; đồng thời xác định tài khoản của các đối tượng có lịch sử giao dịch liên quan hoạt động phạm tội với tổng số tiề.n hơn 3 triệu USD.
Con dấu một số công ty mà các đối tượng lập ra.
Nhóm này rút tiề.n mặt mang đến Cơ sở Yến sào Kingfood trên đường Lê Đại Hành, phường 11, quận 11 do Nguyễn Thị Thu Thủy (SN 1983, ngụ quận Tân Phú) và Phạm Văn Nhân (SN 1980, ngụ quận 11) làm chủ và địa chỉ 772 Cách Mạng Tháng Tám, phường 5, quận Tân Bình do Nguyễn Thị Kim Ngân làm chủ, điều hành để thực hiện dịch vụ chuyển USD trái phép qua Campuchia cho đồng bọn.
Kết quả điều tra đến nay, Văn phòng Cơ quan CSĐT Công an TP Hồ Chí Minh đã khởi tố 15 đối tượng về các tội "Rửa tiề.n", "Vận chuyển trái phép tiề.n tệ qua biên giới"; các đối tượng đều là các "mắt xích" có liên quan nằm trong đường dây tội phạm hoạt động có tổ chức, xuyên quốc gia này.
Quá trình điều tra, Cơ quan CSĐT đã khám xét nhiều địa điểm, đã tạm giữ số tiề.n hơn 1 triệu USD, nhiều ngoại tệ khác, hơn 9 tỷ VNĐ, hơn 200 con dấu, giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh và nhiều tài liệu, thiết bị điện tử liên quan.
Văn phòng Cơ quan CSĐT Công an TP Hồ Chí Minh tiếp tục làm rõ việc các đối tượng thành lập hàng trăm công ty "ma" để phục vụ hoạt động phạm tội, xác định trách nhiệm của cá nhân, tổ chức có liên quan để xử lý và kiến nghị khắc phục những sơ hở, bất cập nhằm phòng ngừa tội phạm.
Bí mật trong các gói trà được vận chuyển qua khu vực cửa khẩu Số m.a tú.y "khủng" được ngụy trang tinh vi trong các gói trà, giấu trong chiếc ô tô biển kiểm soát nước ngoài để đưa vào Việt Nam. Ngày 6/11, thông tin từ Bộ Chỉ huy Bộ đội biên phòng (BĐBP) tỉnh Nghệ An cho hay, đơn vị đã khởi tố vụ án và bàn giao hồ sơ cùng 5 đối tượng trong...