Bắp cải: Vị thuốc thần kỳ chữa bệnh dạ dày và phòng chống ung thư
Bắp cải được dùng làm thuốc chữa bệnh từ thời thượng cổ ở châu Âu. Người ta đã gọi nó là “thuốc của người nghèo”.
Bắp cải có nhiều muối khoáng, nhất là canxi, photpho, kali, sắt. Lượng vitamin C trong bắp cải chỉ thua cà chua, nhiều gấp 4,5 lần so với cà rốt và 3,6 lần so với khoai tây, hành tây. Trong loại rau này, vitamin C kết hợp sẵn với vitamin P thành phức hợp PC. Vitamin C được vitamin P bảo vệ khỏi bị ôxy hóa nên có giá trị sinh học cao hơn thuốc vitamin C.
Theo Đông y, cải bắp vị ngọt tính hàn, không độc, có tác dụng hoạt huyết, cầm máu, lợi tiểu, làm mát phổi, thanh nhiệt, trừ đàm thấp, giải độc, sinh tân dịch, chống khát, mát dạ dày, bổ tỳ vị. Người táo bón, tiểu ít không ăn bắp cải sống hoặc dưa bắp cải muối mà phải nấu chín.
Cải bắp được dùng làm thuốc chữa bệnh từ thời thượng cổ ở châu Âu. Người ta đã gọi nó là “thuốc của người nghèo”. Sau đây là một số tác dụng chữa bệnh từ bắp cải:
Chữa dạ dày: Từ thập niên 40, các thầy thuốc Mỹ đã công nhận tác dụng chữa loét dạ dày của bắp cải và sau đó được kiểm chứng trên thực nghiệm. Kết quả cho thấy phần lớn người bị loét dạ dày hành tá tràng đã uống 1/2 lít nước bắp cải mỗi ngày trong 3 tuần.
Qua nội soi, các chuyên gia Ấn Độ đã chứng minh được sự hình thành một lớp màng nhày có 2 chức năng vừa che chở, vừa tái tạo niêm mạc dạ dày dưới tác dụng của bắp cải. Ngoài ra, họ đã xác định được một hoạt chất có tác dụng bảo vệ niêm mạc dạ dày. Hoạt chất này chỉ có trong bắp cải tươi; hàm lượng cao khi còn tươi xanh và thu hái vào mùa xuân hay mùa hè, hầu như mất tác dụng vào mùa đông…
Video đang HOT
Theo kinh nghiệm dân gian, tác dụng nước ép bắp cải sẽ được gia tăng gấp bội nếu dùng hòa chung với nước ép rau cần tây.
Đối với bệnh loét dạ dày tá tràng, nước ép bắp cải giúp chóng làm lành vết loét, thành sẹo. Cách dùng: Mỗi sáng sớm và trước khi đi ngủ uống nửa cốc nước bắp cải ép.
Phòng chống ung thư: Một số công trình nghiên cứu của Viện đại học New York cho thấy, tập quán ăn bắp cải thường xuyên giúp ít bị ung thư đường tiêu hóa. Tất cả các loại cải đều có tác dụng phòng chống ung thư, nhưng rõ rệt nhất được xác định là bắp cải. Nếu ăn mỗi tuần, nguy cơ ung thư ruột giảm 70%, ăn 2 tuần/lần thì giảm 40%.
Viện đại học Minnesota đã chiết xuất được từ bắp cải nhóm hoạt chất indol, giúp giảm tỷ lệ ung thư vú ở động vật thực nghiệm.
Trí Thức Trẻ
Hến: 9 lợi ích 'vàng' không nhiều người biết
Mùa hè, sà bên mâm cơm có canh chua nấu hến thì thật tuyệt vời. Ngoài việc là món ăn bổ dưỡng, hến còn được biết đến là một loại thuốc hay, chữa được khá nhiều bệnh.
Hến trị lợi tiểu
Thịt hến vị ngọt mặn, tính hàn, không độc, có tác dụng dưỡng âm, lợi tiểu, hoạt tràng, thông khí, thanh nhiệt và giải độc. Bạn hãy thưởng thức bát canh chua hến nấu với me và xem tác dụng tuyệt vời của món ăn ngon này nhé.
Hến dưỡng âm, nhuận ngũ tạng
Hến tính nhuận ướt, có ích cho tân dịch, có khả năng nhuận dưỡng ngũ tạng. Hãy làm món ăn món ăn từ hến bằng cách nấu với cà rốt, khoai tây, và xuyên khung. Sự kết hợp bởi cà rốt, khoai tây- giàu chất tăng cường sức khỏe, xuyên khung- giúp tăng cường hoạt động máu và hến sẽ tăng cường trí lực, nâng cao sức khỏe, phòng trừ suy nhược thần kinh.
Dùng hến cho người bị bướu cổ
Hến có hàm lượng i- ốt cao, nên những người có bệnh bướu cổ do suy tuyến giáp thì rất nên dùng. Tuy nhiên, do thịt hến non mềm, lượng i- ốt lại dễ bị phân hủy nên cần nhớ không được luộc lâu.
Chữa lao phổi
Người lao phổi hay bị sốt về chiều, đêm hay ra mồ hôi thì hãy dùng thịt hến hầm với sò biển để ăn.
Hến có thể hỗ trợ người có bệnh thiếu máu
Hến là một loại thực phẩm chứa nhiều vitamin B12 và sắt, rất tốt cho những người bị thiếu máu.
Hến thích hợp với những người có bệnh tim mạch
Hến cũng ít chất béo, ít cholesterol và nhiều axit béo omega - 3 nên là món ăn tích cực cho những người có bệnh tim mạch.
Trí Thức Trẻ
Bí ẩn cây thuốc 'lạ' chữa khỏi bệnh đau dạ dày chỉ trong 1-2 tuần Mặc dù không biết tên của loại cây này, nhưng ông Sáu cho biết, chỉ cần nhai sống lá cây hàng ngày thì chỉ trong 1-2 tuần có thể khỏi được bệnh đau dạ dày mãn tính. Mặc dù là dân "tay ngang" bước vào nghề y, nhưng với hơn 20 năm đi tìm kiếm, sưu tầm các cây thuốc quý, ông Huỳnh...