Bảo vệ học sinh an toàn trước những thông tin xấu, độc
Nhằm nâng cao năng lực nhận thức cho các em học sinh, xây dựng nhà trường an toàn, lành mạnh, tạo điều kiện cho học sinh học tập, rèn luyện, phấn đấu và trưởng thành, thời gian qua, lực lượng Công an các địa bàn phối hợp với nhà trường có nhiều giải pháp hay..
Sau tiết chào cờ sáng thứ 2 như thường lệ, sân trường của hệ thống trường THCS và THPT Lê Quý Đôn (phường Mỹ Đình 2, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội) rộn rã hơn hẳn mọi ngày bởi hôm nay nhà trường phối hợp với Công an quận Nam Từ Liêm tổ chức buổi tuyên truyền chuyên đề phòng chống bạo lực, ma túy học đường và xâm hại tình dục trẻ em. Nhà trường đã tập trung toàn bộ gần 1.300 học sinh của cả hai cấp học, trừ học sinh lớp 9 và 12 đang ôn thi cuối cấp xuống sân trường để nghe, giao lưu với các cán bộ, chiến sĩ Công an.
Với một sự thích thú, đam mê đặc biệt, PGS.TS Nguyễn Minh Hiển, Trưởng khoa Nghiệp vụ cơ bản, Học viện CSND đã mang đến cho các em học sinh những kiến thức cơ bản về ma túy, bạo lực học đường và xâm hại tình dục trẻ em. Không đơn giản là bài tuyên truyền chuyên đề một chiều, PGS. TS Nguyễn Minh Hiển đã dành nhiều thời gian trao đổi với các em học sinh, vừa tạo sự tương tác, tránh nhàm chán giúp các em học sinh mạnh dạn giao lưu, nhấn mạnh những nội dung các em cần tìm hiểu, bổ sung kiến thức.
Bạn hiểu gì về ma túy, bạo lực học đường hay xâm hại tình dục trẻ em?… Những câu hỏi được đặt ra và đã được lời giải đáp ngay trong buổi tuyên truyền chuyên đề. Các em hào hứng đặt ra những câu hỏi có thể mắc trong chính thực tế, từ việc yêu đương người chưa thành niên, sự cố khi sử dụng mạng xã hội hay những hành vi bạo lực trong nhà trường…
Học sinh trường THCS, THPT Lê Quý Đôn mạnh dạn giao lưu tại buổi tuyên truyền chuyên đề.
Em Hoàng Anh Dũng, lớp 7E1 bày tỏ: “Được các chú Công an am hiểu về pháp luật giải thích cặn kẽ, chúng em có thêm nhận thức. Từ đó, ứng xử đúng với quy định của pháp luật, đạo đức, thuần phong mỹ tục của dân tộc, tránh không vi phạm”.
Cô giáo Nguyễn Thị Thúy Anh, Hiệu trưởng nhà trường chia sẻ, phòng chống ma túy, bạo lực học đường, xâm hại tình dục trẻ em là những vấn đề nóng hiện nay rất được nhà trường quan tâm chú trọng trong công tác giáo dục, tuyên truyền pháp luật, cũng như giáo dục kỹ năng sống đối với học sinh. Hàng tuần, nhà trường đều có tiết học kỹ năng sống và trong năm học cũng có 1, 2 lần tổ chức tuyên truyền các nội dung chuyên đề về ma túy, bạo lực học đường, xâm hại tình dục trẻ em do giáo viên nhà trường đảm trách.
Video đang HOT
Tuy nhiên, đó là những bài giảng do giáo viên tự biên soạn, tổng hợp kiến thức từ trên mạng nên không thể chuyên sâu như bài giảng của báo cáo viên CAND. Vì vậy, để công tác tuyên truyền giáo dục pháp luật thêm hiệu quả, nhà trường và Đội An ninh Công an quận Nam Từ Liêm đã phối hợp tổ chức chuyên đề tuyên truyền.
Cô giáo Nguyễn Thị Thúy Anh so sánh: “Buổi tuyên truyền hôm nay rõ ràng, lôi cuốn, bổ ích hơn hẳn, khiến học sinh nhà trường rất hào hứng. Các em tỏ ra rất mạnh dạn giao lưu, đặt câu hỏi và tìm lời giải đáp từ phía các chiến sĩ Công an”…
Theo Thiếu tá Nguyễn Thị Tuyết, Phó Đội trưởng Đội An ninh Công an quận Nam Từ Liêm, hiện nay xã hội ngày càng phát triển mạnh mẽ, phần lớn học sinh có đạo đức tốt, lễ phép, kính trọng với ông bà, cha mẹ, thầy cô giáo, người lớn tuổi, trung thực, đoàn kết, có lối sống văn hóa lành mạnh, chấp hành các quy định của pháp luật. Tuy nhiên, vẫn còn một bộ phận thanh thiếu niên tâm lý chưa được ổn định, dễ bị lôi kéo dẫn đến vi phạm pháp luật hiện tượng tàng trữ, sử dụng trái phép chất ma túy, bạo lực học đường, xâm hại trẻ em xảy ra trong và ngoài trường học, học sinh quay phim, chụp ảnh đưa lên mạng gây bức xúc trong xã hội và trở thành nỗi lo của nhiều gia đình…
Nắm được vấn đề này, Công an quận Nam Từ Liêm đã phối hợp với các trường học trên địa bàn tổ chức các buổi tuyên truyền liên quan các nội dung này, để từ đây nâng cao năng lực nhận thức cho các em học sinh, xây dựng nhà trường an toàn, lành mạnh, tạo điều kiện cho các em học tập, rèn luyện, phấn đấu và trưởng thành.
Còn ở Trường THCS Phúc Diễn, quận Bắc Từ Liêm, một mô hình rất hay cũng được Công an quận Bắc Từ Liêm phối hợp với nhà trường phát động, đó là mô hình “Vì môi trường mạng xã hội bình yên”.
Chia sẻ về mục đích và ý nghĩa của mô hình này, Thiếu tá Phương Minh Thắng, Phó trưởng Công an quận Bắc Từ Liêm cho hay: Trên địa bàn quận Bắc Từ Liêm hiện có 16 trường THCS với gần 13 ngàn học sinh. Đây là lứa tuổi chưa đủ chín chắn để làm chủ bản thân, thường có tâm lý chung là ưa khám phá…
Bởi vậy, mô hình nhằm nâng cao hiệu quả công tác tuyên truyền về Luật An ninh mạng trong học sinh, giáo viên và phụ huynh, góp phần nâng cao nhận thức của mỗi em học sinh về môi trường mạng xã hội. Tuyên truyền, hướng dẫn học sinh sử dụng, khai thác thông tin trên Internet và mạng xã hội phục vụ các mục tiêu học tập, lành mạnh, hữu ích, vừa giúp các em nâng cao cảnh giác trước các âm mưu, thủ đoạn của các phần tử xấu, rèn luyện kỹ năng tự bảo vệ của mình khi tham gia môi trường mạng, sống có trách nhiệm với cộng động xã hội, xây dựng lý tưởng sống tốt đẹp.
Cô giáo Đỗ Thị Kim Loan, Hiệu trưởng Trường THCS Phúc Diễn cho biết, nhiều năm qua, nhà trường thường xuyên quan tâm tổ chức nhiều chuyên đề tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật nói chung, việc ứng dụng ứng xử trên mạng xã hội nói riêng cho học sinh các khối lớp, song với việc triển khai mô hình “Vì môi trường mạng xã hội bình yên” ngay tại nhà trường, cùng với sự phối hợp chặt chẽ ký quy chế phối hợp giữa Công an quận, Công an phường, nhà trường và Hội Cha mẹ học sinh, chắc chắn sẽ đem lại hiệu quả cao hơn trong giáo dục, giúp các em học sinh nâng cao nhận thức trước những yếu tố nguy hại của không gian mạng rèn luyện kỹ năng tự bảo vệ mình khi tham gia môi trường mạng, qua đó góp phần bảo vệ các em học sinh an toàn trước những thông tin xấu độc trên mạng xã hội.
Hiểm nguy rình rập học sinh trên mạng xã hội
Nhiều học sinh sử dụng mạng xã hội từ rất sớm, nhưng không được chỉ cách dùng sao cho đúng, nên dễ bị ảnh hưởng bởi thông tin xấu độc, phát sinh tâm lý, hành vi lệch chuẩn.
Học sinh hào hứng trả lời những câu hỏi về sử dụng mạng xã hội
Sáng 23/11, Trường THCS Chương Dương (quận Hoàn Kiếm, Hà Nội) dành khoảng 2 giờ để dạy hơn 400 học sinh kỹ năng dùng mạng xã hội.
Nhiều học sinh cho biết đã dùng mạng xã hội từ rất sớm, thậm chí từ hồi lớp 3, lớp 4 để cập nhật tin tức, nhắn tin với bạn bè, người quen. Nhiều em nói rằng, việc học trên lớp rất bận rộn, thường chiếm trọn thời gian trong ngày, do đó, khi về nhà hay dùng điện thoại vào mạng xã hội để nói chuyện giải khuây.
Có học sinh không được bố mẹ trang bị điện thoại di động, nhưng cũng lén dùng mạng xã hội. Nhiều em lập nhóm "chat" kín để chia sẻ thông tin riêng, nhắn tin với nhau bằng "teencode" (mật mã tuổi học trò) để bố mẹ có phát hiện cũng không đọc được.
Đinh Vũ Nguyên, học sinh lớp 6A3, cho hay, em được bố mẹ sắm điện thoại di dộng để liên lạc và tìm tài liệu học. Mới dùng Facebook, Zalo, nhưng em thường dành khoảng 3-3,5 giờ mỗi ngày để vào mạng để học và nhắn tin với bạn bè. Nguyên chưa gặp phải sự cố nào, nhưng bạn của em từng làm quen với người lạ qua mạng và bị gửi những nội dung bậy bạ khiến em rất sợ hãi.
Cô Nguyễn Thị Vân Hồng, Hiệu trưởng Trường THCS Chương Dương, nói rằng, bà khá hoang mang khi thấy nhiều bạn trẻ có lời lẽ không chuẩn mực trên mạng xã hội. Ngay cả trên website của trường, học sinh vẫn vào nói những từ ngữ khó nghe. Cô khuyên học sinh, nên sử dụng mạng xã hội một cách thông minh, cố gắng lan tỏa hành động đẹp, không nên trở thành "anh hùng bàn phím".
Cần tăng cường giáo dục kỹ năng sốn g
Người đứng lớp dạy kỹ năng sống, thầy Nguyễn Như Hoan (huấn luyện viên, tổ trưởng tổ kỹ năng xã hội Trường Lê Duẩn), nói rằng, ở một số quốc gia, học sinh phải đủ 13 tuổi mới được dùng mạng xã hội. Ở Việt Nam, việc học sinh dùng mạng xã hội từ lớp 3-5 là rất sớm.
Thầy Hoan đặt câu hỏi: "Trong số chúng ta có ai biết về Khá "Bảnh" không?". Lập tức, nhiều học sinh ngồi dưới sân trổ tài "múa quạt". Thầy Hoan nói rằng, cứ 10 học sinh, có 8 em biết đến các giang hồ mạng như Khá "Bảnh", Huấn "Hoa hồng"...
Thậm chí, ngay cả khi Khá "Bảnh" bị bắt, tòa xử vẫn có học sinh thiếu thông tin, thiếu hiểu biết đứng chờ ở cổng tòa đợi "thần tượng". Trong buổi nói chuyện, thầy Hoan nói về những hành vi xấu của Khá "Bảnh" như: đốt xe máy, đánh người, đánh bạc... để học sinh hiểu rõ về các giang hồ mạng.
Thầy cũng lưu ý, việc "like", bình luận, chia sẻ đều phải cân nhắc vì khi Luật An ninh mạng có hiệu lực, việc đưa lên mạng thông tin không chính xác có thể bị phạt. Ngoài ra, việc bôi nhọ, xúc phạm, phát ngôn gây ảnh hưởng uy tín người khác sẽ bị truy cứu trách nhiệm...
Theo thầy Hoan, đa số học sinh sử dụng mạng xã hội, đặc biệt xem kênh YouTube rất nhiều, nhưng nhận thức hạn chế; các nội dung đưa lên thiếu kiểm soát nên tác động lớn đến trẻ. Nhiều nhà trường, giáo viên chưa quan tân, chưa nắm bắt được các vấn đề sai lệch trên mạng xã hội để giải thích đúng-sai cho học sinh. Vì thế, nhà trường cần tăng cường giáo dục kỹ năng sống; học sinh cần được trải nghiệm, tương tác với nhau, có không gian chơi thực tế, giảm thời gian dùng mạng xã hội.
Thầy Hoan nói rằng, sử dụng mạng xã hội sớm, học sinh dễ bị nghiện; khi lên mạng, các em rất chăm chú, khi bị phụ huynh yêu cầu dùng ít, các em rất dễ cáu giận. Học sinh nhỏ tuổi, chưa đủ nhận thức để phân định đúng-sai, nên nội dung xấu độc trên mạng dễ khiến các em lệch chuẩn, ảnh hưởng tâm lý, hành vi.
Học sinh lớp 6 Đinh Vũ Nguyên thường dành 3-3,5 giờ mỗi ngày để vào mạng xã hội. Bạn của Nguyên từng làm quen với người lạ qua mạng và bị gửi những nội dung bậy bạ khiến em rất sợ hãi.
Nên trả lại chiếc "roi" cho người thầy Trước các sự việc đau lòng gần đây như học sinh tát cô giáo, cô giáo Nguyễn Thị Tuất (Tiểu học Sài Sơn B, Quốc Oai, Hà Nội) tố cáo nhà trường trù dập và bao che cho học sinh quậy phá, hành hung cô giáo đang là tâm điểm của dư luận... Các nhà quản lý giáo dục cho rằng, học sinh...