Bảo vệ con trước nguy cơ ma túy tấn công môi trường học đường
Sự việc một số học sinh trường tiểu học Dư Hàng (TP Hải Phòng) bị nhóm đối tượng lạ ép dùng ma túy, đến lúc bị phụ thuộc, các học sinh này về nhà ăn trộm tiền, đồ dạc của bố mẹ để giao cho chúng đang gây hoang mang cho nhiều phụ huynh tại đây. Thông tin này đang được CQĐT làm rõ, nhưng ở thời điểm này, các bậc phụ huynh mới thấy: Đưa đón con đi học chưa hẳn là sự bảo vệ đầy đủ nhất. Trong khi sự hiểu biết của học sinh về tác hại của ma túy còn nông cạn, phụ huynh không thể giao hết trách nhiệm bảo vệ con cho nhà trường.
Ma túy đe dọa an toàn trường học
Chiều 21-1, tại khu vực chùa Hàng (đường Chùa Hàng, thuộc địa bàn phường Hồ Nam, quận Lê Chân, TP Hải Phòng) có 2 phụ huynh học sinh trong trường đã đuổi bắt 1 đối tượng nghi ép con em họ dùng ma túy và trộm tiền nhiều năm nay.
Hai phụ huynh được xác định là người nhà của 3 học sinh M (lớp 4), học sinh Đ và K (học lớp 5) trường tiểu học Dư Hàng (địa chỉ ở 161 đường Chùa Hàng, quận Lê Chân). Theo bà Nguyễn Thị Mai Anh – Hiệu trưởng trường tiểu học Dư Hàng – cho biết: “Sự việc xảy ra khiến nhà trường và phụ huynh thực sự bàng hoàng. Ngay khi được nhận được thông tin có đối tượng dụ dỗ học sinh Đ và M của trường dùng ma túy để khống chế trộm tiền giao cho chúng, chúng tôi đã khẩn trương phối hợp với CA để làm rõ vụ việc”.
“Trước đó, gia đình thường xuyên xuất hiện việc mất trộm tiền từ vài chục tới vài trăm ngàn và nghi chính con em mình lấy. Thấy thế, trường đã tổ chức họp các gia đình thì các cháu khai là lấy trộm tiền (mỗi lần vài trăm nghìn đến vài triệu của người thân) để mua đồ chơi. Đến khi sự việc xảy ra mới biết các cháu dùng để mua ma túy”, bà Mai Anh cho biết.
Vụ việc hiện đang giao cho cơ quan điều tra làm rõ hơn. Nhưng rõ ràng, tệ nạn ma túy len lỏi, tấn công vào học sinh tiểu học khiến không ít phụ huynh giật mình lo ngại. Trên thực tế, từ trước đến nay, người lớn thường có tâm lý cho rằng: Chỉ những học sinh lớp lớn, cấp THCS, THPT mới có nguy cơ bị tệ nạn ma túy tấn công. Sự việc hai em học sinh tiểu học bị ép sử dụng ma túy đá cho thấy, ở lứa tuổi nào, học trò cũng dễ bị tấn công do thiếu hiểu biết.
Ông Nguyễn Hiệp Thống, Phó GĐ Sở GD&ĐT Hà Nội cho biết, hơn 230 trường THPT và hơn 500 trường THCS của Hà Nội không phải là ốc đảo mà các tệ nạn xã hội không len lỏi vào được. Đặc biệt, ma túy là mặt hàng đem lại lợi nhuận lớn, đối tượng buôn bán ma túy sẵn sàng làm mọi cách để bán được ma túy cho học sinh. Việc cảnh báo và chuẩn bị mọi kiến thức cần thiết để các em chủ động tránh xa ma túy là điều mà ngành giáo dục Hà Nội đang tích cực triển khai.
Video đang HOT
Nhiều học trò vô tư không nhận thấy mối nguy có thể bị dụ dỗ sử dụng chất gây nghiện khi đi hát hò, hút shisha.
Thiếu kiến thức để tự bảo vệ mình
Theo Trung tâm Nghiên cứu và hỗ trợ tâm lý cho người nghiện ma túy (PSD) thực hiện trong 4 tháng (tháng 6 đến tháng 9-2014) thì hơn một nửa số học sinh, sinh viên được hỏi đã cho rằng ma túy đá không có khả năng gây nghiện; thậm chí hơn 11% khẳng định ma túy “giúp tăng cường sức khỏe”. Thạc sĩ Nguyễn Thị Thơm- Phó trưởng phòng tâm lý PSD cho biết, nghiên cứu có sự tham gia của 1.100 học sinh phổ thông và sinh viên các trường ĐH 5 quận của Hà Nội gồm: Đống Đa, Thanh Xuân, Hai Bà Trưng, Hà Đông và Cầu Giấy cho thấy, đa số các em chưa thực sự tự tin với hiểu biết của mình về ma túy. Cụ thể, gần 5% cho rằng mình hiểu biết về khái niệm các chất ma túy, hơn 42% tự đánh giá mình không hiểu về nội dung này. Gần 40% khẳng định mình chưa biết đến những kỹ năng cần thiết để phòng tránh ma túy. Đây là một thực tế đáng lo ngại, các em không có kiến thức để bảo vệ chính mình và người xung quanh.
Nghiên cứu cũng chỉ ra rằng, với 11 loại chất gây nghiện được đưa ra thì đa số các em nhận diện được nhóm bất hợp pháp như: Thuốc phiện, heroin, cần sa. Tuy nhiên với những loại ma túy nguy hiểm đang phổ biến hiện nay như ma túy đá thì chỉ có hơn một nửa cho rằng chất đó có khả năng gây nghiện. Thạc sĩ Nguyễn Thị Thơm lo ngại rất ít em biết đến khả năng gây nghiện của một số chất như shisha, bóng cười. Nhiều người đang sử dụng những chất này vì suy nghĩ đơn giản nó không có khả năng gây nghiện và không ảnh hưởng gì đến sức khỏe của người sử dụng.
Điều đáng lo ngại là nhiều em vẫn còn những hiểu biết sai lầm về tác hại của ma túy. Gần 1/4 số học sinh, sinh viên được hỏi đồng ý với ý kiến sử dụng ma túy khiến tinh thần tỉnh táo, vui vẻ, lạc quan và số người tương tự đồng ý sử dụng ma túy một lần thì không gây nghiện và không nguy hiểm. Thậm chí có đến 11% cho rằng ma túy giúp tăng cường sức khỏe…
Đối với trường hợp học sinh nghiện ma túy, các em rất dễ lâm vào tình trạng từ sử dụng trở thành đầu mối buôn bán. Vì lí do bị ép buộc, cần tiền để tiếp tục sử dụng ma túy và các đối tượng đầu mối sử dụng học sinh vận chuyển hàng thì sẽ ít bị nghi ngờ.
Phụ huynh nên biết bảo vệ con đúng cách
Bảo vệ con tránh khỏi các nguy cơ là trách nhiệm của gia đình, nhà trường và xã hội. Trong đó, quan trọng nhất là từ gia đình. Hiện nay, do chủ quan tin tưởng vào giờ giấc và sự bảo vệ học sinh ở trường mà nhiều gia đình lơ là vấn đề này. Cho rằng việc đưa đón con đúng giờ đã là bảo vệ con đầy đủ là chưa đúng. Học sinh không những cần bảo vệ về sức khỏe, mà phải cả về tinh thần. Quan trọng hơn là kiến thức, kỹ năng phòng tránh các tệ nạn xã hội trong đó có ma túy.
Phụ huynh cũng phải là người có kiến thức, hiểu biết để giáo dục con về tác hại và cách phòng tránh trước nguy cơ ma túy tấn công vào trường học.
Ông Lê Trung Tuấn, Chủ tịch Hội đồng sáng lập Trung tâm Nghiên cứu và hỗ trợ tâm lý cho người nghiện ma túy cho biết, với loại ma túy tổng hợp như ma túy đá, học sinh có thể nghiện ngay từ lần đầu tiên sử dụng. Và các dấu hiệu ban đầu để nhận ra người nghiện ma túy đá rất khó khăn. “Trong bất kỳ sự kiện nào như tiệc sinh nhật, hát karaoke, hay các buổi vui vẻ ở quán bar, sàn nhảy, các em đều có thể trở thành đối tượng bị lôi kéo sử dụng ma túy. Động tác lôi kéo rất đơn giản như mời uống nước đã pha sẵn ma túy tổng hợp hay rủ hút shisha có trộn lẫn cần sa hay cỏ Mỹ…” – ông Lê Trung Tuấn cảnh báo.
Theo nhiều chuyên gia y tế, những dấu hiệu cho thấy học sinh nghiện ma túy có thể kể ra như: Sa sút trong học tập nhanh chóng. Bài vở không ghi đầy đủ, sách tập trở nên bê bối khác thường, có hiện tượng ngăn cản phụ huynh liên lạc nhà trường; Trầm tư – khi cáu gắt, bất cập vội vã, đặc biệt rất ngại khi bị kiểm tra vì không lý giải được việc sử dụng quỹ thời gian hàng ngày; Cuộc sống sinh hoạt hàng ngày có dấu hiệu biệt lập với người thân – không thiết tha với các loại hình sinh hoạt cộng đồng tập thể, mất hứng thú với thể thao, báo chí; Ăn uống thất thường. Dần dần da mặt không còn sáng, hồng hào. Nhìn kỹ đồng tử (con ngươi) khi giãn to, khi teo nhỏ; Xuất hiện một trong vài cố tật: cắn móng tay sát phao tay, cạo mặt thỉnh thoảng để lộ dấu cắt da, rái tay, nặn mụn, cầm một vật mân mê như không chủ định (các biểu hiện này sau khi đi về, đã no thuốc). Các bậc phụ huynh phải có kỹ năng và kiến thức về ma túy, mới có thể dạy con kỹ năng phòng tránh mối nguy từ hiểm họa này cũng như sớm nhận biết những dấu hiệu bất thường từ con mình.
Theo phapluatxahoi.vn
Nhật Bản đối mặt nguy cơ giông bão do giá rét nghiêm trọng
Cơ quan khí tượng Nhật Bản vừa cho biết, nước này đang chuẩn bị đón nhận một đợt giá rét nghiêm trọng có thể gây ra giông bão trên diện rộng.
Cơ quan này đồng thời cảnh báo nhiều khu vực miền Tây, Tây Nam và miền Trung nước này cần chuẩn bị các biện pháp đối phó với lượng tuyết rơi dày và gió mạnh.
Tuyết lạnh Nhật Bản. Ảnh: valavanis.
Truyền thông Nhật Bản cho biết, tại Naha - thủ phủ tỉnh Okinawa, nhiệt độ giảm xuống dưới 9 độ C vào buổi sáng ngày hôm nay, thấp hơn so với mức nhiệt trung bình trong tháng 1.
Tại tỉnh Nagasaki tuyết rơi dày tới 8cm, còn tỉnh Kagoshima ghi nhận lớp tuyết dày 4cm. Các khu vực ở phía Tây Nhật Bản là nơi chịu ảnh hưởng nặng nề nhất, riêng thị trấn Kitahiroshima ở tỉnh Hiroshima đã ghi nhận lớp tuyết dày tới 74 cm trong vòng 24 giờ qua.
Tuyết rơi dày đã gây cản trở giao thông, buộc giới chức Nhật Bản đã phải hủy nhiều chuyến bay và chuyến tàu cao tốc tại các khu vực miền Trung và miền Tây nước này.
Cơ quan khí tượng cho biết, hiện tượng thời tiết cực đoan sẽ kéo dài đến ngày 26/1 với nhiệt độ giảm sâu kỷ lục tại nhiều khu vực miền Tây và Tây Nam Nhật Bản. Cơ quan này cũng cảnh báo người dân nên đề phòng nguy cơ tắc nghẽn giao thông và thiệt hại đối với hoa màu./.
Hồng Anh Theo NHK, Tân Hoa xã
Theo_VOV
VNH, GTT, VIS: Nguy cơ rơi vào diện kiểm soát Sở Giao dịch chứng khoán TP. HCM (HOSE) đưa ra cảnh báo nguy cơ rơi vào diện kiểm soát đối với 3 mã cổ phiếu là VNH của CTCP Thủy hải sản Việt Nhật, GTT của CTCP Thuận Thảo, và VIS của CTCP Thép Việt Ý. Theo Quy chế niêm yết chứng khoán tại HOSE, một trong các trường hợp bị đưa vào...