Báo Trung Quốc ‘ghét’ truyền thông Mỹ nói về Biển Đông
Thời gian qua, truyền thông Trung Quốc đã ồ ạt đăng tải những bài viết về việc Việt Nam mua 6 tàu ngầm Kilo và bình luận về mối quan hệ Việt-Mỹ.
Tờ “Thời báo Hoàn Cầu” ngày 31-3 cho biết, tuy tàu ngầm Kilo đầu tiên của Việt Nam đã bàn giao từ tháng 1-2014 và mới nhận đến chiếc thứ 3 nhưng tự nhiên gần đây, các phương tiện truyền thông Mỹ đột nhiên quan tâm “quá mức” đến điều này với hàng loạt bài báo “tâng bốc” tàu ngầm Kilo Việt Nam.
Tờ báo này đưa ví dụ như những bài viết có nội dung tuyên truyền như “Tàu ngầm Việt Nam sẽ thay đổi rất lớn cán cân lực lượng biển Đông”, thậm chí là cổ súy cho nhiều nước khác giúp đỡ Việt Nam sử dụng tàu ngầm, tạo nên “cơn địa chấn” trên biển Đông…
Thời báo Hoàn Cầu dẫn bài viết ngày 29-3 trên Tạp chí “Lợi ích quốc gia” (National Interest) của Mỹ cho rằng, vũ khí có thể làm thay đổi cán cân lực lượng trên biển Đông chính là tàu ngầm Kilo của Việt Nam, bởi vì chúng được trang bị hệ thống vũ khí rất mạnh và toàn diện cả về năng lực đối hải, đối ngầm và tấn công mặt đất.
Việc Hà Nội đặt mua 6 chiếc để xây dựng biên đội tàu ngầm rất mạnh, đến năm 2015 có thể triển khai đủ 3 chiếc sẽ thay đổi cán cân lực lượng trên biển Đông. Thậm chí, Tạp chí Mỹ còn dùng cụm từ “cơn ác mộng của Trung Quốc” khi tán dương loại tàu ngầm này.
Trung Quốc rất chú ý đến việc Việt Nam mua 6 tàu ngầm Kilo
Thời báo Hoàn Cầu chỉ ra rằng, quan điểm trên tiếp tục được trang mạng “MarineLink” ủng hộ khi cho rằng, 6 tàu ngầm Kilo đặt mua của Nga sẽ giúp hải quân Việt Nam hình thành khả năng răn đe cực lớn.
Bài viết trên trang này ngày 30-3 phân tích, một khi lực lượng tàu ngầm Việt Nam hình thành năng lực tác chiến sẽ có thể tạo ra một “Khu vực cấm” đối với dải bờ biển rất dài và các căn cứ hải quân trên biển Đông của Việt Nam.
5 công dụng của tàu ngầm Kilo Việt Nam
Thời báo Hoàn Cầu tiếp tục dẫn nguồn tin của “Mạng tin tức tổng hợp công nghiệp quốc phòng Nga” cho biết, toàn bộ các tàu ngầm Việt Nam đều được trang bị tên lửa hành trình Club-S, phiên bản chống hạm 3M-54E có tầm phóng 220km, phiên bản tấn công mặt đất 3M-14E có khả năng tán công xa tới 280km.
Trung Quốc cho rằng Mỹ đang trợ giúp Việt Nam đối phó với mình (Ảnh: Máy bay tuần tiều chống ngầm P-3C Orion)
Video đang HOT
Tạp chí “Lợi ích quốc gia” đưa ra nhận định về 5 khả năng sử dụng tàu ngầm Kilo của hải quân Việt Nam, cụ thể như sau:
Một là sử dụng như một phương tiện tác chiến đặc chủng (có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực này).
Hai là sử dụng như một phương tiện răn đe bởi các quốc gia khác rất khó phát hiện được các tàu ngầm siêu yên tĩnh này trong đại dương nên họ không dám điều tàu đến vùng biển này.
Ba là sử dụng như một phương tiện phục kích. Tàu ngầm có thể tiềm phục rất lâu ở gần các cảng, căn cứ quân sự địch để đánh đòn phủ đầu. Đây là một vũ khí lý tưởng trong chiến lược “chống xâm nhập” của Việt Nam.
Bốn là sử dụng trong tác chiến phong tỏa. Trong các cuộc tập trận giả tưởng sau này, chắc chắn Việt Nam sẽ sử dụng tàu ngầm như một phương tiện phong tỏa một số khu vực chiến lược, khi xung đột bất ngờ diễn ra.
Năm là sử dụng ưu thế về số lượng để chiếm ưu thế trong tác chiến phủ đầu. Sự xuất hiện đồng loạt của vài chiếc tàu ngầm sẽ tạo nên ưu thế áp đảo trong một khu vực nhất định.
Tàu ngầm Kilo Thành phố Hồ Chí Minh
Tuy nhiên, Việt Nam đã nhiều lần tuyên bố rất rõ ràng, Việt Nam mua 6 tàu ngầm Kilo (số lượng chỉ bằng 1/10 của Trung Quốc), với mục đích tăng cường sức mạnh bảo vệ chủ quyền lãnh hải của mình chứ không nhằm vào bất cứ ai. Tuy nhiên, Việt Nam sẵn sàng đáp trả những hành động gây hấn, xâm phạm chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ đất nước.
Theo Đất Việt
Chuyên gia hải quân Mỹ nói gì về sức mạnh tàu ngầm Việt Nam?
Những tàu ngầm sát thủ mới của Việt Nam đã làm thay đổi đáng kể cán cân lực lượng trên Biển Đông. Tàu ngầm thứ 3 lớp Kilo, mang tên Hải Phòng, đã được biên chế vào lực lượng Hải quân Việt Nam, dự kiến 6 chiếc Kilo sẽ trực chiến đầy đủ vào cuối năm 2016.
Bài viết của tác giả Lyle J. Goldstein - phó giáo sư tại Viện Nghiên cứu Hàng hải Trung Quốc (CMSI) thuộc Trường chiến tranh hải quân Mỹ tại Newport, RI.
Sau một thời gian bình lặng, biển Đông lại nóng lên một lần nữa. Lần này không phải là là sự sẵn sàng va chạm của các máy bay, không phải là những liên đội tàu tuần duyên xung quanh giàn khoan dầu cơ động trên biển và cũng không phải là việc biến một chiếc tàu cổ rỉ sét trên một rặng san hô ít ai biết đến trở thành một căn cứ quân sự.
Tàu Kilo TP.Hồ Chí Minh đang lai dắt vào quân cảng Cam Ranh
Thay vào đó, một thực tế lôi cuốn mạnh mẽ các nhà báo, các chiến lược gia và các chuyên gia pháp lý là tiến trình xây dựng hàng loạt các công trình nhân tạo của Bắc Kinh trên các rặng san hô, các đảo đá chìm trong quần đảo Trường Sa, các công trình quân sự nay bao gồm cả sân bay
Mặc dù thế giới có được những bức ảnh chụp thú vị đầy kịch tính về những công trình này, nhưng ảnh hưởng của nó đối với cán cân lực lượng trên biển Đông thực tế rất ít: có chăng đó chỉ là gia tăng khả năng quan sát của Trung Quốc trên vùng phía đông của Biển Đông.
Bắc Kinh có thể có được nguồn cung cấp thông tin tình báo phong phú từ những trạm quan sát tiền tiêu trên vùng biển nóng và nhạy cảm do những tranh chấp về chủ quyền, nhưng thực tế những tiền đồn này ảnh hưởng rất ít. Mọi người có thể đừng quá thổi phồng hoặc phóng đại về nguy cơ từ những đảo nhân tạo, vì những hòn đảo được xây dựng trên các rặng đá chìm này và tất cả những công trình trên đó đều có thể trở thành "trong suốt" đối với bất cứ quốc gia nào sở hữu sức mạnh quân sự hiện đại với vũ khí chính xác.
Một sự thay đổi cán cân lực lượng mạnh mẽ trên biển Đông có thể được tính đến là khả năng sẵn sàng chiến đấu của hạm đội tàu ngầm phi hạt nhân lớp Kilo của Việt Nam với hệ thống vũ khí rất mạnh, sáu chiếc tàu ngầm 636.1 được triển khai sẽ tạo năng lực tác chiến đáng sợ. Lực lượng tàu tấn công mạnh mẽ này được Việt Nam triển khai vào năm sau, làm biến đổi thực sự cán cân lực lượng trên biển Đông.
Tháng 2.2015, Nhà xuất bản Dragon Eye (Mắt Rồng) công bố báo cáo phân tích xung quanh việc Việt Nam triển khai lực lượng tàu ngầm Kilo chế tạo từ Nga, bản phân tích được đăng trên tạp chí trực thuộc Hải quân Trung Quốc (Naval & Merchant Ships) thực hiện bởi Tập đoàn đóng tàu quốc gia Trung Quốc. Bản phân tích bình luận về tương quan lực lượng giữa Trung Quốc và Việt Nam.
Phân tích của tập đoàn Trung Quốc này "chê bai" rằng Hải quân Việt Nam hoàn toàn không có kinh nghiệm với "loại tàu ngầm lớn thông thường," bao gồm không chỉ là kinh nghiệm vận hành, tác chiến, hải trình, mà cả công tác hậu cần kỹ thuật, yêu cầu bảo trì bảo dưỡng. Trong một trích đoạn văn có thể được gọi là "dìm hàng", tác giả viết: "... nếu (tàu ngầm) không được khai thác sử dụng đúng quy trình kỹ thuật, không những sẽ trở nên vô dụng trong chiến đấu, sự (thiếu trình độ) nghiêm trọng có thể đe dọa tính mạng của toàn bộ phi hành đoàn. "
Tất nhiên, với kinh nghiệm khá lâu của Trung Quốc về việc sử dụng tàu ngầm lớp Kilo của Nga từ những năm 1990, không ngạc nhiên khi các nhà phân tích hải quân Trung Quốc thể hiện sự lo ngại về quy trình và những thách thức liên quan đến việc triển khai các tàu ngầm nhập khẩu từ Nga trở thành lực lượng chiến đấu đáng tin cậy, làm thay đổi cán cân sức mạnh trên biển Đông.
Thực tiễn có ba bước cơ bản quá trình đào tạo thủy thủ đoàn của hạm đội tàu ngầm: huấn luyện thủy thủ đoàn, huấn luyện thực hành trên hệ thống mô phỏng và thực hiện các bài tập kỹ chiến thuật thực tế trên biển. Cần nhận thức rằng, trước đó rất lâu đoàn thủy thủ tàu ngầm được huấn luyện đào tạo tập trung, các chuyên gia kỹ thuật Việt Nam đã nghiên cứu quy trình chế tạo tàu ngầm tại các cơ sở kỹ thuật nhà máy đóng tàu ở St. Petersburg.
Những bài huấn luyện liên quan một phần đến lý thuyết khai thác sử dụng với những thông số kỹ thuật, sau đó là thực hành thao tác với các thiết bị mô phỏng, cuối cùng là các bài tập thực binh trên tàu ngầm, để kíp tàu có thể làm quen với tất cả các hệ thống kỹ thuật phức tạp của tàu ngầm. Nhưng"... trong quá trình tiếp nhận các tàu ngầm (Nga), đơn giản là thủy thủ đoàn không đủ thời gian để thực hành thành thục hoàn toàn tất cả các bộ phận, hệ thống vận hành ... những vấn đề khó khăn với thiết bị có thể phát sinh sau này. Nhưng những trở ngại kỹ thuật sẽ dần dần được phát hiện và sửa chữa, hoàn thiện trong quá trình diễn tập trên biển ... "
Sự quan tâm của bản phân tích từ Trung Quốc bỏ qua việc xây dựng căn cứ quân sự và chỗ lưu trú tàu ngầm. Căn cứ quân sự cũ của Mỹ, sau này là căn cứ hải quân lớn nhất của Liên xô ở nước ngoài Cam Ranh được xem xét như một vị trí thuận lợi. Trong chiến tranh lạnh, các tàu ngầm nguyên tử của Nga, các chiến hạm nổi có kích thước rất lớn vẫn thường xuyên cập cảng, do đó căn cứ này hoàn toàn phù hợp và được trang bị khá đầy đủ. Cũng theo bản phân tích này, trung tâm huấn luyện thủy thủ tàu ngầm đã bắt đầu hoạt động từ tháng 4.2013, hàng trăm chuyên gia kỹ thuật Nga đã làm việc ở nơi này, phục vụ kỹ thuật cho hơn 30 thiết bị mô phỏng khác nhau.
Một nội dung lớn khá thú vị trong bản phân tích: Trung Quốc đưa ra năm khả năng mà Hà Nội có thể áp dụng khi triển khai lực lượng tàu ngầm.
Phương án thứ nhất: Việt Nam có truyền thống sử dụng lực lượng đặc công nước, lực lượng này có rất nhiều kinh nghiệm tác chiến trong cuộc đối đầu với những chiến hạm Mỹ trong chiến tranh Việt Nam.
Phương án thứ hai và đặt biệt quan trọng, các tàu ngầm Kilo Nga có thể xem xét khả năng sẽ đóng vai trò lực lượng ngăn chặn chủ lực trên biển lớn rất khó phát hiện những chiếc tàu ngầm "hố đen" với độ ồn rất thấp, các nước khác sẽ không liều lĩnh đưa chiến hạm nổi của mình vào những vùng nước nhạy cảm như vậy, do đó các hoạt động của tàu ngầm sẽ đạt được mục tiêu ngăn chặn và phòng ngự."
Phương án thứ ba được đề cập đến là "chiến dịch phục kích". Nội dung hướng đến phương thức tác chiến truyền thống: các tàu ngầm Kilo Việt Nam có thể ẩn nấp trong khu vực gần quân cảng đối phương, điều đó tiếp tục khẳng định: các tàu ngầm là vũ khí hoàn hảo gia tăng sức mạnh Việt Nam trong "ý đồ chiến thuật...ngăn chặn" trong tư duy chiến lược đấu tranh chống "thâm nhập" chủ quyền. "
Nhưng bản phân tích cũng đề cập đến vấn đề, mặc dù có được hạm đội tàu ngầm hùng mạnh nhưng Hà Nội không có khả năng tiến hành các chiến dịch tiến công có chiều sâu, do các loại "vũ khí được trang bị cho tàu ngầm có giới hạn". Nhưng tác giả vẫn đề cập đến phương án thứ tư sử dụng tầu ngầm để tiến hành các hoạt động phong tỏa.
Theo bản phân tích, tàu ngầm Việt Nam có thể tiến hành các hoạt động tác chiến "tiêu diệt tàu đối phương trên các tuyến đường vận tải thương mại" trong vòng 5-6 năm tới. Kế hoạch của hải quân Việt Nam trong trường hợp xảy ra xung đột hải quân Trung Quốc - Việt Nam, lực lượng tàu ngầm sẽ phong tỏa tuyến đường biển qua eo biển Malacca."
Phương án thứ năm và cùng là phương án cuối cùng, các chuyên gia quân sự Trung Quốc cho rằng có thể chờ đợi từ phía lực lượng tàu ngầm Việt Nam là tìm kiếm các "vùng tác chiến tối ưu". Phương án này có lẽ đã được Việt Nam triển khai thực hiện, do lực lượng tàu ngầm non trẻ của Việt Nam "sẽ có giới hạn nhất định." (giới hạn này có thể được hiểu là số lượng tàu, quy mô hậu cần kỹ thuật, giới hạn binh lực của các chiến hạm nổi, không quân hải quân, khả năng tác chiến hiện đại trên biển....)
Để đối phó với những nguy cơ tiềm năng đó, Hải Quân Trung Quốc cần đưa vào sử dụng các khinh hạm hạng nhẹ loại như Type 056, hiện trong biên chế của PLAN có 17 tàu tương tự. Tác giả bản phân tích nhấn mạnh, chiến hạm type 056A thứ nhất (Sanmenxia), số hiệu thân tàu 593, được đưa vào khai thác sử dụng tháng 10.2014, được trang bị hệ thống sonar thủy âm trên phao kéo dạng mảng, có nhiệm vụ chủ chốt là tác chiến chống ngầm (ASW).
Bài viết cho rằng hai chiếc khinh hạm 056A cũng sẽ được xuất xưởng vào cuối tháng 11 năm nay. Không có gì là ngạc nhiên tạp chí Jane's kết luận rằng " Bắc Kinh đang rất khẩn trương và nỗ lực tiến hành những hoạt động nhằm giải quyết các vấn đề "trong chiến tranh chống ngầm" (Anti-Submarine Warfare)..."
Máy bay tuần biển mới của Trung Quốc Gaoxin-6 theo phân tích sẽ đóng vai trò quan trọng đối phó với nguy cơ tàu ngầm Việt Nam. Ngoài việc những chiếc tàu ngầm của Trung Quốc ẩn nấp, bí mật cơ động gần các căn cứ quân sự hải quân Việt Nam, nguồn thông tin tình báo thu thập được từ các vệ tinh tình báo quân sự đang theo dõi giám sát mặt biển, bản phân tích cũng nêu cao vị trí, vai trò của hệ thống trinh sát chống ngầm Trung Quốc, được triển khai trên biển Đông, những thiết bị trinh sát thu âm thanh đáy tàu dạng mảng được đặt dưới đáy biển được cho là (một trong những hệ thống hàng đầu thế giới) tương tự như mạng lưới IUSS (Integrated Undersea Surveillance System) và cũng đã trải qua (những phát triển đột phá có tính cách mạng).
Nói chung, bài viết này có thể nói là đại diện cho phong cách lý luận của Hải quân Trung Quốc về Việt Nam và biển Đông. Bài viết thể hiện một sự đánh giá bao quát rộng và khá tự tin, một sự tự tin gần như chắc chắn đến mức lo ngại, rằng Trung Quốc đã dự liệu và nắm chắc mọi khả năng, tình huống có thể xảy ra trong lòng bàn tay.
Vào mùa xuân năm 2014 trong cuộc khủng hoảng "dàn khoan dầu HD-981" trên biển Đông, Hà Nội và Bắc Kinh đã cận kề một cuộc xung đột vũ trang. Cuộc xung đột như vậy sẽ là thảm họa cho cả hai quốc gia và cho châu Á Thái Bình Dương. Có thể hy vọng việc hạ giá dầu sẽ làm nguội đi sự căng thẳng trên biển Đông trong một thời gian dài hơn.
Nhưng thay vì tìm cách tận dụng lợi thế của những căng thẳng còn tồn đọng, Washington cần nắm bắt cơ hội thúc đẩy các giải pháp ngoại giao củng cố sự kiềm chế, đặc biệt tạo điều kiện cho các biện pháp xây dựng lòng tin, kêu gọi các cuộc đàm phán song phương một cách nghiêm túc, không chỉ để quản lý khủng hoảng, mà thực sự giải quyết những vấn đề gai góc hóc búa trong quan hệ quốc tế trên Biển Đông.
Theo Quốc Phòng An Ninh
Hồ sơ 6 tàu ngầm Việt Nam Việt Nam ký hợp đồng mua 6 tàu ngầm lớp Kilo của Nga từ năm 2009, và những "hố đen trong đại dương" dần được hình thành kể từ đó. Hợp đồng đóng 6 chiếc tàu ngầm trị giá 2 tỷ USD được công ty xuất khẩu vũ khí Rosoboronexport, Nga, ký kết trong chuyến thăm Moscow của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng...