Báo Trung Quốc dọa trừng phạt Nhật
Tờ báo đảng của Trung Quốc hôm nay cảnh cáo rằng nền kinh tế Nhật Bản sẽ phải khó khăn thêm 20 năm nữa nếu Bắc Kinh áp dụng các biện pháp trừng phạt đối với Tokyo trong cuộc tranh chấp biển đảo.
Những cuộc biểu tình khắp Trung Quốc đã diễn ra hai ngày qua, trong đó những người Trung Quốc giận dữ đập phá cửa hàng, siêu thị, thậm chí phóng hỏa cả dây chuyền sản xuất trong nhà máy có liên quan đến Nhật Bản. Nguyên nhân các cuộc biểu tình là do tranh chấp giữa hai nước về chủ quyền quần đảo Điếu Ngư/Senkaku trên biển Hoa Đông.
Người biểu tình Trung Quốc đập phá siêu thị Nhật ở thành phố Thanh Đảo, tỉnh Sơn Đông hôm thws bảy. Ảnh: AFP
Nếu các lệnh cấm vận thượng mại được áp đặt giữa hai nền kinh tế số 2 và số 3 thế giới, triển vọng kinh tế của châu Á Thái bình dương sẽ bị ảnh hưởng nặng nề. Khu vực này lại đang là động lực tăng trưởng của cả thế giới, nơi mà các nền kinh tế phương Tây trông đợi sẽ giúp ngăn chặn đà suy giảm trên toàn cầu.
Xã luận của Nhân dân Nhật báo, cơ quan phát ngôn của đảng Cộng sản Trung Quốc, nhắc nhở rằng kinh tế Nhật đã trải qua hai thập niên trì trệ kể từ những năm 1990, và đang gánh chịu các hệ quả tiêu cực của cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu 2008, cũng như các hậu quả của thảm họa động đất sóng thần 2011.
“Kinh tế Nhật sẽ không chống đỡ được các biện pháp kinh tế của Trung Quốc”, xã luận có đoạn. Tuy nhiên bài báo này cũng không quên nói thêm rằng dù hai nền kinh tế tương đối độc lập, các lệnh trừng phạt cũng có thể là “con dao hai lưỡi” đối với Trung Quốc, theo AFP.
Bài xã luận chỉ xuất hiện trên phiên bản dành cho độc giả nước ngoài, nhấn mạnh rằng quan điểm của Bắc Kinh là không ủng hộ việc dùng các biện pháp kinh tế để giải quyết tranh chấp quốc tế, và sẽ phải cân nhắc lợi hại kỹ lưỡng trước khi áp dụng.
Nhân dân Nhật báo cho rằng các mục tiêu có thể trừng phạt là ngành tài chính và chế tạo của Nhật, ngành xuất khẩu cũng như các khoản đầu tư vào Trung Quốc, “các mặt hàng nhập khẩu chiến lược” – ám chỉ các kim loại đất hiếm vốn là nguyên liệu thiết yếu cho các sản phẩm công nghệ cao.
“Liệu Nhật Bản có đành mất thêm 10 năm, hay thậm chí 20 năm tụt hậu không?”, xã luận của báo Trung Quốc viết.
Video đang HOT
Trước đó, thứ trưởng thương mại Trung Quốc Khương Tăng Vĩ (Jiang Zengwei) cũng cảnh báo tranh chấp về biển đảo có thể ảnh hưởng đến quan hệ thương mại giữa Trung Quốc và Nhật Bản.
“Hợp tác thương mại đôi bên đòi hỏi các nỗ lực chung để cùng có lợi”, Jiang phát biểu trong một cuộc họp báo, theo China Daily. “Nếu người tiêu dùng Trung Quốc thể hiện quan điểm của họ phản đối Nhật” trong vấn đề chủ quyền lãnh thổ, “họ có quyền làm như vậy và tôi hiểu được điều đó”.
Kể từ khi căng thẳng lên cao, một số người Trung Quốc đã kêu gọi tẩy chay hàng hóa Nhật Bản hoặc hủy tour du lịch đi Nhật, theo Fox News. Tuần lễ vàng nhân quốc khánh Trung Quốc 1/10 tới đây là dịp người nước này đi di lịch với số lượng lớn. Một đài phát thanh Trung Quốc cho hay đã ngừng quảng cáo các sản phẩm của Nhật trên hai kênh chính trong đợt cuối tuần qua.
Kim ngạch thương mại hai chiều Trung – Nhật trong năm ngoái là 342,9 tỷ USD, đưa Nhật trở thành đối tác thương mại lớn thứ 4 của Trung Quốc. Rất nhiều công ty Nhật đang đầu tư ở nước láng giềng.
Theo VNE
Báo Đảng Trung Quốc chỉ trích Hồ Cẩm Đào, Ôn Gia Bảo
Trong một động thái bất ngờ, tờ Thời báo Học tập của trường Đảng, cơ quan chính trị của Đảng Cộng sản Trung Quốc, vừa ra bài chỉ trích Chủ tịch Hồ Cẩm Đào và Thủ tướng Ôn Gia Bảo về các chính sách lãnh đạo "người khổng lồ châu Á" này.
Tờ Thời báo Học tập của trường Đảng, Trung Quốc vừa ra bài viết chỉ trích các chính sách lãnh đạo đất nước của Chủ tịch Hồ Cẩm Đào và Thủ tướng Ôn Gia Bảo.
Bài báo buộc tội hai nhà lãnh đạo đã trì hoãn cải cách chính trị và tạo ra một cuộc khủng hoảng về tính hợp pháp của Đảng Cộng sản Trung Quốc.
Theo Asianews, mặc dù bài báo này đã bị dỡ bỏ trên mạng Internet ở Trung Quốc nhưng có thể vẫn được lưu lại ở một số trang blog.
Sau 10 năm cầm quyền (2002-2012), ông Hồ Cẩm Đào và ông Ôn Gia Bảo sẽ chuyển giao quyền lực vào Đại hội Đảng Cộng sản Trung Quốc lần thứ 18 diễn ra vào tháng 10 tới.
Bài báo có quan điểm trái ngược hẳn với những lời ca tụng mà truyền thông chính thức của nhà nước Trung Quốc dành cho Chủ tịch Hồ Cẩm Đào và Thủ tướng Ôn Gia Bảo là thời kì lãnh đạo "vàng son và huy hoàng".
Deng Yuwen, tác giả bài báo và là phó tổng biên tập Thời báo Học tập, đã nêu ra 10 vấn đề quan trọng mà ông cho rằng đang kìm hãm Trung Quốc phát triển xa hơn và khiến dư luận bất mãn.
Được đăng trên tờ báo của trường Đảng, giọng điệu chỉ trích của tờ báo trên có thể là một phần của cuộc đấu tranh trong nội bộ Đảng Cộng sản Trung Quốc để giành quyền kiểm soát Bộ chính trị trước khi Đại hội Đảng diễn ra.
Tuy nhiên, điều đáng ngạc nhiên là một bài báo có giọng điệu chỉ trích kịch liệt như vậy lại được công bố trong lúc hai nhà lãnh đạo trên vẫn đang tại vị. Không chỉ có vậy, rất nhiều vấn đề nêu lên trong bài báo cũng chính là những vấn đề mà các nhà hoạt động và những người chống đối ở Trung Quốc vẫn thường đưa ra.
Những vấn đề mà ông Deng liệt kê trong bài báo của mình bao gồm tình trạng tái cấu trúc nền kinh tế diễn ra chậm chạp (những tập đoàn nhà nước khổng lồ chèn ép khu vực tư nhân), ô nhiễm môi trường, bất bình đẳng về thu nhập, chính sách kế hoạch hóa gia đình lỗi thời (khiến dân số già đi nhanh chóng), chính sách đăng kí hộ khẩu (không cho người nông thôn được có hộ khẩu ở thành phố), nguy cơ khủng hoảng năng lượng (do mô hình phát triển bề rộng đã lạc hậu), đạo đức suy đồi (với bằng chứng là nhiều vụ tham nhũng bị phanh phui) và hình ảnh một Trung Quốc xấu xí trên trường quốc tế.
Theo ông Deng, những vấn đề nghiêm trọng nói trên bắt nguồn từ một nguyên nhân duy nhất: thiếu cải cách chính trị thực sự. Mặc dù đảm bảo nhu cầu của nhân dân về một nền dân chủ và trách nhiệm giải trình là một thách thức khó khăn, nhưng "ít ra chính quyền cũng nên đem lại một ít hi vọng bằng cách thể hiện sự chân thành thông qua những hành động cụ thể", ông Deng viết.
Ông Hồ Cẩm Đào và đặc biệt là ông Ôn gia Bảo vẫn thường nói về dân chủ và sự cần thiết phải cải cách chính trị, nhưng cả hai ông hiếm khi giải thích ý nghĩa thực sự của những vấn đề trên là gì và họ đã làm gì để thực hiện điều đó.
"Vấn đề to lớn nhất và bức thiết nhất đối với Đảng là cuộc khủng hoảng về tính hợp pháp trong quyền lãnh đạo của Đảng. Cuộc khủng hoảng đó xảy ra là do Đảng đã không thể nào giải quyết sự chênh lệch giàu nghèo ngày càng lớn, tình trạng tham nhũng ngày càng nghiêm trọng không tiến hành xâm nhập đời sống xã hội một cách hiệu quả và không đáp ứng được nhu cầu của nhân dân về một nền dân chủ lớn hơn ", ông Deng viết.
"Tầm quan trọng của dân chủ là sự hạn chế quyền lực của chính quyền đó là lí do tại sao Trung Quốc lại cần dân chủ bức thiết như vậy. Tình trạng quá tập trung quyền lực vào chính quyền mà không có sự kiểm tra và cân bằng là nguyên nhân gốc rễ của nhiều vấn đề xã hội hiện nay", ông Deng viết tiếp.
Ông Deng cũng chỉ trích mạnh mẽ chính sách kinh tế của các nhà lãnh đạo Trung Quốc hiện nay sau cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu với việc chính phủ sử dụng gói kích cầu trị giá 4 nghìn tỷ nhân dân tệ nhưng lại thúc đẩy các ngành công nghiệp tốn năng lượng và gây ô nhiễm nghiêm trọng.
Theo ông Deng, việc các nhà lãnh đạo Trung Quốc không thể giải quyết được tình trạng ô nhiễm và tôn trọng nhân quyền đang đẩy nhân dân đến các cuộc biểu tình và mất niềm tin vào giới lãnh đạo, làm suy yếu sự ổn định xã hội.
Hiện chưa rõ liệu bài báo này có phải là lời cảnh cáo dành cho toàn bộ giới lãnh đạo Trung Quốc hay chỉ có nhiệm vụ đóng dấu chấm hết cho thời kì lãnh đạo của hai ông Hồ Cẩm Đào và Ôn Gia Bảo. Tuy nhiên, điều có thể nhận thấy rõ là bài báo này chính là một phần trong cuộc đấu tranh trong nội bộ Đảng Cộng sản Trung Quốc nhằm kiểm soát Bộ chính trị.
Cuộc đấu tranh trong nội bộ Đảng Cộng sản Trung Quốc diễn ra giữa 3 phe, phe Thượng Hải của cựu chủ tịch Giang Trạch Dân với tư tưởng tự do về kinh tế nhưng bảo thủ về nhân quyền phe của những "ông vua con" bảnh chọe, hợm hĩnh - con cái của những nhà lãnh đạo cấp cao của Đảng Cộng sản Trung Quốc phất lên nhờ các mối quan hệ trong đảng - với sự dẫn đầu là Tập Cận Bình, người sắp thay thế ông Hồ Cẩm Đào và phe thứ ba là Liên đoàn thanh niên Cộng sản với tư tưởng phải làm trong sạch đội ngũ lãnh đạo.
Vài tháng trước, phe "vua con" đã bị giáng một đòn khủng khiếp khi Bạc Hy Lai bị buộc phải từ chức và vợ ông thì bị kết án tội giết người.
Hai ngày trước, phe của ông Hồ Cẩm Đào bị tấn công khi cánh tay phải của ông, Lệnh Kế Hoạch, đã bị giáng chức xuống thành Trưởng ban Mặt trận thống nhất Trung ương, mất cơ hội giành được chiếc ghế Ủy viên thường trực Bộ chính trị.
Vụ "ngã ngựa" của ông Lệnh Kế Hoạch bắt nguồn từ vụ tai nạn xe hơi của con trai ông này, Lệnh Cốc. Trong vụ tai nạn đó, Lệnh Cốc thiệt mạng khi đang lái một chiếc Ferrari với 2 cô gái trẻ và cả ba đều hoặc là khỏa thân hoàn toàn hoặc là "bán nuy".
Để tránh làm mất mặt ông Lệnh Kế Hoạch, giấy chứng tử của Lệnh Cốc đã được chỉnh sửa với cái tên khác. Có thông tin cho biết, ông Giang Trạch Dân đã đưa cho ông Hồ Cẩm Đào bộ hồ sơ với tên thật của "quý tử" lái chiếc xe Ferrari đó.
Cho đến nay, có vẻ như phe Giang Trạch Dân là phe duy nhất giành chiến thắng.
Theo VNE
Thủ lĩnh Hezbollah dọa biến Israel thành "địa ngục" Thủ lĩnh phong trào Hezbollah ở Lebanon, ông Hassan Nasrallah ngày 3/9 cảnh báo Iran có thể tấn công các căn cứ Mỹ ở Trung Đông để đáp trả mọi hành động tấn công của Israel vào các cơ sở hạt nhân của Iran. Ông Hassan Nasrallah - Thủ lĩnh phong trào Hezbollah ở Lebanon. (Nguồn: psywarrior.com) Trả lời phỏng vấn kênh truyền...