Báo Trung Quốc dọa “đánh” Philippines ở Biển Đông
Báo đảng Trung Quốc ngày 29/6 cảnh báo đòn “phản công” chống lại Philippines là không thể tránh khỏi, nếu nước này tiếp tục khiêu khích Bắc Kinh ở Biển Đông.
Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Vương Nghị cảnh báo rằng đối đầu với Trung Quốc sẽ là “thảm họa”.
Lời cảnh báo trên được đưa ra khi bộ trưởng của hai nước tham dự một hội nghị của Hiệp hội các nước Đông Nam Á tại Brunei, bắt đầu từ Thứ Bảy (29/6), với hy vọng đạt được một bộ qui tắc ràng buộc về pháp lý nhằm quản lý hàng hải trong khu vực tranh chấp.
Cả Trung Quốc lẫn Philippines đều vướng vào cuộc tranh cãi lãnh thổ nhiều thập kỷ qua Biển Đông, với căng thẳng bùng phát sau khi Philippines thay quân ở Bãi Cỏ Mây thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam, khiến Bắc Kinh lên án Manila “chiếm đóng bất hợp pháp”.
Trong một bài bình luận trên trang nhất, phiên bản quốc tế của tờ Nhân dân nhật báo (Peoples’s Daily) , tờ báo chính thức của Đảng Cộng sản Trung Quốc, viết Philippines đã phạm “7 tội” ở Biển Đông.
Trong số “7 tội” này có Philippines “chiếm đóng bất hợp pháp” quần đảo Trường Sa, mời gọi vốn nước ngoài tham gia vào phát triển dầu khí ở vùng biển tranh chấp và thúc đẩy việc “quốc tế hóa” tranh chấp Biển Đông.
Bình luận của Nhân dân nhật báo, phiên bản quốc tế, cũng lên án việc Philippines đã kêu gọi Mỹ hành động như một “người bảo trợ” và lên án ASEAN là “kẻ đồng lõa”.
Video đang HOT
Bài bình luận này cáo buộc Manila dùng nhiều thủ đoạn “vô đạo đức” trong các vùng biển tranh chấp và viết: “Philippines biết rằng nước này là yếu đuối và tin rằng một đứa trẻ khóc thì sẽ có sữa để uống”.
Hôm Thứ Năm (27/6), Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Vương Nghị cảnh báo rằng việc các quốc gia khác tuyên bố chủ quyền ở Biển Đông tìm kiếm sự giúp đỡ từ bên thứ ba là “vô ích” và nói thêm rằng đối đầu với Trung Quốc sẽ là “thảm họa”.
Năm ngoái, Trung Quốc và Philippines đã bị sa vào một cuộc tranh chấp kéo dài hai tháng ở bãi cạn Scarborough, cách bờ biển Philipinnes khoảng 124 hải lý. Tàu Trung Quốc hiện kiểm soát bãi cạn Scarborough và thường xuyên xua đuổi ngư dân Philippines
Theo vietbao
Mỹ thừa nhận Assad đang chiếm thế thượng phong
Trở về từ một chuyến thăm bất ngờ đến Syria hồi tuần trước, Thượng nghị sĩ Mỹ John McCain hôm qua (2/6) đã phải thừa nhận, Tổng thống Syria Bashar al-Assad đang giành thế thượng phong và đang củng cố quyền lực.
Cuộc nội chiến ở Syria kéo dài suốt hơn 2 năm qua mà không có dấu hiệu kết thúc. Thay vào đó, cuộc chiến này ngày một ác liệt hơn và đẫm máu hơn.
"Các bạn có còn nhớ, tất cả những điều mà chúng ta từng nghe thấy trong suốt năm ngoái hoặc có thể nói là trong 2 năm qua là sự sụp đổ của ông Bashar al-Assad là điều không thể tránh khỏi? Tuy nhiên, hiện tại, tôi cho rằng, chúng ta chẳng thể nói như vậy được nữa", ông McCain - Thượng nghị sĩ Đảng Cộng hòa đến từ bang Arizona, cho biết trên chương trình "Face the Nation" của đài truyền hình CBS.
Ông McCain từ lâu đã là một trong những tiếng nói ủng hộ mạnh mẽ nhất ở Washington cho việc phát động một chiến dịch can thiệp quân sự vào cuộc nội chiến ở Syria. Hồi đầu tuần trước, ông McCain đã bất ngờ đến thăm Syria và đã có cuộc gặp với lực lượng nổi dậy đang chiến đấu chống lại chính quyền của Tổng thống Assad. Ông McCain là Thượng nghị sĩ Mỹ đầu tiên làm như vậy kể từ khi cuộc nổi dậy ở Syria bùng lên cách đây hơn 2 năm. Sau khi trở về từ Syria, ông McCain đã miêu tả về cái mà ông gọi là tình hình ngày một xấu đi nghiêm trọng ở đất nước Trung Đông.
"Không may là chúng ta đang chứng kiến tình hình chiến trường ngày một xấu đi - nơi Tổng thống Bashar Assad đang chiếm thế thượng phong. Điều bi kịch ở đây là chúng ta ngồi yên theo dõi", Thượng nghị sĩ Mỹ nói.
Cũng như nhiều lần trước đó, ông McCain tiếp tục kêu gọi thực hiện vùng cấm bay ở Syria và thiết lập những khu vực an toàn cho phe nổi dậy và người tị nạn.
Tuy nhiên, chính quyền của Tổng thống Barack Obama vẫn lo ngại về việc dính líu trực tiếp thêm vào một cuộc xung đột phức tạp ở Trung Đông bên cạnh những đồng minh không chắc chắn và đối đầu với một lực lượng được vũ trang ngày càng mạnh. Cho đến thời điểm này, Mỹ chỉ giới hạn sự giúp đỡ ở việc cung cấp những mặt hàng không gây sát thương cho phe nổi dậy Syria.
Thượng nghị sĩ McCain hoài nghi về khả năng đàm phán thành công mà thiếu sự ủng hộ về mặt quân sự. Ngoại trưởng Mỹ John Kerry đang nỗ lực cùng Nga để sắp xếp một hội nghị hòa bình ở Geneva - nơi chính phủ của Tổng thống Assad sẽ đối thoại trực tiếp với lãnh đạo của phe đối lập. Tuy nhiên, ngày giờ chính xác diễn ra hội nghị này chưa được ấn định.
"Lực lượng Hezbollah đang xâm lược, người Iran đang ở đó. Nga đang rót vũ khí vào và bất kỳ người nào tin rằng ông Assad sẽ đến tham dự hội nghị ở Geneva khi đang thắng trên chiến trường thì đó là điều nực cười", Thượng nghị sĩ McCain đã phát biểu như vậy.
Lợi thế đang nghiêng về ông Assad
Ông McCain đã đúng khi nói Tổng thống Assad đang chiếm thế thượng phong. Thực tế hiện nay đúng như vậy. Với chiến thắng liên tiếp trên chiến trường cùng với sự giúp đỡ mạnh mẽ của Nga, Iran và lực lượng Hezbollah cùng với sự chia rẽ sâu sắc trong nội bộ phe nổi dậy, Tổng thống Bashar Assad có mọi lý do để tự tin vào một chiến thắng. Rõ ràng, cán cân quyền lực và sức mạnh đang nghiêng về phía Nhà lãnh đạo Syria.
Quân đội trung thành với ông Assad đang tiến từng bước vững chắc trong cuộc chiến chống lại phe nổi dậy ở những khu vực quan trọng trong suốt hai tháng qua. Nhờ đó, quân chính phủ đã có những bước tiến dài về mặt chiến lược và giảm được nguy cơ đối với thành trì chính của họ ở thủ đô Damascus.
Chiến thắng đồng nghĩa với sự tự tin tăng lên. Từ đó, tình trạng đào ngũ trong quân đội Syria gần như không còn. Trong khi đó, lực lượng thiện chiến này còn nhận được sự giúp đỡ tích cực từ lực lượng Hezbollah tinh nhuệ.
Trong những cuộc trả lời phỏng vấn các đài truyền hình ở Li-băng, Tổng thống Assad và Ngoại trưởng của ông này đã cho thấy sự tự tin của họ. Có lẽ, chưa bao giờ, giới chức Syria lại tin tưởng vào một chiến thắng như vậy. Cả ông Assad và Ngoại trưởng của ông này đều khẳng định, Nhà lãnh đạo Syria sẽ tiếp tục cầm quyền ít nhất đến năm 2014 khi diễn ra một cuộc tổng tuyển cử. Ông Assad cũng không ngại ngần tuyên bố sẽ tái tranh cử nhiệm kỳ mới nếu nhân dân Syria muốn ông làm như vậy.
Theo nhận định của giới phân tích quân sự và các nhà hoạt động có mặt trên chiến trường Syria, lực lượng trung thành với Tổng thống Assad đang thể hiện quyết tâm mạnh mẽ trong việc đánh bại phe nổi dậy. Họ đã có lại sự quyết tâm như vậy từ đầu tháng 4 sau khi liên tiếp chiếm lại được những khu vực quan trọng từng rơi vào tay lực lực lượng nổi dậy.
Quân đội Syria giành lại lợi thế ở khu vực miền trung Homs, chiếm được lại gần như toàn bộ thành phố chiến lược Qusair đồng thời đảm bảo sự vững chắc cho thành trì chính Damascus. Sức mạnh của quân ông Assad mỗi lúc một gia tăng nhờ tinh thần quân sĩ lên cao cùng với sự hậu thuẫn mạnh mẽ của lực lượng bán quân sự trong nước và các chiến binh Shiite Hezbollah đến từ Iraq, Li-băng.
Về mặt chính trị, Tổng thống Assad vẫn có thể tin tưởng dựa vào sự ủng hộ của các đồng minh Nga và Iran. Moscow mới đây tuyên bố sẽ cung cấp tên lửa phòng không tối tân hàng đầu thế giới - S-300 cho Syria. Ngoài ra, Nga còn chuyển giao ít nhất 10 chiến đấu cơ cho chính quyền của ông Assad.
Trong khi đó, phe nổi dậy thì ngày một suy yếu bởi mâu thuẫn nội bộ sâu sắc. Trước sự lỏng lẻo, thiếu đoàn kết của phe nổi dậy cùng ảnh hưởng mạnh lên của các nhóm khủng bố trong lực lượng này, phương Tây càng chần chừ, do dự, không muốn can thiệp trực tiếp vào tình hình ở đất nước Syria.
Theo vietbao
Giật mình trước viễn cảnh chiến tranh Mỹ-Triều Tiên Một quan chức cấp cao của NATO hôm qua (29/3) cho biết, một cuộc xung đột quân sự giữa Mỹ và Triều Tiên là không thể tránh khỏi. Tuy nhiên, ông này bày tỏ sự tin tưởng, Washington và các đồng minh của nước này có khả năng ngăn chặn viễn cảnh kinh khủng đó. Nhà lãnh đạo Kim Jong Un luôn đặt...