Báo Thanh Niên tiếp tục trao tặng Cẩm nang tuyển sinh
Ngày 12.3, Báo Thanh Niên tiếp tục trao tặng Cẩm nang tuyển sinh cho học sinh lớp 12.
Ảnh: Bích Thanh
Năm 2021, để giúp thí sinh tại TP.HCM và một số địa phương có thêm kênh tiếp cận thông tin trong thời gian chịu tác động của dịch Covid-19, Báo Thanh Niên đã đồng hành cùng Trường ĐH Nguyễn Tất Thành, Trường ĐH Quốc tế Sài Gòn, Trường ĐH Công nghệ TP.HCM, Trường ĐH Kinh tế – Tài chính TP.HCM, Trường ĐH Duy Tân (Đà Nẵng) trao tặng hàng ngàn cuốn Cẩm nang tuyển sinh đến các trường THPT.
Tuyển sinh 2021: Nên chọn ngành, nghề như thế nào?
Hôm qua, Báo Thanh Niên đã phối hợp với Trường ĐH Công nghệ TP.HCM đến trao cẩm nang cho toàn bộ học sinh lớp 12 của Trường THPT Thủ Đức ( ảnh ).
Thầy Lê Ngọc Khái, Hiệu trưởng Trường THPT Thủ Đức, chia sẻ: “Cẩm nang tuyển sinh là món quà tặng ý nghĩa đối với học sinh cuối cấp. Khi học sinh đang trong giai đoạn vừa học tập vừa phải đảm bảo các nguyên tắc phòng chống dịch Covid-19 thì những thông tin về tuyển sinh, những kỹ năng làm bài thi được cung cấp kịp thời. Hy vọng với những nội dung có trong cẩm nang sẽ giúp học trò có sự lựa chọn ngành nghề phù hợp và thông minh nhất”.
Đang dịch Covid-19, học du lịch, dịch vụ có việc làm không?
Trong khi dịch Covid-19 vẫn còn thì học du lịch, dịch vụ có tìm được việc làm không, đổi mới trong tuyển sinh và cách đào tạo của các trường ra sao để thích ứng hoàn cảnh... là băn khoăn của nhiều học sinh, phụ huynh.
Các chuyên gia tham gia chương trình tư vấn tại Báo Thanh Niên ngày 9.3 - ĐÀO NGỌC THẠCH
Các chuyên gia đã giải đáp cặn kẽ những vấn đề liên quan khối ngành du lịch, dịch vụ tại chương trình Tư vấn tuyển sinh trực tuyến "Chọn ngành học cho tương lai" do Báo Thanh Niên tổ chức vào tối 9.3, diễn ra đồng thời trên các kênh của Báo Thanh Niên: thanhnien.vn , Facebook.com/thanhnien, YouTube, TikTok Báo Thanh Niên .
Về lâu dài cơ hội việc làm vẫn rộng
Tiến sĩ (TS) Võ Thanh Hải, Phó hiệu trưởng Trường ĐH Duy Tân, nhấn mạnh hôm nay các em chọn ngành, thì 3 - 4 năm sau mới tốt nghiệp, lập nghiệp, khi đó cơ hội việc làm rộng mở hơn rất nhiều. Ví dụ tại Đà Nẵng, điều hành nhiều resort 5 sao là người nước ngoài, trường ĐH phải đặt ra câu hỏi là đào tạo ra sao để đạt chuẩn mực hội nhập trong tương lai. Theo lịch sử thì cứ sau khủng hoảng, kinh tế vực dậy rất nhanh. Do đó, các em đừng vì sự khủng hoảng bây giờ mà từ bỏ ước mơ, đam mê của mình. Bên cạnh đó, ngành du lịch, dịch vụ có thể tự tạo việc làm, như các sinh viên ra trường tự mở công ty du lịch hay mở nhà hàng.
Thạc sĩ Phạm Doãn Nguyên, Giám đốc Trung tâm tuyển sinh - truyền thông, Trường ĐH Kinh tế - Tài chính TP.HCM, cho hay các em học sinh yên tâm, tình hình bình thường mới đang trở lại ở cả Việt Nam và thế giới, nhất là khi vắc xin đã có, du lịch nội địa ở Việt Nam cũng đang được kích hoạt lại.
Cùng quan điểm, TS Nguyễn Mạnh Hoàng, Phó viện trưởng Viện Đào tạo quốc tế Trường ĐH Nguyễn Tất Thành, khuyên các em học sinh và phụ huynh đừng vì khó khăn hiện tại mà ảnh hưởng tới tầm nhìn về cơ hội nghề nghiệp của ngành du lịch trong tương lai. Năm 2021 các em sinh viên tốt nghiệp có thể khó khăn khi xin việc, nhưng khi Covid-19 đi qua, cơ hội việc làm rất rộng mở. Trên dữ liệu thống kê của nhà trường, 95% sinh viên ra trường 6 tháng là có việc làm.
Còn thạc sĩ Trần Mạnh Thái, Trưởng phòng Tuyển sinh - Truyền thông Trường ĐH Văn Hiến, chia sẻ thẳng thắn đại dịch Covid-19 khiến người học ra trường tìm việc khó khăn. Theo số liệu của nhà trường, sinh viên tốt nghiệp khóa vừa rồi có việc làm đúng lĩnh vực mình học thấp hơn các khóa trước. Nhưng ở trong trường, các thầy cô trang bị kỹ năng sở trường nhất cho sinh viên, còn các em cần mở rộng, học hỏi thêm các ngành khác, "đa năng hóa" mình để chinh phục các công ty.
"Cũng năm qua, có nhiều bạn trẻ thành công khi tạo ra những nền tảng online, cho phép du khách ngồi một chỗ vẫn ngắm cảnh nơi khác như đang đi du lịch thực tế" thạc sĩ Thái nêu dẫn chứng.
Trong khi đó, thạc sĩ Nguyễn Thị Xuân Dung, Phó trưởng phòng Truyền thông Trường ĐH Công nghệ TP.HCM (HUTECH), cho biết trong năm qua có sự dịch chuyển nhân sự trong các ngành do ảnh hưởng dịch Covid-19. Mọi hoạt động theo hướng trực tuyến, số hóa nhiều hơn. Song về lâu dài nhu cầu nhân sự trong lĩnh vực du lịch, dịch vụ chắc chắn cao.
Đào tạo thích ứng như thế nào trong dịch Covid-19?
Thạc sĩ Nguyễn Văn Định, Trưởng khoa Khách sạn - nhà hàng Trường CĐ nghề du lịch Sài Gòn, cho hay để đào tạo một người thiên về dịch vụ thì việc giao tiếp rất quan trọng. Trường tăng cường liên kết với các giáo viên nước ngoài để nâng cao khả năng ngoại ngữ cho học sinh, đào tạo theo hướng đa ngôn ngữ như tiếng Hàn, Nhật, Thái, Tây Ban Nha...
Về vấn đề thực tập, trường có tới 70% chương trình học là thực hành, sinh viên sẽ có 3 đợt thực tập ở các khách sạn 3 - 5 sao. Nhà trường cũng khuyến khích sinh viên tự tạo công việc cho mình, khởi nghiệp từ ngành học.
Thạc sĩ Lê Âu Ngân Anh, giảng viên ngành quản trị sự kiện Khoa Du lịch Trường ĐH Hoa Sen, chia sẻ chương trình đào tạo của trường luôn tạo điều kiện để sinh viên thực tập, thực hành nhiều nhất có thể. Hiện nay có 10 doanh nghiệp cam kết tuyển dụng sinh viên của trường sau khi ra trường. Song song đó, trường có mô hình chuẩn quốc tế với bộ môn đặc thù của mình.
Trong khi đó, thạc sĩ Dung cho biết tại HUTECH sinh viên được ưu tiên cho thực hành, từ năm nhất các em được tham gia các "City tour" để hiểu được những kỹ năng cơ bản. Năm thứ 2 các em tham gia học kỳ doanh nghiệp. Các em cũng được thiết lập các kế hoạch, dự án về du lịch cho riêng mình, nhà trường ưu tiên các chủ đề về phát triển du lịch trong Covid-19, khuyến khích các em tham gia cuộc thi khởi nghiệp.
Cùng bàn luận về vấn đề này, TS Nguyễn Mạnh Hoàng, Phó viện trưởng Viện Đào tạo quốc tế Trường ĐH Nguyễn Tất Thành, thừa nhận năm 2020 vừa qua cũng có lúc khó khăn khi tìm khách sạn, nhà hàng để sinh viên thực tập trong dịch Covid-19. Song chính nó cũng đã thôi thúc nhà trường đổi mới chương trình đào tạo để sinh viên thích ứng, hội nhập tốt hơn. Các học phần đổi mới, khởi nghiệp đang là chương trình học bắt buộc cho sinh viên.
Ngành du lịch số là gì ?
TS Nguyễn Mạnh Hoàng cho hay năm nay trường có thêm một ngành mới là ngành du lịch số - đáp ứng nhu cầu của xã hội hiện nay. Du lịch số là sự xuyên ngành giữa công nghệ thông tin và du lịch. Đối với ngành mới này, sinh viên theo học nhận 2 bằng cử nhân công nghệ thông tin và cử nhân du lịch. Đây sẽ là một lợi thế của các bạn khi tốt nghiệp ra trường.
Ý kiến
Tiến sĩ Võ Thanh Hải, Phó hiệu trưởng Trường ĐH Duy Tân: Hôm nay các em chọn ngành, thì 3 - 4 năm sau mới tốt nghiệp, lập nghiệp, khi đó cơ hội việc làm rộng mở hơn rất nhiều.
Thạc sĩ Nguyễn Văn Định, Trưởng khoa Khách sạn - nhà hàng Trường CĐ nghề du lịch Sài Gòn: Để đào tạo một người thiên về dịch vụ thì việc giao tiếp rất quan trọng.
Thạc sĩ Lê Âu Ngân Anh, giảng viên ngành quản trị sự kiện Khoa Du lịch Trường ĐH Hoa Sen: Yếu tố ngoại ngữ là sức bật cạnh tranh giữa sinh viên với nhau khi bước ra khỏi trường, đi làm tại doanh nghiệp.
Tuyển sinh khối ngành sức khỏe, thí sinh cần lưu ý gì? Vào 14 giờ 30 ngày 2.3, buổi thứ hai trong chương trình tư vấn trực tuyến Chọn ngành học cho tương lai với khối ngành y tế-sức khỏe diễn ra đồng thời ở các địa chỉ thanhnien.vn , Facebook.com/thanhnien, YouTube và TikTok Báo Thanh Niên . Chọn ngành học phù hợp với năng lực, sở trường bản thân, điều kiện kinh tế gia...