Bão số 6 mạnh thêm, có thể giật cấp 15 trên Biển Đông
Bão số 6 tăng cấp và có thể tiếp tục mạnh lên cấp 13, giật cấp 15 trên Biển Đông.
Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thuỷ văn Quốc gia, bão số 6 đã mạnh lên, đạt cấp 12, giật cấp 14. Dự báo trong 24 giờ tới, bão có khả năng tiếp tục mạnh lên cấp 13, giật cấp 15.
Cụ thể, lúc 16h ngày 17/10, vị trí tâm bão cách quần đảo Hoàng Sa khoảng 500km về phía Đông Bắc. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 12 (118-133km/giờ), giật cấp 14, di chuyển theo hướng Tây Tây Nam với tốc độ khoảng 15km/h.
Dự báo đường đi của bão số 6.
Lúc 16h ngày 18/10, bão số 6 cách quần đảo Hoàng Sa khoảng 180km về phía Bắc Đông Bắc, cường độ cấp 12-13, giật cấp 15. Bão di chuyển chủ yếu theo hướng Tây Tây Nam, tốc độ khoảng 15 km/h, có thể mạnh thêm.
Video đang HOT
Đến 16h ngày 19/10, bão số 6 cách đất liền các tỉnh từ Hà Tĩnh đến Thừa Thiên Huế khoảng 340km về phía Đông Đông Nam, mạnh cấp 9-10, giật cấp 12, có khả năng giảm cường độ.
Từ 48 đến 72 giờ tiếp theo, bão di chuyển chủ yếu theo hướng Tây Tây Bắc, mỗi giờ đi được 10-15km, suy yếu dần thành áp thấp nhiệt đới, cường độ mạnh cấp 7, giật cấp 9.
Cũng theo cơ quan khí tượng, từ nay đến hết năm 2022, trên Biển Đông có khoảng từ 5 đến 6 cơn bão và áp thấp nhiệt đới, trong đó, khả năng ảnh hưởng trực tiếp đến đất liền nước ta từ 2-4 cơn.
Người dân cần đề phòng xảy ra bão và mưa lớn dồn dập tại miền Trung trong các tháng cuối năm 2022. Tháng 1/2023 vẫn có thể còn xuất hiện xoáy thuận nhiệt đới trên khu vực nam Biển Đông.
Từ tháng 1 đến tháng 3/2023, các tỉnh phía Nam khả năng xuất hiện mưa dông trái mùa.
Một gia đình ở Nghệ An đang ăn cơm thì bị sập nhà vì mưa to gió lớn
Đêm ngày 28/9, ảnh hưởng của cơn bão Noru đã gây mưa lớn kéo dài suốt nhiều giờ tại nhiều địa phương ở Nghệ An như TP Vinh, thị xã Cửa Lò, huyện Yên Thành, Hoàng Mai, Quỳnh Lưu...
Nước lên từng giờ khiến cho lực lượng chức năng cùng bà con phải nhanh chóng thu dọn đồ đạc di chuyển lên khu vực cao hơn để giảm thiểu tối đa thiệt hại. Tuy nhiên, tại huyện Nam Đàn vẫn có trường hợp một gia đình đang ăn cơm thì nhà bị sập vì mưa to gió lớn khiến ai cũng thấy xót xa.
Gia đình đang ngồi ăn cơm thì nhà bị sập vì mưa to, gió lớn. (Ảnh: Chụp màn hình FB B.P)
Cụ thể, tài khoản FB B.P đã chia sẻ lại cảnh tượng đau lòng này của gia đình mình kèm dòng trạng thái: "Sập nhà rồi. Nhà đang ăn dở bát cơm chưa xong may chạy ra sân kịp". Theo video được chia sẻ, một ngôi nhà đã bị sập ngay khi cả gia đình đang ngồi quây quần bên mâm cơm tối. Tường gạch và mái tôn đã bị mưa gió làm cho lung lay, rơi xuống đè lên chiếc giường ở phòng khách của ngôi nhà. Chiếc giường cũng bị hư hỏng tạo nên cảnh tượng tan hoang.
Cả gia đình tháo chạy ra sân để lại mâm cơm còn đang ăn dở. (Ảnh: Chụp màn hình FB B.P)
Đang ăn tối thì gặp phải chuyện này, cả gia đình đều rất hoảng hốt, lo lắng. Một cụ ông và người con trai của mình đã đứng dậy khỏi mâm cơm để đến kiểm tra hiện trường. Những người khác trong gia đình vội vàng chạy ra sân để tránh gặp nguy hiểm. Khung cảnh tường gạch vỡ vụn, đè lên các đồ đạc khác trong nhà đã khiến cho cả nhà cảm thấy xót xa, đau lòng. Tuy nhiên, thật may mắn vì không ai trong gia đình bị thương. Người đăng tải clip cũng chia sẻ, đây là nhà của ông bà cô. Vì nhà đã cũ rồi nên yếu, dễ sập hơn những ngôi nhà khác khi mưa bão về.
Tường gạch, mái ngói đổ sập tạo nên cảnh tượng tan hoang. (Ảnh: Chụp màn hình FB B.P)
Ngay sau khi chia sẻ, đoạn clip ghi lại cảnh tượng gia đình đang ăn cơm thì nhà sập đã nhận được sự quan tâm của rất nhiều người. Mọi người đều gửi lời động viên, an ủi đến gia đình và hy vọng họ sẽ cùng nhau khắc phục hậu quả sau khi ảnh hưởng của bão đi qua. Khi người còn thì của cải nhất định sẽ có thể làm ra, thật may mắn vì các thành viên trong gia đình không ai bị thương khi nhà sập.
Thật may mắn khi nhà sập thì các thành viên trong gia đình đều an toàn. (Ảnh: Chụp màn hình FB B.P)
Vì ảnh hưởng của cơn bão Noru, nhiều địa phương khác tại Nghệ An cũng xuất hiện mưa to kéo dài, gió rít từng cơn khiến các ngôi nhà bị ngập sâu. Thông tin trên báo Tuổi Trẻ cho biết, trước đó để chủ động ứng phó mưa lũ thì hàng loạt hồ thủy điện, thủy lợi ở Nghệ An đã xả nước về hạ du. Trong số hơn 100 hồ, đập lớn nhỏ ở tỉnh Nghệ An thì hiện tại đã có khoảng 65% hồ đập đã chứa đầy dung tích.
Bà con ở xã Quỳnh Lưu chạy lụt trong đêm mưa gió. (Ảnh: Tuổi Trẻ)
Nhiều ngôi nhà bị ngập lụt sâu vì ảnh hưởng của cơn bão. (Ảnh: Tuổi Trẻ)
Trong công điện khẩn cấp, Chủ tịch UBND tỉnh Nghệ An Nguyễn Đức Trung đã cảnh báo đặc biệt lưu ý tới các khu vực miền núi dễ xảy ra tình trạng sạt lở, lũ lụt. Những địa phương này cũng đã từng bị thiệt hại nhiều vào đợt mưa lũ hồi đầu tháng 9 vừa qua. Hy vọng rằng, ảnh hưởng của cơn bão sẽ nhanh chóng qua đi để bà con khắc phục hậu quả, trở lại cuộc sống bình thường.
Bà con phải di chuyển tài sản đến nơi cao hơn để giảm thiểu thiệt hại. (Ảnh: Tuổi Trẻ)
Bà con miền Trung khóc ròng khi ngôi nhà của mình bị ngập sâu. (Ảnh: Tuổi Trẻ)
Vì sao siêu bão Noru mạnh nhất 20 năm nhưng thiệt hại được giảm thiểu? Chỉ đạo quyết liệt 'từ sớm, từ xa' của các cấp chính quyền và ý thức chấp hành của người dân là yếu tố quyết định đến kết quả phòng, chống cơn bão số 4 (bão Noru). Tại các cuộc họp ứng phó với bão Noru, cơ quan khí tượng thuỷ văn và cơ quan phòng chống thiên tai đều thống nhất đây...