Báo Nga: Trung Quốc sớm muộn sẽ xây dựng căn cứ quân sự ở nước ngoài
Bắc Kinh luôn luôn là cái “bóng” của Nga, nhưng trong nước đang kêu gọi từ bỏ tư tưởng “giấu mình chờ thời”, sớm muộn có căn cứ ở nước ngoài.
Ngày 5/6/2012, Tổng thống Nga Vladimir Putin thăm Trung Quốc.
Tạp chí “Russia in Global Affairs” Nga có bài viết nhan đề “Trung Quốc đi ra khỏi cái bóng – Trung Quốc tìm kiếm chính sách ngoại giao mới”.
Bài viết cho rằng, Trung Quốc đã từ một quốc gia khu vực có sức mạnh quốc gia trung bình trở thành một cường quốc kinh tế thứ hai thế giới, đã xâm nhập thị trường mới và giành được vai trò ảnh hưởng quân sự và chính trị. Nhưng từ khi Liên Xô sụp đổ đến nay, phương châm chỉ đạo của chính sách ngoại giao Trung Quốc không thay đổi quá lớn (?- PV).
Quan điểm chính trị của Bắc Kinh luôn không rời khỏi nguyên tăc chiến lược của Đặng Tiểu Bình: Phương châm “24 chữ” (tiếng Trung) là lặng lẽ quan sát, giữ vững thế trận, bình tĩnh ứng phó, giấu mình, giỏi phòng thủ, quyết không đi đầu. Bắc Kinh từ chối bất cứ cuộc đối đầu nào hay đóng vai trò lãnh đạo trong các vấn đề quốc tế.
Trung Quốc mặc dù được coi là siêu cường mới nổi, nhưng trên thực tế vẫn là nhân vật hạng hai trên sân khấu quốc tế. Nói chính xác hơn, Bắc Kinh phụ thuộc nghiêm trọng vào sự tương tác của Moscow. Trong việc thảo luận các vấn đề quốc tế, Nga vẫn là người đại diện cho lợi ích của các nước không phải thế giới phương Tây.
Trong phần lớn các vấn đề cấp bách, Bắc Kinh đều hiệp thương với Nga rồi mới áp dụng các hành động, Trung Quốc luôn ủng hộ các đề xướng của Nga.
Chẳng hạn trong vấn đề Iran, trước đây và trong tương lai, Nga vẫn là nhân vật chính. Trên thực tế, Iran là nước cung ứng năng lượng và thị trường tiềm năng của Trung Quốc, có tầm quan trọng rất lớn đối với Trung Quốc.
Video đang HOT
Trung Quốc đối mặt với mối đe dọa rất lớn từ Mỹ.
Trong thảo luận vấn đề hệ thống phòng thủ tên lửa chiến lược của Mỹ, tiếng nói của Moscow cũng mạnh mẽ nhất. Trên thực tế, mối đe dọa của hệ thống này đối với Trung Quốc lớn hơn nhiều so với Nga. Đối lập với lực lượng hạt nhân công nghệ cao khổng lồ của Nga, lực lượng hạt nhân chiến lược của Trung Quốc tương đối yếu, công nghệ cũng lạc hậu.
Báo Phượng Hoàng, Hồng Kông cho hay hợp tác kinh tế thương mại và quân sự Nga-Trung được tiếp tục, một nhân tố quan trọng là sự “giúp đỡ chính sách ngoại giao” của Nga đối với Trung Quốc. Một số nước Liên Xô cũ muốn Bắc Kinh và Moscow cạnh tranh chính trị, còn Bắc Kinh lại thể hiện thai đô từ chối, rõ ràng Moscow rất coi trọng thai đô này.
Nhưng nhiều sự kiện trong những năm qua cho thấy, quan điểm ngoại giao của Trung Quốc đã lạc hậu và hạn chế rõ rệt. Bắc Kinh hiện đã rất quan trọng trên sân khấu quốc tế, không thể tiếp tục lẩn trốn dưới cái bóng của nước khác.
Chính sách ngoại giao hiện nay của Trung Quốc thiếu tầm nhìn xa, điểm này rất nổi bật trong cuộc khủng hoảng Libya. Sự phụ thuộc vào tương tác chính trị với Nga và thiếu khả năng hành động độc lập khiến cho Trung Quốc trực tiếp bị tổn thất hàng chục tỷ USD và hàng nghìn việc làm.
Tàu hộ vệ Từ Châu, Hải quân Trung Quốc
Hai năm gần đây, nội bộ Trung Quốc lại bàn đến chính sách ngoại giao tương lai của nước này. Ngày càng nhiều người cho rằng, nên từ bỏ mô hình cũ. Phương châm ban đầu thuộc kế tạm thời thích nghi, Trung Quốc cần phải dự trữ lực lượng, thoát ra khỏi cái bóng.
Các nước đang phát triển ngày càng coi Trung Quốc là đối tác kinh tế và cường quốc quân sự. Năm 2011, khi Bộ trưởng Quốc phòng Trung Quốc thăm Seychelles, phía Seychelles đã mời Bắc Kinh xây dựng căn cứ hải quân ở nước này.
Phía Trung Quốc từ chối, cho biết không muốn làm hỏng tính độc đáo của Seychelles. Trong tương lai, Bắc Kinh chắc chắn sẽ tiếp tục nhận được lời đề nghị tương tự, không chừng có ngày sẽ tiếp nhận.
Biên đội hộ tống Trung Quốc ở vịnh Aden.
Theo GDVN
Mỹ tăng cường giám sát không phận châu Phi bằng UAV Thụy Sỹ
Mỹ sẽ mở rộng hoạt động giám sát không phận khắp châu Phi bằng cách sử dụng các máy bay không người lái (UAV) Thụy Sỹ.
Kênh Press TV ngày 17/6 dẫn báo cáo của các phương tiện truyền thông Thụy Sỹ cho biết, Mỹ sẽ mở rộng hoạt động giám sát không phận khắp châu Phi bằng cách sử dụng các máy bay không người lái (UAV) Thụy Sỹ.
UAV Global Hawk RQ-4 của Không quân Mỹ (ảnh minh họa)
Theo tờ Basler Zeitung của Thụy Sỹ, hầu hết những chiếc máy bay do thám quân đôi Mỹ dự kiến sẽ sử dụng được sản xuất bởi hãng Pilatus Aircraft Ltd của Thụy Sỹ.Cũng theo tờ báo trên, tham gia hoạt động do thám của Mỹ tại châu Phi gồm có 21 chiếc Pilatus, PC-12.
Trước đó, ngày 14 tháng 6, tờ Washington Post đã đưa tin cho hay, quân đội Mỹ đã thành lập khoảng hơn một chục căn cứ không quân nhỏ ở châu Phi kể từ năm 2007 tại các nước như Burkina Faso, Uganda, Ethiopia, Djibouti, Kenya và Seychelles, để theo dõi các tổ chức khủng bố có liên hệ với al-Qaida tại Somalia, Yemen và vùng Sahel của châu Phi, cũng như nhóm phiến quân có tên gọi Đội quân Kháng chiến của Thượng đế tại trung Phi.
Tờ báo trích dẫn tài liệu và nguồn tin tham gia vào dự án quân sự trên của Mỹ cho biết, Mỹ sử dụng các máy bay phản lực có cánh quạt, máy bay cỡ nhỏ được ngụy trang như các máy bay tư nhân tại các căn cứ không quân ở châu Phi.
Bản báo cáo cho biết các hoạt động tình báo được tiến hành bởi lực lượng đặc biệt của Mỹ, nhưng phần lớn các hoạt động lại phụ thuộc vào các nhà thầu quân sự tư nhân và sự hỗ trợ của lực lượng châu Phi.
Tuy nhiên, Lầu Năm Góc sau đó đã lên tiếng xác nhận rằng họ tiến hành các hoạt động tình báo "trên diện rộng" ở châu Phi, nhưng không xác nhận thông tin cho rằng họ đã thiết lập các căn cứ không quân nhỏ khắp châu lục này để theo dõi các nhóm khủng bố.
Quân đội Mỹ nói rằng đã triển khai các thiết bị do thám, giám sát và tình báo tại châu Phi "dựa trên các mối quan ngại chung về đe dọa an ninh".
Theo GDVN
Báo Trung Quốc: Mỹ lôi kéo Nhật Bản, Philippines bao vây Trung Quốc Nhật Bản sẽ dùng vốn ODA cung cấp trang bị quân sự cho một số nước Đông Nam Á, xây dựng mạng lưới bao vây Trung Quốc. Mỹ-Nhật tăng cường quan hệ đồng minh. Trong hình là Thủ tướng Nhật Bản Yoshihiko Noda được Tổng thống Mỹ Barack Obama đón tiếp nhiệt tình tại Nhà Trắng. Ngày 30/4, Thủ tướng Nhật Bản Yoshihiko...