Báo Nga: Tàu ngầm hạt nhân Trung Quốc sẽ bị Mỹ tiêu diệt nếu mò đến gần Hawaii
Tờ “Nhà phân tích quân sự Nga” nói rằng các tàu ngầm hạt nhân Type 093 và 094 của Hải quân Trung Quốc rất dễ bi hệ thống ra đa tối tân của Mỹ phát hiện.
Tàu ngầm Type 096 tưởng tượng của TQ
Báo Nhà phân tích quân sự Nga đưa tin cho biết Trung Quốc đang trong quá trình nghiên cứu và phát triển một loại tàu ngầm hạt nhân với thiết kế kỹ thuật cho phép nó có thể mang theo 24 qua tên lửa đạn đạo tấn công và có thể được sử dụng như một trong những loại vũ khí lợi hại để tấn công các mục tiêu của quân đội Mỹ ở Tây Thái Bình Dương.
“Nhà phân tích quân sự Nga” cho biết loại tàu ngầm hạt nhân mà Trung Quốc đang bí mật phát triển đó là tàu ngầm lớp Tang Type 096. Báo của Nga cho rằng Trung Quốc đã nỗ lực hơn 10 năm để chế tạo các tàu ngầm hạt nhân Type 093 và 094, nhưng đều khó khăn về công nghệ, vì vậy muốn phát triển tàu ngầm hạt nhân 096.
Mục đích cuối cùng của Trung Quốc là tham vọng đối chọi với Mỹ, sử dụng tàu ngầm hạt nhân chiến lược Type 096 để tuần tra trên biển, răn đe Mỹ và các quốc gia láng giềng.
Đây cũng chính là lý do giải thích tại sao đến nay tàu ngầm hạt nhân chiến lược Trung Quốc chưa từng tiến hành tuần tra chiến đấu.
Trong bài báo của “Nhà phân tích quân sự Nga” đề cập tiềm năng, sức mạnh hạt nhân của Trung Quốc được xuất bản hôm 30/12/2014 có đề cập rằng phải mất nhiều thập niên nữa quân đội Trung Quốc mới xây dựng và có được khả năng tấn công hạt nhân lần 2.
Tuy nhiên, cho đến nay, thực tế cho thấy, bằng nhiều thủ đoạn tinh vi khác nhau Trung Quốc đã chứng minh rằng họ mất ít thời gian hơn để phát triển các kho vũ khí hạt nhân của mình so với những dự báo và đánh giá của các chuyên gia, nhà quan sát quân sự phương Tây.
Video đang HOT
Có một thực tế đúng đó là hiện nay, lực lượng tấn công hạt nhân của Không quân Trung Quốc chỉ có thể dựa vào năng lực của các loại máy bay ném bom H-6K và cường kích Q-5 để phát động các đòn tấn công hạt nhân nhưng các loại máy bay này hoàn toàn dễ dàng có thể trở thành mục tiêu dễ tiêu diệt của các hệ thống tên lửa phòng không đối phương.
Trung Quốc cũng đã nhận thức được yếu điểm này của họ và đang tìm mọi cách khắc phục. Cụ thể quân đội TQ đang dần dần thay thế các máy bay Q-5 bằng phiên bản cải tiến, mới hơn là JH-7A đồng thời đang cố gắng nghiên cứu, phát triển một loại máy bay ném bom tàng hình mới để thay thế các oanh tạc cơ H6-K trong tương lai không xa.
Báo của Nga dự đoạn số lượng đầu đạn hạt nhân của quân đội Trung Quốc hiện nay dưới 2000. Mặc dù số lượng ít hơn so với các đối thủ tiềm tàng nhưng kho vũ khí hạt nhân của TQ nguy hiểm ở chỗ trong số này có từ 250 đến 300 đầu đạn hạt nhân đã được nước này gắn vào các hệ thống phóng cơ động.
Về số lượng đầu đạn hạt nhân chiến thuật, Trung Quốc được cho là đang sở hữu khoảng 459 đầu đạn trở xuống. Các lực lượng có khả năng phát động tấn công hạt nhân của Trung Quốc đều bị lực lượng quân đội Mỹ ở Trung Á theo dõi và giám sát chặt chẽ mặc dù hầu hết khoảng 2000 đầu đạn hạt nhân của TQ đến nay đều chưa có thể tạo ra được mối đe dọa với lục địa Mỹ.
Nếu xét về khoảng cách và năng lực tấn công hạt nhân của Trung Quốc, Nga mới là mục tiêu bị ảnh hưởng lớn nhất (vì khoảng cách gần) trong trường hợp hai nước này xảy ra đụng độ về sức mạnh của các hệ thống siêu vũ khí.
Bài phân tích đăng trên tờ “Nhà phân tích quân sự Nga” chỉ ra rằng, hiện nay, biết được yếu điểm về năng lực phát động tấn công hạt nhân bằng không quân của mình, TQ đang cố gắng phát triển lực lượng tấn công hạt nhân của hải quân vì môi trường ngầm dưới đáy biển khó phát hiện và tiềm ẩn nhiều bí mật, bất ngờ hơn đối với an ninh của đối phương.
Tàu ngầm tấn công hạt nhân Type 096 là cái đích đầu tiên của TQ sau khi không thành công cho lắm đối với hai loại tàu ngầm hạt nhân Type 093 và 094.
Báo của Nga cho rằng, các tàu ngầm chiến lược hiện nay của Trung Quốc là Type 093 và 094 đều không có khả năng bắn tới lục địa Mỹ mặc dù được trang bị các tên lửa đanh đạo Cự Lang – 2.
Tờ “Nhà phân tích quân sự Nga” nói rằng các tàu ngầm hạt nhân Type 093 và 094 của Hải quân Trung Quốc rất dễ bi hệ thống ra đa tối tân của Mỹ phát hiện.
Thậm chí, nếu các tàu ngầm này của Trung Quốc có ý định xâm nhập và vùng biển quanh khu vực quần đảo Hawaii của Hoa Kỳ thì nó sẽ rất dễ dàng bị các hệ thống vũ khí của quân đội Mỹ tiêu diệt.
Báo của Nga nhận định rằng trong trường hợp xảy ra xung đột quân sự với Mỹ, các tàu ngầm của quân đội Trung Quốc sẽ đại bại vì không thể chống đỡ được các hệ thống vũ khí chống ngầm của quân đội Hoa Kỳ.
Tuy nhiên, nếu thành công trong tham vọng phát triển tàu ngầm hạt nhân mang tên lửa đạn đạo Type 096 như đã đề cập thì cục diện cuộc chiến tiềm tàng có thể sẽ thay đổi.
Rõ ràng, về lý thuyết, nếu phát triển thành công tàu ngầm Type 096, mối đe dọa quân sự từ Trung Quốc đối với các mục tiêu quân sự quan trọng của Hoa Kỳ sẽ tăng lên, đặc biệt là khi tàu ngầm mới của TQ có khả năng hoạt động xa hơn, mang nhiều tên lửa đạn đạo với tầm bắn vượt 11000 km dưới sự yểm hộ của các hạm đội tàu chiến mặt nước đông đảo của PLA.
Theo Giáo Dục
Tàu ngầm Trung Quốc ít gặp sự cố vì "không dám ra biển"
Theo tờ Strategy Page, trong gần nửa thế kỷ hoạt động, các tàu ngầm hạt nhân Trung Quốc hầu như chưa gặp sự cố nào do tính năng không được tốt, chủ yếu chỉ nằm tại cảng chứ không ra biển.
Theo tờ Strategy Page, hiện nay Trung Quốc có khoảng 12 tàu ngầm hạt nhân còn phục vụ trong đó có 8 tàu ngầm hạt nhân tấn công và 4 tàu ngầm hạt nhân tên lửa đạn đạo.
Đến cuối năm 2013, Trung Quốc mới lần đầu tiên công bố với báo chí trong nước về tình trạng của tàu ngầm hạt nhân tên lửa đạn đạo này. Chủ ý báo cáo là ca ngợi tàu ngầm hạt nhân của nước này trong 42 năm hoạt động không có một tàu ngầm nào xảy ra sự cố rò rỉ lò phản ứng hạt nhân. Quả thực thì trong 42 năm qua, chưa bao giờ ghi nhận các sự cố nghiêm trọng nào xảy ra với tàu ngầm hạt nhân Trung Quốc.
Tuy nhiên, lý do cho chất lượng tàu ngầm mà Trung Quốc ca ngợi không phải vì công nghệ của Trung Quốc đã vượt trội Nga, Mỹ về độ an toàn mà là vì "tính năng không được tốt mà tàu ngầm hạt nhân của Trung Quốc ít khi ra biển hoạt động, chủ yếu nằm tại cảng. Đây là một trong những nguyên nhân chính khiến hạm đội tàu ngầm hạt nhân Trung Quốc không bao giờ xảy ra sự cố", Strategy Page nhận định.
Tàu ngầm Trung Quôc ít gặp sự cố vì chỉ nằm ở cảng, không mấy khi ra biển
Về cơ bản, tàu ngầm hạt nhân của Trung Quốc là phiên bản kéo dài của tàu ngầm hạt nhân tấn công, chưa từng tham gia vào nhiệm vụ tuần tra tác chiến mà chỉ thực hiện nhiệm vụ huấn luyện ngắn.
Hạm đội tàu ngầm hạt nhân của Trung Quốc hiện nay gồm: lớp tàu hạt nhân tấn công Type 091 và Type 093; tàu mang tên lửa đạn đạo Type 092, Type 094. Ngoài ra, Trung Quốc được cho là đang phát triển lớp tàu ngầm hạt nhân tấn công Type 095 và Type 096 mang tên lửa đạn đạo.
Sự cố tàu ngầm lớn nhất của Trung Quốc là vào hồi năm 2003, trong khi đang tham gia một cuộc tập trận ngoài khơi vịnh Bột Hải, chiếc tàu ngầmType 035 lớp Minh mang số hiệu 361 thuộc Hạm đội Nam Hải đã biến mất một cách đầy bí ẩn. 10 ngày sau đó, các ngư dân Trung Quốc phát hiện kính tiềm vọng của tàu ngầm này ló lên mặt nước. Con tàu được phát hiện đang ở trong trạng thái lơ lửng chìm. Tuy nhiên, chính quyền đã giấu "kín như bưng" thông tin vụ việc này, chính người dân Trung Quốc cũng hầu như không biết gì.
Cho đến nay vẫn chưa có đáp án là tất cả thủy thủ đoàn 70 người không một ai thoát ra ngoài được cho dù tàu được trang bị khá nhiều hệ thống thoát hiểm khẩn cấp. Bên trong tàu gần như nguyên vẹn và không có bất kỳ dấu hiệu nào cho thấy đã xảy ra sự cố hay hỏa hoạn bên trong tàu.
Một điều khá lạ lùng, bản thân tàu ngầm này được thiết kế với thủy thủ đoàn tối đa là 55 người (gồm 9 sĩ quan và 46 thủy thủ). Tuy nhiên, trong lúc gặp nạn, trên tàu có tới 70 người, vậy 15 cán bộ bổ sung lên tàu ngầm này để làm gì?
Sự bí ẩn của vụ tai nạn thảm khốc này được cho là chứa đựng bí mật động trời về công nghệ chế tạo tàu ngầm của Trung Quốc. Điều này càng có cơ sở hơn khi Hải quân Trung Quốc tiến hành sa thải hàng loạt quan chức cao cấp và thân nhân của thủy thủ đoàn không được cung cấp bất kỳ thông tin nào về cái chết của họ.
Theo_Thể Thao Việt Nam
"Trung Quốc kéo 4 tàu ngầm hạt nhân ra dọa Mỹ, trừng phạt Việt Nam" Lời lẽ hiếu chiến của giới truyền thông, học giả, 1 số tướng lĩnh cấp cao quân đội Trung Quốc về Biển Đông chỉ là biểu hiện lúng túng, bối rối của Bắc Kinh. 3 tàu ngầm Trung Quốc tại cảng Tam Á, ảnh: Ettoday. Tờ Minh Báo xuất bản tại Hồng Kông ngày 24/6 dẫn lời Lương Quốc Lương, một nhà bình...