Báo Mỹ: Trực thăng Z-10 Trung Quốc sao chép thiết kế của Nga
Trung Quốc ưa thích hơn thiết kế của Mi-8/17, đồng thời muốn tự sản xuất 1.000 chiếc hoặc nhiều hơn máy bay trực thăng Mi-171.
Máy bay trực thăng Mi-171 Lục quân Trung Quốc
Trang mạng “Strategy Page” Mỹ ngày 9 tháng 8 đưa tin, bắt đầu tư năm 2012, Trung Quốc đã đặt mua 52 máy bay trực thăng Mi-171E của Nga. Loại máy bay trực thăng này có thể vận chuyển tới 37 người hoặc 4 tấn hàng hóa, động cơ máy bay Mi-171E có hiệu quả rất cao trong môi trường “ nóng bức và cao so với mặt nước biển”.
Điều này có tác dụng rất lớn đối với Trung Quốc, bởi vì Trung Quốc cần trang bị có thể sử dụng ở Tây Tạng (rất nhiều khu vực Tây Tạng cao hơn 4.000 m so với mặt nước biển). Trung Quốc hết sức coi trọng máy bay trực thăng Mi-17 và Mi-8. Hiện nay, Trung Quốc sử dụng 160 máy bay trực thăng Mi-171.
Năm 2008, Trung Quốc va Nga ký thỏa thuận, thỏa thuận cho phép Trung Quốc sản xuất hợp pháp máy bay trực thăng Mi-171. Nhưng, Trung Quốc vẫn mua những máy bay trực thăng này từ Nga, bởi vì xây dựng cơ sở sản xuất cần có thời gian. Ngoài ra, Trung Quốc hiện nay cần nhiều máy bay trực thăng vận tải hơn, hơn nữa Trung Quốc cũng đảm đương được.
Máy bay trực thăng Mi-171 Lục quân Trung Quốc
Hiện nay, Trung Quốc đã sở hữu khoảng 300 máy bay trực thăng Mi-17 và Mi-8, hơn 500 máy bay trực thăng tự chế tạo.
Phần lớn máy bay trực thăng tự chế tạo (máy bay trực thăng Z-9/Z-19) đều lấy máy bay trực thăng AS365 của châu Âu làm nền tảng; trong khi đó máy bay trực thăng vũ trang Z-10 do Trung Quốc tự chế tạo lại lấy thiết kế của Nga làm cơ sở.
Video đang HOT
Bài báo cho biết, Trung Quốc đã thể hiện ưa thích hơn thiết kế của Mi-8/17, đồng thời muốn sản xuất 1.000 chiếc hoặc nhiều hơn máy bay trực thăng Mi-171 ở nước họ.
Năm 2010, Trung Quốc va nhà chế tạo máy bay trực thăng Nga đã thành lập công ty liên doanh, tiến hành bảo trì và sửa chữa máy bay trực thăng.
Đây là một phần của kế hoạch lớn hơn, kế hoạch này còn bao gồm xây dựng nhà máy ở Trung Quốc để sản xuất máy bay trực thăng Mi-171.
Theo bài báo, máy bay trực thăng Mi-171 về cơ bản là một loại máy bay trực thăng vận tải có giá không cao. Loại máy bay trực thăng này có thể dễ dàng tiến hành cải tạo để mang theo vũ khí hoặc thiết bị chuyên dụng khác.
Môt sô máy bay trực thăng Mi-171 thậm chí có thể trang bị radar va bộ cảm biến khác dùng để do tham va theo doi.
Máy bay trực thăng Mi-171 Lục quân Trung Quốc
Máy bay trực thăng Mi-171 loại cơ bản lấy máy bay trực thăng Mi-17 của thập niên 70 thế kỷ trước làm nền tảng để cải tạo. Máy bay trực thăng Mi-171 loại cơ bản nặng khoảng 12 tấn, có thể mang theo 4 tấn.
Máy bay trực thăng này tuần tra với tốc độ 250 km/giờ, phạm vi bay đạt 590 km. Máy bay trực thăng này có 3 nhân viên tổ lái, có thể mang theo rất nhiều hành khách hoặc hàng hóa.
Theo bài báo, Nga đã xuất khẩu mấy trăm máy bay trực thăng Mi-171. Loại máy bay trực thăng này chắc chắn, dùng bền, giá cả không đắt (mỗi chiếc 4 – 5 triệu USD), phù hợp hơn với những nước chưa giàu có.
Năm 2008, Nga và Trung Quốc ký một thỏa thuận, vai trò chính của thỏa thuận “hợp tác kỹ thuật quân sự” mới chính là ngăn chặn Trung Quốc xuất khẩu trang bị Nga mà Trung Quốc sao chép và cạnh tranh với Nga.
Thỏa thuận này lập tức dẫn đến đề nghị của một số người quan tâm đến máy bay trực thăng. Nga đồng ý bán cho Trung Quốc 6 máy bay trực thăng săn ngầm Helix (Ka-27), hơn nữa có khả năng tiến hành hợp tác sản xuất.
Đồng thời, thỏa thuận máy bay trực thăng Mi-171 đã nhanh chóng chuyển hóa thành nhà máy trực thăng Mi-171 của Trung Quốc.
Máy bay trực thăng Z-10 Trung Quốc
Ngoài ra, còn có đề nghị để Trung Quốc và Nga lấy máy bay trực thăng Mi-26T hiện có (tải trọng tối đa 20 tấn, có thể mang theo 80 người) làm nền tảng, hợp tác nghiên cứu chế tạo ra một loại máy bay trực thăng vận tải cỡ lớn. Có thể còn có đề nghị hợp tác nghiên cứu chế tạo khác.
Loại hợp tác này có thể là cùng có lợi, hơn nữa, thị trường máy bay trực thăng dân dụng và quân dụng Trung Quốc cần rất nhiều máy bay trực thăng vận tải giá rẻ.
Theo Giáo Dục
Bùng nổ tài khoản mạng xã hội giả mạo ủng hộ Trung Quốc
Theo trang tin công nghệ Mashable của Mỹ, trên Twitter đang xuất hiện rất nhiều tài khoản giả mạo tuyên truyền ủng hộ cho Trung Quốc.
Mashable cho hay, những tài khoản này phổ biến những tin tức giả mạo, thể hiện sự ủng hộ chính phủ Trung Quốc; ví dụ như những thông tin cho rằng các vùng khó khăn của Trung Quốc như Tây Tạng và Tân Cương đang có cuộc sống rất tốt đẹp.
Tuy nhiên, không rõ trào lưu trên có phải do chính phủ Trung Quốc chỉ đạo hay không. Nếu đúng vậy thì Trung Quốc dường như cũng không phải là quốc gia đầu tiên làm như vậy.
Theo Mashable, tình trạng tương tự cũng xuất hiện ở Mỹ.
Hồi năm 2011, quân đội Mỹ được cho là đã kí hợp đồng trị giá 2,76 triệu USD với công ty Ntrepid ở California để phát triển phần mềm tự động trên các trang mạng xã hội bằng tài khoản giả mạo nhằm tuyên truyền ủng hộ Mỹ.
Chương trình này phát triển một "dịch vụ quản lý trực tuyến", cho phép mỗi người lính kiểm soát được tới 10 tài khoản giả mạo để phản bác lại những thông tin phản đối Mỹ.
Andrea Stroppa, một nhà nghiên cứu bảo mật độc lập, đang nghiên cứu về sự bùng nổ của các tài khoản Twitter và Facebook giả mạo, cho biết, ông không có gì ngạc nhiên khi đọc thông tin về các tài khoản giả mạo tuyên truyền ủng hộ cho Trung Quốc.
Mashable dẫn lời ông Stroppa cho rằng, việc sử dụng tài khoản giả mạo là một cách rất tốt để truyền bá thông tin sai sự thật. Ông nói "Nhiều người tin vào bất cứ điều gì mà họ đọc được, và không bao giờ kiểm tra nguồn gốc thông tin".
Ông cho hay, những tài khoản giả mạo thường sử dụng hồ sơ với hình ảnh những cô gái gợi cảm, ăn mặc thiếu vải, chủ yếu là những người mẫu. Thông tin mà họ đưa vào tài khoản cũng rất mơ hồ.
Theo Mashable, ông Troppa khẳng định, bất kì ai đứng đằng sau chiến dịch dùng tài khoản xã hội giả mạo để tuyên truyền ủng hộ Trung Quốc cũng thật "ngốc". Những tài khoản này được tạo ra rất hời hợt và dễ dàng bị phát hiện là giả mạo.
Nội dung được thực hiện qua tham khảo trang tin công nghệ Mashable của Mỹ.
Theo Bưu Điện Việt Nam
Trung Quốc bắt giữ phó tư lệnh quân khu Thành Đô Một trong những quan chức hàng đầu của quân đội Trung Quốc lãnh đạo quân khu Thành Đô đã bị bắt vì các cáo buộc tham nhũng, khiến ông này trở thành quan chức cấp cao nhất "ngã ngựa" trong nỗ lực làm trong sạch hình ảnh của quân đội Trung Quốc. Thượng tướng Từ Tài Hậu đã bị khai trừ khỏi đảng...