Báo Mỹ đe dọa tương lai u ám đối với Moscow
Các biện pháp trừng phạt Nga đã chứng tỏ là hiệu quả hơn, nhanh chóng hơn so với kỳ vọng và sẽ gây tổn hại nghiêm trọng hơn theo thời gian.
Đòn trừng phạt lịch sử
Tờ Foreign Affairs của Mỹ mới đây có bài viết phản bác các lập luận cho rằng các biện pháp trừng phạt Nga không hiệu quả, phản tác dụng và bị lạm dụng.
Theo tờ báo Mỹ, các biện pháp trừng phạt Nga đã chứng tỏ là hiệu quả hơn, nhanh chóng hơn so với những người chủ trương thực hiện chúng kỳ vọng. Ngay cả nếu chính quyền và Quốc hội Mỹ không thực hiện thêm bất kì biện pháp nào, thì các biện pháp trừng phạt hiện tại sẽ gây tổn hại nghiêm trọng hơn theo thời gian.
Mỹ và Liên minh châu Âu lần đầu áp đặt các biện pháp trừng phạt Nga để phản ứng trước vụ sáp nhập Crimea hồi năm 2014. Đây là một bước ngoặt trong mối quan hệ giữa Nga và phương Tây, đồng thời được đánh giá là một bước ngoặt trong lịch sử trừng phạt.
Nga ra tay bất ngờ trong vụ Crimea hồi đầu năm 2014
Không nền kinh tế nào lớn như Nga đã phải chịu các biện pháp trừng phạt lớn trong thời gian gần đây. Chỉ các biện pháp giới hạn của Hội quốc liên đối với Italy, và của Mỹ đối với Nhật Bản, trước Thế chiến II mới có thể so sánh được. Nhưng không giống Italy và Nhật Bản khi đó, Nga là một nước cung cấp dầu khí chính cho phần còn lại của thế giới.
Trên thực tế, các biện pháp trừng phạt của phương Tây cho tới nay không thể khiến Nga thay đổi các chính sách của mình. Nền kinh tế Nga vẫn đang trụ vững, thậm chí có nhiều lĩnh vực thích nghi và vượt lên khó khăn.
Tờ báo Mỹ cho rằng các biện pháp trừng phạt chưa bao giờ được nhằm để đạt được những điều nêu trên. Thay vào đó, chúng được thiết kế cho 3 mục tiêu: thứ nhất, để ngăn cản Nga leo thang gây hấn quân sự; thứ hai, để khẳng định lại những quy chuẩn quốc tế và lên án hành vi vi phạm chúng; và thứ ba, để khuyến khích Nga đạt được một dàn xếp chính trị – cụ thể, thực hiện đầy đủ các thỏa thuận Minsk về Ukraine.
Tờ Foreign Affairs khẳng định dựa trên các mục tiêu này, phần lớn những biện pháp trừng phạt đã có hiệu quả. Theo tờ báo này, có bằng chứng thuyết phục rằng vào thời điểm nổ ra cuộc chiến căng thẳng trong năm 2014-2015, viễn cảnh về các biện pháp trừng phạt đáng kể hơn nữa đã kiềm chế Nga leo thang trên thực địa và buộc Nga giảm bớt “tham vọng” của mình.
Nga kỷ niệm ngày Hải quân 31/7 tại quân cảng Sevastopol, Crimea
Video đang HOT
Theo Foreign Affairs, các biện pháp trừng phạt cũng đã tái xác nhận rõ ràng những nguyên tắc của trật tự quốc tế mà Nga đã vi phạm. Điều này được cho là có tác dụng “đoàn kết” phương Tây trong phản ứng trước vụ Skripal với việc trục xuất chưa từng có tiền lệ 150 nhà ngoại giao Nga.
Tờ báo Mỹ tin rằng các biện pháp trừng phạt Nga đã có hiệu quả tốt hơn nhiều so với mong đợi, đồng thời không tỏ ra phản tác dụng như một số lập luận, trong đó có việc gia tăng tỷ lệ ủng hộ kỷ lục đối với Tổng thống Nga Vladimir Putin.
Nỗi đau sẽ kéo dài?
Giới phân tích Mỹ cảnh báo, những tác động đáng kể nhất của các biện pháp trừng phạt vẫn ở phía trước. Cụ thể, các biện pháp lấy đi công nghệ và tài chính nước ngoài của ngành năng lượng sẽ ảnh hưởng sâu sắc hơn nếu chúng được áp đặt lâu hơn.
Bằng chứng cho thấy Nga ngày cảng tỏ ra lo ngại là việc Chính phủ nước này hồi tháng 7 vừa qua đã soạn thảo kế hoạch toàn diện đầu tiên của mình để chống lại các biện pháp trừng phạt.
Ngày 3/8, ông Nikolai Patrushev, thư ký Hội đồng an ninh Nga, lưu ý rằng các biện pháp trừng phạt đang tạo ra “những rắc rối nghiêm trọng” trong ngành năng lượng.
Foreign Affairs cho rằng Nga khó có thể “thích nghi” với các biện pháp trừng phạt của phương Tây vì 3 lý do chính:
Thứ nhất, các biện pháp trừng phạt đã gia tăng với “lý do hợp lý”. Theo đó, sự hợp lý này chính là những cái cớ mà phương Tây đã và đang sử dụng với mức độ tăng dần như vụ sáp nhập Crimea, cáo buộc Nga can thiệp vào miền Đông Ukraine, vụ MH17, cáo buộc Nga can thiệp các cuộc bầu cử của phương Tây, vụ Novichok…
Trừng phạt đang trở thành thứ vũ khí ưa dùng của phương Tây nhằm chống lại Nga
Bằng chứng hiệu quả trừng phạt được Foreign Affairs đưa ra là các sự kiện ở Ukraine như Mariupol vào tháng 9/2014 và Debaltseve 5 tháng sau đó. Theo đó, các biện pháp trừng phạt của phương Tây đã kiềm chế và khiến các lực lượng được cho là của Nga không dám tiến vào hai thành phố này.
Thứ hai, Nga đã phải vật lộn để tìm ra cách thức mới vượt qua các biện pháp trừng phạt. Tuy nhiên, Foreign Affairs cho rằng các lệnh cấm nhập khẩu trả đũa mà Nga áp đặt đã không thể làm suy yếu quyết tâm chính trị của phương Tây và chỉ đơn thuần là có lợi cho các nhà sản xuất trong nước của Nga nhưng gây bất lợi cho người tiêu dùng Nga bằng việc đẩy giá thực phẩm lên.
Các nỗ lực giải cứu của chính phủ cho các công ty bị thiệt hại vì biện pháp trừng phạt thậm chí làm tồi tệ thêm những rắc rối vốn có là sự kém hiệu quả và tham nhũng.
Nga cũng “vội vàng” tìm kiếm các đối tác mới, nhưng lại có ít lựa chọn và không có lợi thế. Điển hình là trường hợp với Trung Quốc vì tờ báo Mỹ đánh giá Bắc Kinh có vị thế tốt hơn để định hình quan hệ Trung-Nga nhằm phục vụ lợi ích của mình.
Binh sĩ và vũ khí Trung Quốc tham gia cuộc tập trận Vostok-2018 của Nga
Thứ ba, tờ báo Mỹ nhấn mạnh, trong số các lựa chọn thì các biện pháp trừng phạt là “thông minh, chi phí thấp, không sát thương” cũng như phù hợp với sức mạnh tự nhiên của phương Tây.
Nga đã thực hiện cải cách quân sự đầy ấn tượng và tiến hành chiến tranh thông tin hiệu quả. Sức mạnh trỗi dậy của Nga đã gây bất ngờ và khiến phương Tây bối rối. Nhưng Foreign Affairs khẳng định Nga, giống như trước đây, vẫn yếu kém hơn các kình địch của mình về mặt kinh tế. Lợi thế lớn nhất của phương Tây nằm ở sức mạnh kinh tế và các biện pháp trừng phạt đã khai thác thực tế đó.
Với những lập luận về hiệu quả cũng như những “kinh nghiệm quý giá cho các cuộc tranh đấu trong tương lai”, tờ Foreign Affairs đề xuất phương Tây đừng từ bỏ các biện pháp trừng phạt.
Đông Triều
Theo baodatviet
Chuyên Nga gia hiến kế khắc chế lời "tuyên chiến kinh tế" của Mỹ
Tăng cường các biện pháp trừng phạt chống lại Nga có nghĩa là tuyên bố một cuộc chiến kinh tế, Thủ tướng Nga Dmitry Medvedev phát biểu ngày 10/8. Trong cuộc phỏng vấn với Sputnik, nhà khoa học chính trị Ildus Yarulin lưu ý rằng không có ai chiến thắng trong một cuộc chiến như vậy.
Thủ tướng Nga Dmitry Medvedev tuyên bố các biện pháp trừng phạt Nga coi như lời tuyên chiến kinh tế. Ảnh: TASS
Tăng cường hơn nữa các biện pháp trừng phạt chống lại Nga có thể được coi như một lời tuyên chiến kinh tế, Thủ tướng Dmitry Medvedev nói tại một cuộc gặp gỡ với các nhân viên của khu bảo tồn quốc gia Kronotsky.
"Nói về các biện pháp trừng phạt trong tương lai, tôi không muốn bình luận, nhưng có thể nói một điều: Nếu sau đó có một cái gì đó như lệnh cấm các hoạt động của ngân hàng, hoặc sử dụng một đồng tiền, nó có thể được gọi một cách thẳng thắn, đó là tuyên bố chiến tranh kinh tế. Và cần phải đáp trả cuộc chiến này bằng các biện pháp kinh tế, chính trị, và nếu cần thiết bằng cả những cách khác. Những người bạn Mỹ cần phải hiểu điều đó", ông trả lời các câu hỏi trong khán phòng.
"Các đối tác phương Tây hay lập luận rằng người Nga tồi, thực hiện chính sách sai trái, rằng Chính phủ Nga nên thay đổi quan điểm của mình trên một số vấn đề, nhưng điều chủ yếu là để hạn chế sức mạnh kinh tế của chúng ta".
Thủ tướng Nga Medvedev
Trong một cuộc phỏng vấn với Sputnik, Tiến sĩ Khoa học Chính trị, Giáo sư của Đại học Thái Bình Dương Ildus Yarulin có ý kiến cho rằng, bằng cách đưa ra các biện pháp trừng phạt mới, người Mỹ không chỉ nghĩ về những hậu quả kinh tế mà lá bài chống Nga được sử dụng cho mục đích chính trị trong nội nội bộ của Mỹ.
"Các cuộc bầu cử sơ khởi đang diễn ra ở cấp tiểu bang cho thấy đảng Cộng hòa chưa thể vui mừng được. Cũng khó có thể nói rằng phe đối lập sẽ có những vị trí vững chắc trong Thượng viện và Hạ viện. Và thật không may, lá bài chống Nga được chia cho tất cả mọi người", ông nói.
Đồng thời, Ildus Yarulin cũng lưu ý rằng rất ít người hưởng lợi từ áp lực trừng phạt. Theo ông, các biện pháp trừng phạt sẽ làm Nga thiệt hại, có thể sẽ làm chậm quá trình xử lý một số vấn đề kinh tế, có ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế, xã hội đất nước. Đặc biệt nếu như Mỹ áp dụng phần thứ hai các biện pháp trừng phạt liên quan đến hoạt động của cấu trúc tài chính.
Nhưng đây không phải là một mối đe dọa nghiêm trọng. Nga đã sẵn sàng cho điều này, không phải tự nhiên mà Moskva rút đầu tư khỏi chứng khoán Mỹ. "Tôi nghĩ rằng EU cũng tham gia các biện pháp trừng phạt. Bởi thế có một cuộc chiến tranh không tuyên bố. Nhưng bất kỳ tình huống chiến tranh nào đều xấu cho cả hai bên, ít có ai thắng trong cuộc chiến này.
Mặt khác, cuộc chiến trên thực tế được tuyên bố không chỉ đối với Nga mà còn với Trung Quốc. "Ở đây cần xem xét BRICS (khối các nền kinh tế lớn mới nổi gồm: Brasil, Nga, Ấn Độ, Trung Quốc và Nam Phi) đã sẵn sàng đến đâu để chịu đựng những biện pháp trừng phạt. Nếu đi theo con đường đó, sau đó áp lực trừng phạt sẽ bị suy yếu," - ông Ildus Yarulin nói.
Ngày 8/8, Mỹ tuyên bố áp dụng trừng phạt mới đối với Nga vì việc sử dụng vũ khí hóa học bị cáo buộc ở Salisbyry (Anh). Các biện pháp đầu tiên, sẽ có hiệu lực từ ngày 22/8 là cấm hoàn toàn việc xuất khẩu sang Nga các thiết bị điện tử và linh kiện lưỡng dụng.
Gói trừng phạt thứ hai có thể được kích hoạt 90 ngày sau, ngụ ý sẽ giảm mức độ quan hệ ngoại giao, cấm hãng hàng không Aeroflot bay sang Mỹ và gần như chấm dứt hoàn toàn xuất khẩu của Mỹ sang Nga.
Bộ Ngoại giao Mỹ tuyên bố, Nga có thể tránh được gói trừng phạt thứ hai nếu đảm bảo việc không sử dụng vũ khí hóa học trong tương lai.
Bộ Ngoại giao Nga gọi kế hoạch của Nhà Trắng áp đặt lệnh trừng phạt mới là "sự thông đồng giữa Mỹ với Anh" và hứa hẹn sẽ có sự đáp trả tương xứng.
Theo baonghean/vn.sputniknews.com
EU phong tỏa tài sản 6 công ty trong dự án xây cầu kết nối với Crimea EU vừa áp đặt lệnh phong tỏa tài sản đối với 6 công ty của Nga tham gia vào công trình xây dựng cây cầu kết nối miền Nam Nga với bán đảo Crimea Nga sáp nhập bán đảo Crimea vào lãnh thổ của mình trong năm 2014, nhưng các nước phương Tây coi đây là sự sáp nhập trái phép và đáp...