Báo Mỹ chứng minh J-20 ăn cắp công nghệ của F-35
Các nhà thiết kế tiêm kích J20 Trung Quốc đã lấy được công nghệ phát triển F35 bằng hoạt động gián điệp mạng để phát triển tiêm kích nội địa.
Theo tờ Washington Freebeacon, nhà sản xuất Lockheed Martin – hãng phát triển F-35 đã trở thành nạn nhân trong nhiều năm liền của gián điệp mạng nhằm vào các chương trình mục tiêu của chính phủ và công nghiệp Mỹ.
Hồi tháng 1/2014, tờ Thời báo Hoàn cầu đưa tin, Trung Quốc đã nắm được các công nghệ then chốt của tiêm kích Mỹ F-35 Lightning II và các nhà thiết kế máy bay đã sử dụng chúng để chế tạo tiêm kích thế hệ 5 J-20 mẫu số 2011. Tuy nhiên, tờ báo không xác nhận việc đánh cắp dữ liệu. Trong ảnh: Tiêm kích F-35 bên trên và J-20.
Theo Thời báo Hoàn cầu, trong số các công nghệ có được có hệ thống dẫn đường quang-điện tử, loa phụt phản lực có điều khiển và các hệ thống radar tối tân. Trong ảnh: Tiêm kích F-35.
Các chuyên gia quân sự Mỹ thì cho rằng, dữ liệu đã bị Phòng Tình báo kỹ thuật ở Thành Đô lấy được và chuyển cho tổng công ty công nghiệp hàng không Trung Quốc AVIC. AVIC và hãng chế tạo máy bay Thành Đô đã sử dụng các công nghệ này để chế tạo J-20 vốn được giới thiệu vào cuối tháng 2/2014, các nguồn tin trong tình báo Mỹ tiết lộ với Freebeacon.
Video đang HOT
Lầu Năm góc lo ngại rằng, việc thất thoát công nghệ có thể xảy ra do hợp đồng lập liên doanh ký năm 2011 giữa hãng General Electric và AVIC. Chính quyền Obama đã phớt lờ sự lo ngại của Bộ Quốc phòng Mỹ nên đã làm suy yếu có hệ thống việc kiểm soát chuyển giao công nghệ sang Trung Quốc.
Các bức ảnh chụp J-20 đã khẳng định những phỏng đoán của các quan chức Mỹ về “những công nghệ bị đánh cắp”. Lần đầu tiên, các bức ảnh chụp mẫu chế thử này xuất hiện vào tháng 12/2013 và tháng 1/2014. Có vẻ như các bức ảnh đã bị xử lý số, nhưng vẫn rõ số hiệu 2011, cũng như những thay đổi nhằm cải thiện hoạt động của động cở và khả năng chiến đấu.
Mép trên của các bộ hút khí động cơ được kéo xuống, các cánh đứng bị gọi bớt theo phần trên mép sau, cửa càng chính và các khoang vũ khí thấy rõ hơn các răng cưa để giảm độ bộc lộ radar, vòm kính buồng lái có “lưỡi trai” như ở F-35. Trong ảnh: Tiêm kích J-20 bên trên và F-35.
Ngoài ra, trên J-20 cũng ứng dụng hệ thống sensor hồng ngoại phân tán như ở F-35. Một trong những khí tài mới đáng kể nhất ở J-20 là hệ thống dẫn đường quang-điện tử gắn ở dưới phần mũi máy bay. Các chuyên gia cho rằng, các công nghệ mà Trung Quốc đánh cắp được gây tổn hại nặng nề cho tính độc đáo của F-35. Trong ảnh: Tiêm kích F-35 bên trên và J-20.
J-20 bay lần đầu năm 2011, nhưng hồi đó mẫu chế thử vẫn chưa đạt được trình độ của các đối thủ F-22 của Mỹ và T-50 của Nga. Trong số các nhược điểm của J-20 các nhà bình luận quân sự nêu lên công suất động cơ không đủ mạnh, không thể bay siêu hành trình, hệ thống radar lạc hậu và công nghệ tàng hình radar kém.
J-20 bay thử từ tháng 1/2011. Không lâu sau chuyến bay đầu tiên của J-20, nhiều chuyên gia Mỹ tuyên bố, khi thiết kế J-20, Trung Quốc đã sử dụng nhiều công nghệ tàng hình mà Mỹ đã áp dụng cho F-117 Nighthawk. Họ cho rằng, các chuyên gia Trung Quốc đã nghiên cứu các mảnh vỡ chiếc F-117 bị bắn rơi ở Serbia năm 1999.
Tháng 2/2011, Bộ Quốc phòng Trung Quốc tuyên bố, họ không sử dụng công nghệ tàng hình Mỹ, không sao chép các công nghệ này để chế tạo J-20. Tiêm kích hạng nặng J-20 được thiết kế theo sơ đồ khí động kiểu “vịt” với cánh hình tam giác đặt cao, tích hợp với thân. Các cánh đứng đuôi quay toàn phần có góc ngả lớn về hai bên trục dọc; các bầu động cơ nằm dưới cánh. Trong ảnh: Tiêm kích J-20 bên trên và F-35.
Các mẫu chế thử số 2001, 2002 và 2011 được trang bị 2 động cơ thuộc các loại AL-31F hay AL-41F của Nga, cũng như WS-10A của Trung Quốc. Hiện công bố chi tiết về các tính năng kỹ thuật của J-20. Trong ảnh: Tiêm kích F-35.
1/12
Theo_Báo Đất Việt
Báo Mỹ: Giàn khoan HD-981 khiến căng thẳng tái bùng phát
Việc Trung Quốc đưa giàn khoan Hải Dương-981 vào vùng biển chưa phân định ở Vịnh Bắc Bộ có thể dẫn tới căng thẳng tái bùng phát trong quan hệ Việt-Trung.
Đó là nhận định của nhật báo Wall Street Journal (WSJ) số ra ngày 19/1. WSJ cho biết báo này đã liên hệ với các quan chức Bộ Ngoại giao Trung Quốc nhưng chưa nhận được câu trả lời.
Việc Trung Quốc hạt đặt giàn khoan Haiyang Shiyou 981 (HD-981) sâu trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa Việt Nam hồi tháng 5/2014 đã gây ra căng thẳng trong quan hệ Trung-Việt.
Vị trí của giàn khoan HD-981 (Haiyang Shiyou 981) hiện được cho là nằm giữa bờ biển Việt Nam với đảo Hải Nam của Trung Quốc và WSJ cũng chưa xác minh độc lập được thông tin này.
Về phía Việt Nam, ngày 19/1, Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Lê Hải Bình nêu rõ Việt Nam quan ngại và yêu cầu Trung Quốc rút giàn khoan Hải Dương-981 ra khỏi khu vực ngoài cửa Vịnh Bắc Bộ.
Trước đó, ngày 18/1, đại diện Bộ Ngoại giao Việt Nam đã gặp đại diện Đại sứ quán Trung Quốc tại Hà Nội nêu rõ quan ngại của Việt Nam về việc Trung Quốc di chuyển giàn khoan Hải Dương-981 đến vị trí nêu trên.
Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao khẳng định: "Đây là khu vực chồng lấn giữa thềm lục địa miền Trung Việt Nam và thềm lục địa đảo Hải Nam Trung Quốc, là khu vực chưa được hai bên phân định".
"Việt Nam yêu cầu Trung Quốc không tiến hành hoạt động khoan và rút giàn khoan Hải Dương 981 ra khỏi khu vực này; đồng thời Việt Nam bảo lưu mọi quyền và lợi ích pháp lý của mình đối với khu vực này phù hợp với luật pháp quốc tế, trong đó có Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển 1982 và thực tiễn quốc tế liên quan" - ông Lê Hải Bình nêu rõ.
Theo_Kiến Thức
Chiến đấu cơ "khủng" nhất Mỹ đánh bom diệt mục tiêu Chiến đấu cơ tàng hình F-35 của tập đoàn Lockheed Martin, chiến đấu cơ đắt nhất thế giới của Mỹ cuối cùng cũng sẽ được tiến hành thử nghiệm khả năng đánh bom mục tiêu vào khoảng tháng Hai hoặc tháng Ba năm nay. Đó là thông tin vừa được truyền thông Mỹ đưa ra hôm nay (20/1). Chiến đấu cơ F-35 "Trong...