Bạo lực học đường khiến học sinh, sinh viên bị sang chấn tâm lý nguy hiểm
Nghiên cứu cho thấy, một bộ phận không nhỏ học sinh, sinh viên đã có những sang chấn tâm lý nguy hiểm sau khi bị bạo lực học đường.
ảnh minh họa
Nhận thấy ở môi trường bạo lực và chọc ghẹo phổ biến, học sinh giảm hứng thú với các hoạt động tập thể, hiệu quả học tập thấp, hai giảng viên Nguyễn Thị Loan, Nguyễn Hoàng Anh Vũ (ĐH Hoa Sen TP.HCM) đã khảo sát ngẫu nhiên 256 sinh viên các trường ĐH tại TP.HCM về trải nghiệm bạo lực học đường. Từ đó, nhóm nghiên cứu đã sàng lọc được 46 trường hợp trả lời rằng mình có những sang chấn tâm lý.
Hầu hết các hình thức bạo lực học đường mà các nạn nhân phải chịu đựng là bị đánh, tát; bị trêu chọc dưới hình thức xô đẩy, ngáng chân; bị đe dọa; bị bịa chuyện nói xấu và tạo tin đồn; bị dè bỉu, bình phẩm ác ý về giới, ngoại hình; bị cô lập…
Nghiên cứu cho thấy, tần suất bạo lực học đường ở nhóm có sang chấn cao hơn nhóm không có sang chấn. Sinh viên là nạn nhân của bạo lực học đường có nguy cơ cao mắc phải lo âu, trầm cảm, các vấn đề về sức khỏe và khả năng thích nghi xã hội. Nghiêm trọng hơn, những vấn đề này kéo dài cho đến khi nạn nhân trưởng thành. Hầu hết các đối tượng ở nhóm có sang chấn khi mô tả lại đều có những biểu hiện của các rối loạn như trầm cảm, stress và nữ sinh bị tổn thương nặng hơn nam sinh.
Bạn H.T.T (ĐH Sư phạm TP.HCM) mô tả: “Khi sự kiện cứ mãi quẩn quanh trong đầu thì không thể tập trung vào việc khác. Lúc bạn vui thì không có gì xảy ra, những lúc buồn, bỗng dưng mọi chuyện lại ùa về. Đêm xuống có lúc không ngủ được vì phải suy nghĩ chuyện gì đã xảy ra”.
Bạn N. (ĐH Khoa học tự nhiên) cho biết, hậu quả của bạo lực học đường là “rất nặng nề, trở nên đa nghi, thù ghét cuộc đời và tất cả mọi người, có ham muốn trả thù hoặc trở nên bi quan tự trách mình, tệ hơn là có ý định tự tử”.
Bạn T.T.L. (ĐH Sư phạm TP.HCM) cho biết: “Tôi bây giờ căm ghét sự xấu xa bên trong mỗi con người, tôi không mở lòng với ai, không bạn bè, xa lánh mọi người xung quanh. Tôi nghĩ một mình là đủ rồi, nghĩ đến ai cũng có mặt xấu xa chưa được thể hiện ra, tôi lại thấy kinh tởm và không muốn tiếp xúc với họ. Tôi tự hỏi liệu tôi có tự sát ngay và luôn không…”
Nghiên cứu cũng nhận ra rằng, khi nạn nhân có những sang chấn tâm lý, họ cũng có thể là một nguồn để khởi phát bạo lực học đường. Những học sinh trải qua sang chấn của bạo lực học đường, trong một số tình huống, họ sẽ chọn giải pháp đối đầu lại hoặc dùng bạo lực trả đũa. Lúc này, vai trò của tư vấn tâm lý học đường, của giáo viên và phụ huynh là rất quan trọng.
Phụ huynh muốn gì từ tư vấn học đường?
TS Nguyễn Thị Hằng Phương (Khoa Tâm lý, ĐH Sư phạm, ĐH Đà Nẵng) cho biết, đã có rất nhiều nghiên cứu về tham vấn học đường với học sinh, nhưng chưa có nghiên cứu nào từ góc độ phụ huynh hiểu gì, cần gì với tham vấn học đường trong khi để hoạt động tham vấn học đường hiệu quả, nhất định cần có sự hợp tác thống nhất giữa học sinh, giáo viên, nhà trường và đặc biệt là phụ huynh.
Nghiên cứu ngẫu nhiên trên 405 phụ huynh trên địa bàn thành phố Đà Nẵng, TS Nguyễn Thị Hằng Phương nhận thấy, 56,41% phụ huynh cho rằng trẻ có nguy cơ bị bạo hành nhưng có đến 35,9% phụ huynh thấy không đáng lo ngại, có người : “Con nhà tôi không đánh ai bao giờ nên tôi nghĩ cháu sẽ không gây gổ với người khác, nên tôi không lo chuyện bạo lực”.
Tuy nhiên, có hơn 50% phụ huynh nhận định đúng về những vấn đề học sinh phải đương đầu như vấn đề học tập, tâm lý, về các mối quan hệ, bị đánh giá thấp, bị trêu chọc… Khảo sát về mong đợi của phụ huynh đối với nhân viên tư vấn tâm lý học đường cho thấy, phụ huynh cần nhà tâm lý học đường hỗ trợ cho con cái ở trường, đồng thời họ cần được tư vấn về những vấn đề của con như tìm hiểu tâm lý từng lứa tuổi, muốn biết cách tương tác với con như thế nào cho hiệu quả hoặc có kỹ năng giao tiếp hiệu quả với con.
TS Nguyễn Thị Hằng Phương nhận định, phụ huynh mong đợi chuyên viên tư vấn học đường là người có kinh nghiệm, được đào tạo bài bản, tổ chức được các buổi trò chuyện, cho cả học sinh và phụ huynh nhằm mục đích họ hiểu con hơn để giáo dục con tốt hơn. Vì thế, việc có một phòng tham vấn tốt, có chuyên viên tâm lý học đường là vô cùng cần thiết trong các trường học.
Video đang HOT
Theo Infonet.vn
Trường đại học ở Sài Gòn áp dụng nhiều phương thức tuyển sinh năm 2018
Nhiều trường đại học ở TP.HCM đã công bố thông tin tuyển sinh năm 2018 với các phương thức khác nhau. Trong đó, ĐH Quốc tế (ĐH Quốc gia TP.HCM) áp dụng 6 phương thức tuyển sinh.
Cơ hội trúng tuyển của thí sinh ngày càng cao khi các trường áp dụng nhiều phương thức tuyển sinh. Ảnh: H.A.
Theo thông tin tuyển sinh vừa được ĐH Công nghiệp TP.HCM công bố, từ năm học 2018-2019, sinh viên có thể học nhiều ngành cùng lúc. Sau khi tốt nghiệp một ngành, sinh viên chỉ cần học thêm một số tín chỉ cần thiết là có thể lấy bằng tốt nghiệp của ngành thứ hai (thời gian để lấy bằng thứ hai được rút ngắn đáng kể so với trước đây).
Năm 2018, tổng chỉ tiêu tuyển sinh tại cơ sở TP.HCM của trường là 6.970. ĐH Công nghiệp TP.HCM giữ nguyên tổ hợp xét tuyển như năm 2017, đồng thời áp dụng môn chính trong xét tuyển ở các ngành.
Một số ngành trong năm tới sẽ tuyển theo nhóm ngành. Nhóm ngành công nghệ kỹ thuật điện gồm: Công nghệ kỹ thuật điện, điện tử; Công nghệ kỹ thuật điều khiển và tự động hóa.
Nhóm ngành kỹ thuật xây dựng gồm: Kỹ thuật xây dựng; Kỹ thuật xây dựng công trình giao thông.
Nhóm ngành công nghệ thông tin gồm: Công nghệ thông tin, Kỹ thuật phần mềm, Khoa học máy tính, Hệ thống thông tin.
Nhóm ngành công nghệ hóa học gồm 4 chuyên ngành: Kỹ thuật hóa phân tích; Công nghệ lọc - hóa dầu; Công nghệ hữu cơ - hóa dược; Công nghệ vô cơ - vật liệu.
Nhóm ngành kế toán - kiểm toán gồm 2 ngành: Kế toán; kiểm toán. Nhóm ngành tài chính gồm 2 chuyên ngành: Tài chính ngân hàng, Tài chính doanh nghiệp.
Năm 2018, ĐH Giao thông vận tải TP.HCM tuyển sinh trên cả nước với tổng chỉ tiêu chính quy là 2.670. Trong đó, chương trình đại trà 2.060 chỉ tiêu, chương trình chất lượng cao 510 chỉ tiêu và đại học liên thông chính quy 100 chỉ tiêu).
Nhà trường áp dụng 2 phương thức xét tuyển là dựa vào kết quả kỳ thi THPT quốc gia và xét tuyển học bạ THPT của năm lớp 10, 11 và 12 theo khối xét tuyển.
Thí sinh đăng ký hình thức xét tuyển học bạ THPT của năm lớp 10, 11 và 12 theo khối xét tuyển vẫn được đăng ký theo hình thức dựa vào kết quả thi THPT quốc gia.
Trường đưa ra tiêu chí phụ, nếu nhiều thí sinh bằng điểm thì ưu tiên người có điểm môn Toán cao hơn. Riêng các ngành đào tạo đại học chất lượng cao, nếu nhiều thí sinh bằng điểm thì ưu tiên thí sinh có điểm thi môn tiếng Anh cao hơn.
Tiêu chí xét tuyển học bạ THPT: Tốt nghiệp THPT hoặc tương đương; điểm trung bình của từng môn theo tổ hợp xét tuyển của năm lớp 10, 11, 12 từ 6.0 điểm trở lên (theo thang điểm 10).
Phương thức xét tuyển học bạ THPT của năm lớp 10, 11 và 12 theo khối xét tuyển chỉ áp dụng cho một số ngành như sau: Khoa học hàng hải (chuyên ngành Vận hành khai thác tàu biển), Khoa học hàng hải (chuyên ngành Thiết bị năng lượng tàu thủy), Kỹ thuật môi trường, Kỹ thuật tàu thủy và các ngành trình độ đại học thuộc chương trình chất lượng cao.
Riêng tổ hợp D90 (Toán, Khoa học tự nhiên, tiếng Anh) không áp dụng cho phương thức xét tuyển học bạ THPT (lớp 10, 11 và 12).
Điểm ưu tiên được cộng để xét tuyển sau khi thí sinh đạt ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào theo quy định của trường.
Đối với tuyển sinh đại học liên thông chính quy từ trung cấp, cao đẳng, nhà trường xét tuyển dựa vào kết quả học tập toàn khóa đối với người có bằng tốt nghiệp trung cấp, cao đẳng. Thí sinh được hưởng ưu tiên theo đối tượng, khu vực theo quy định (nếu có).
Ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào: Thí sinh có kết quả học tập toàn khóa học bậc trung cấp, cao đẳng từ 5.0 trở lên (theo thang điểm 10) hoặc 2.0 trở lên (theo thang điểm 4).
ĐH Quốc tế (ĐH Quốc gia TP.HCM) cũng vừa công bố thông tin tuyển sinh trong năm 2018. Đáng chú ý, đây là trường áp dụng nhiều phương thức xét tuyển nhất hiện nay với tổng cộng 6 phương thức.
Các phương thức tuyển này kết hợp gồm thi tuyển, xét tuyển hoặc kết hợp thi tuyển và xét tuyển.
Phương thức tuyển sinh 1: Xét tuyển dựa trên kết quả kỳ thi THPT quốc gia 2018. Tiêu chí: Xét tổng điểm của 3 môn thi trong kỳ thi THPT quốc Gia theo khối đăng ký xét tuyển.
Phương thức tuyển sinh 2: Xét tuyển thẳng, ưu tiên xét tuyển theo quy chế tuyển sinh ĐH, CĐ chính quy năm 2018 của Bộ GD&ĐT. Tiêu chí: Thành tích của học sinh trong các kỳ thi học sinh giỏi quốc gia và Olympic quốc tế, môn đoạt giải phù hợp ngành học đăng ký tuyển thẳng.
Phương thức tuyển sinh 3 : Xét tuyển học sinh giỏi của các trường THPT (theo quy định của ĐH Quốc gia TP.HCM). Tiêu chí: Sử dụng kết quả học tập bậc trung học phổ thông. Cụ thể, xét điểm trung bình 3 năm học THPT (lớp 10, lớp 11, lớp 12) của 3 môn trong tổ hợp xét tuyển của ngành đăng ký.
Phương thức tuyển sinh 4: Thi tuyển - kỳ kiểm tra năng lực của ĐH Quốc tế (như đã tổ chức năm 2017). Xét tổng điểm 2 môn thi thuộc tổ hợp các môn xét tuyển gồm một môn bắt buộc (Toán) và một môn tự chọn thuộc các môn (Vật Lý, Hóa học, Sinh học, tiếng Anh).
Phương thức tuyển sinh 5: Xét tuyển dựa trên học bạ đối với học sinh có quốc tịch nước ngoài hoặc học sinh Việt Nam học chương trình trung học phổ thông nước ngoài (phương thức này thực hiện từ năm 2007).
Học sinh tham gia phỏng vấn và thực hiện bài thi tổng hợp bằng tiếng Anh đạt trên 50%.
Phương thức tuyển sinh 6: Xét tuyển dựa trên kết quả kỳ kiểm tra năng lực của ĐH Quốc gia TP.HCM
Chỉ tiêu cho từng phương thức tuyển sinh của ĐH Quốc tế năm 2018. Ảnh: Chụp màn hình.
Thời gian tuyển sinh theo các phương thức như sau: Phương thức 1 và 2 theo quy định của Bộ GD&ĐT; phương thức 3, 6 theo quy định của ĐH Quốc gia TP.HCM; phương thức 4 và 5 vào tháng 5 và tháng 11.
Đối tượng tuyển sinh là học sinh trên toàn quốc, đã tốt nghiệp hoặc dự kiến tốt nghiệp THPT năm 2018.
Mới đây, ĐH Khoa học Tự nhiên (ĐH Quốc gia TP.HCM) cũng công bố phương án tuyển sinh năm 2018 với 3 phương thức tuyển.
Theo đề án, trường dành 60% chỉ tiêu xét tuyển dựa trên kết quả thi THPT quốc gia. 20% chỉ tiêu các ngành và nhóm ngành được dùng để xét tuyển kết quả kỳ thi đánh giá năng lực do ĐH Quốc gia TP.HCM tổ chức.
Phương thức tuyển sinh thứ 3 là dành 20% chỉ tiêu còn lại sẽ xét tuyển thẳng, ưu tiên xét tuyển theo quy định của Bộ GD&ĐT (tối đa 5%) và quy định riêng của ĐH Quốc gia TP.HCM (tối đa 15%).
Các điều kiện xét tuyển cụ thể: Thí sinh tốt nghiệp THPT, có trung bình cộng các điểm trung bình ba năm học (lớp 10, lớp 11 và lớp 12) từ 6,5 trở lên đối với xét tuyển trình độ ĐH.
Năm 2018, trường dự kiến tuyển 3.205 chỉ tiêu, trong đó bậc ĐH là 2.995 chỉ tiêu, CĐ 210 chỉ tiêu. Như vậy, tổng chỉ tiêu giảm nhẹ so với năm 2017. Chỉ tiêu các ngành tương đương năm ngoái, chỉ giảm 100 chỉ tiêu nhóm ngành máy tính và công nghệ thông tin bậc ĐH và giảm 90 chỉ tiêu bậc CĐ so với năm 2017.
Theo thông tin vừa công bố năm 2018, ĐH Huế sẽ mở 3 ngành mới và dừng đào tạo 2 ngành là Đồ họa và Sư phạm kỹ thuật công nghiệp. ĐH Huế dự kiến tuyển sinh 12.250 chỉ tiêu cho 118 ngành đào tạo đại học của 8 trường thành viên, 2 khoa trực thuộc, một phân hiệu.
Theo đó, ĐH Huế tuyển sinh thêm ba ngành mới gồm: Quản trị khách sạn, Quản trị nhà hàng và dịch vụ ăn uống của khoa Du lịch và ngành Kinh tế xây dựng của phân hiệu ĐH Huế tại Quảng Trị.
ĐH Huế có ba phương thức tuyển sinh gồm: Xét tuyển dựa vào kết quả của kỳ thi trung học phổ thông quốc gia. Áp dụng cho tất cả ngành đào tạo của các trường đại học thành viên, khoa trực thuộc, phân hiệu ĐH Huế tại Quảng Trị.
Thứ hai, xét tuyển dựa vào kết quả kỳ thi trung học phổ thông quốc gia hoặc kết quả học tập ở cấp trung học phổ thông (học bạ) kết hợp với thi tuyển năng khiếu. Áp dụng đối với các ngành năng khiếu của ĐH Sư phạm, ĐH Khoa học, ĐH Nghệ thuật và Khoa Giáo dục Thể chất.
Thứ ba, xét tuyển dựa vào kết quả học tập ở cấp trung học phổ thông. Áp dụng cho phân hiệu ĐH Huế tại Quảng Trị (60% chỉ tiêu ngành) và một số ngành đào tạo của ĐH Nông Lâm (16/22 ngành).
Năm 2018, để tăng cơ hội xét tuyển cho thí sinh, các trường đại học thành viên thay đổi và bổ sung tổ hợp môn xét tuyể, đồng thời không sử dụng kết quả miễn thi môn ngoại ngữ của kỳ thi trung học phổ thông quốc gia năm 2018 để tuyển sinh.
ĐH Huế cho biết sẽ xác định ngưỡng đảm bảo chất lượng sau khi có hồ sơ xét tuyển chung vào trường. Các quy định và khung thời gian công bố chung do Bộ GD&ĐT quy định thống nhất trên toàn quốc.
ĐH Huế cũng đưa ra điều kiện xét tuyển vào các ngành đào tạo của ĐH Sư phạm là xếp loại hạnh kiểm của 3 năm học lớp 10, 11 và 12 phải đạt từ loại khá trở lên (căn cứ học bạ THPT).
Những ngành có quy định môn chính thì môn chính có hệ số 2 và điều kiện xét tuyển là điểm môn chính chưa nhân hệ số phải>=5.0.
Theo Zing
Vĩnh Long: lưu ý bố trí giáo viên làm công tác tư vấn tâm lý Sở GD&ĐT Vĩnh Long vừa có văn bản về việc tăng cường tổ chức các hoạt động văn hóa và thực hiện có hiệu quả các giải pháp đảm bảo an ninh trật tự, an toàn xã hội, phòng chống bạo lực học đường. ảnh minh họa Sở GD&ĐT Vĩnh Long vừa có văn bản về việc tăng cường tổ chức các hoạt...