Báo Hàn Quốc: Phần lớn nhân viên ngoại giao Nga rút khỏi Triều Tiên
Nga được cho là đã rút phần lớn nhân viên ngoại giao tại Triều Tiên do ảnh hưởng của các biện pháp phòng dịch Covid-19, Yonhap dẫn nguồn thạo tin cho hay.
Các nhà ngoại giao Nga và gia đình rời Triều Tiên đầu năm 2021 (Ảnh: Facebook/Bộ Ngoại giao Nga).
Hãng tin Yonhap dẫn lời một quan chức giấu tên của Hàn Quốc ngày 25/11 cho biết, hầu hết các nhân viên đại sứ quán Nga đã rút khỏi Triều Tiên trong bối cảnh khan hiếm hàng hóa ở quốc gia châu Á này do ảnh hưởng của các biện pháp hạn chế nhằm phòng dịch Covid-19.
Video đang HOT
Một ngày trước đó, NK News, một trang tin chuyên viết về Triều Tiên, nói rằng hàng chục nhân viên đại sứ quán Nga đã lên tàu hỏa rời Bình Nhưỡng, chỉ để lại hai nhà ngoại giao, và các nhân viên kỹ thuật. Quan chức giấu tên của Hàn Quốc nói, ban đầu, đại sứ quán Nga được cho là có khoảng 100 người.
Theo NK News, các biện pháp hạn chế phòng dịch Covid-19 của Triều Tiên gần hai năm qua khiến việc xuất – nhập cảnh vào Triều Tiên vô cùng khó khăn, và nhiều nước đồng loạt quyết định tạm rút nhân viên ngoại giao khỏi quốc gia này. Đầu năm nay, do biên giới Triều Tiên đóng cửa vì Covid-19, các nhà ngoại giao Nga tại Bình Nhưỡng đã phải chất hành lý lên xe đẩy men theo đường sắt về nước.
Ngoài ra, các lệnh hạn chế cũng kéo theo tình trạng khan hiếm hàng hóa, nhu yếu phẩm.
Giới chức Triều Tiên và Nga hiện chưa bình luận về các thông tin trên.
Nhà lãnh đạo Triều Tiên kêu gọi củng cố tinh thần tự lực tự cường
Ngày 19/11, nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un đã gửi một bức thư tới Hội nghị lần thứ 5 "Những người tiên phong của 3 cuộc cách mạng", kêu gọi tăng cường tinh thần tự lực tự cường bất chấp những thách thức trước mắt, bao gồm cả những khó khăn kinh tế.
Nhà lãnh đạo Kim Jong-un chủ trì hội nghị Quân ủy Trung ương của Đảng Lao động Triều Tiên tại Bình Nhưỡng, ngày 19/7/2020. Ảnh: YONHAP/TTXVN
Hãng thông tấn Trung ương Triều Tiên (KCNA) dẫn nội dung bức thư nêu rõ: "Ý nghĩa của phong trào trên nằm ở chỗ củng cố khả năng độc lập trên con đường thực hiện các nhiệm vụ xã hội chủ nghĩa, vượt qua những thách thức bất ngờ". Trong thư, ông Kim Jong-un đề cập tới các phương thức để phát triển đất nước, nhấn mạnh rằng "không thể chờ tới khi hội tụ đủ điều kiện cần thiết" và phải "dựa vào chính sức mạnh của mình".
Đại hội lần thứ VIII đảng Lao động Triều Tiên hồi tháng 1 vừa qua đã đề ra kế hoạch 5 năm mới, nhấn mạnh đến sự tự lực tự cường trong bối cảnh biên giới Triều Tiên bị đóng cửa kéo dài do dịch COVID-19 và các lệnh trừng phạt quốc tế đối với nước này.
Trong báo cáo trình bày tại Hội nghị lần này về phong trào 3 cuộc cách mạng, ông Ri Il-hwan, một quan chức cấp cao của đảng Lao động Triều Tiên nhấn mạnh lĩnh vực công nghệ của đất nước đã "tiến lên một cấp độ cao hơn để củng cố nền tảng tự lực về kinh tế".
"Ba cuộc cách mạng" là phong trào quần chúng được thành lập dưới thời cố Chủ tịch Kim Nhật Thành (Kim Il-sung), ông nội của nhà lãnh đạo Triều Tiên hiện nay Kim Jong-un, nhằm tiếp tục "cuộc cách mạng trong các lĩnh vực tư tưởng, công nghệ và văn hóa ngay cả sau khi thành lập hệ thống xã hội chủ nghĩa".
Hội nghị năm nay khai mạc ngày 18/11, có sự tham gia của các cán bộ lão thành đảng Lao động Triều Tiên và những người đi đầu trong việc thực hiện 3 cuộc cách mạng nhằm chia sẻ những thành công và kinh nghiệm, đồng thời phân tích, kiểm điểm những sai lầm và bài học rút ra trong quá trình hoạt động của phong trào quần chúng.
Dự kiến hội nghị sẽ đề cập đến kết quả năm đầu tiên thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế 5 năm (2021-2025) của Triều Tiên.
Lộ trình 4 điểm can dự của Mỹ với Trung Quốc hậu cuộc gặp thượng đỉnh trực tuyến Cố vấn An ninh Quốc gia Mỹ Jake Sullivan ngày 16/11 cho rằng quan hệ Mỹ-Trung có thể được đặc tả một cách chính xác nhất bằng khái niệm "đưa can dự song phương trong tương lai vào bốn giỏ chính". Cố vấn An ninh Quốc gia Mỹ Jake Sullivan. Ảnh: Getty Images Tối 15/11 (giờ Mỹ), Tổng thống Mỹ Joe Biden và...