Bao giờ học sinh nghe, nói được tiếng Anh?

Theo dõi VGT trên

Theo GS Nguyễn Lộc, chủ biên môn tiếng Anh, đường hướng chủ đạo trong chương trình giáo dục phổ thông mới môn Tiếng Anh là giao tiếp. Vậy với dự thảo chương trình vừa được Bộ GD&ĐT công bố, học sinh Việt Nam liệu có nghe nói được bằng tiếng Anh sau khi tốt nghiệp THPT?

Bao giờ học sinh nghe, nói được tiếng Anh? - Hình 1

ảnh minh họa

Thi ngoại ngữ phải có nghe – nói

Dự thảo chương trình môn tiếng Anh vừa được Bộ GD&ĐT công bố là môn học bắt đầu từ lớp 3 đến lớp 12 trong chương trình giáo dục phổ thông mới. Còn lớp 1, lớp 2 được xây dựng để chuẩn bị kiến thức và tâm thế cho học sinh tiểu học học tiếng Anh chính thức từ lớp 3 một cách hiệu quả. Chương trình được xây dựng cho môn Ngoại ngữ tự chọn lớp 1 và lớp 2 cấp tiểu học.

Kỹ năng giao tiếp và kiến thức ngôn ngữ được xây dựng trên cơ sở các đơn vị năng lực giao tiếp cụ thể, trong các chủ đề và chủ điểm phù hợp với học sinh phổ thông nhằm giúp các em khi kết thúc cấp tiểu học đạt được năng lực giao tiếp bậc 1, kết thúc THCS đạt được bậc 2 và khi kết thúc THPT đạt bậc 3 theo khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam. Mục tiêu này không khác so với mục tiêu mà Đề án Ngoại ngữ quốc gia 2020 đã đề ra.

Đánh giá về dự thảo chương trình môn tiếng Anh, ông Phạm Trung Hiếu, giáo viên dạy tiếng Anh thuộc hệ thống giáo dục Học mãi cho biết: Chương trình có nhiều điểm mạnh, nhất là về nội dung chương trình, đã đưa được những chủ đề gần gũi với tâm lý lứa tuổi học sinh theo từng cấp; tăng hoạt động tương tác để phát triển kỹ năng mềm, kỹ năng giao tiếp; nội dung ngữ pháp, ngữ âm khá đầy đủ. Chương trình này nếu triển khai tốt sẽ mang lại luồng gió mới trong dạy và học tiếng Anh.

Còn về chương trình hiện hành, theo ông Hiếu, ngôn ngữ, ngôn từ, chủ đề không phù hợp với sự phát triển hiện nay. Chương trình hiện hành chưa mang tính chất định hướng cho học sinh một nghề nghiệp cụ thể. Đồng thời chưa lồng ghép các chủ đề khác như công nghệ thông tin.

Với chương trình hiện hành, các hoạt động tương tác chưa đủ mạnh, chưa đủ nhiều để mang lại cho học sinh kỹ năng giao tiếp, thuyết trình. Trong khi đó, dự thảo chương trình mới đã phân bổ các chủ đề khá đồng đều, có tính chất kế thừa. THCS kế thừa chủ đề của tiểu học, THPT khó hơn nhưng kế thừa từ cấp THCS nên phù hợp với sự phát triển tri thức và nhận thức của học sinh.

Các kỹ năng về mặt thực tế như giao tiếp đưa vào từ tiểu học và được phân bố rất đều. Tiểu học đưa ra kỹ năng đơn giản như trình bày về bản thân, các đồ vật xung quanh. “Tôi đánh giá cao về việc này. THCS không phải học những kiến thức này nữa. Do đó, kế thừa cả chủ đề và kỹ năng, các kiến thức, phân bố theo một trình độ theo tính chất quy trình, làm nền tảng cho học sinh học tiếp các bậc học tiếp theo” – ông Hiếu nhấn mạnh.

Ông Phạm Trung Hiếu cũng khẳng định, chương trình mới đã khắc phục được hạn chế của chương trình hiện hành là nặng về ngữ pháp, như đã lồng ghép nhiều kỹ năng nghe nói. Điều đó được thể hiện ở chỗ đưa nhiều nội dung mang tính chất hỏi đáp và làm việc nhóm để tăng kỹ năng xã hội. “Nhưng mấu chốt để thực hiện chương trình này là thay đổi cách thức đánh giá, kiểm tra. Học sinh được học giao tiếp, thì kiểm tra phải có hình thức mới như kiểm tra vấn đáp hoặc thi nghe. Vì học sinh Việt Nam chưa thoát khỏi tâm lý học để kiểm tra. Nên thay đổi được hình thức kiểm tra, thi cử thì học sinh sẽ quyết tâm và giáo viên cũng thay đổi” – ông Hiếu cho hay.

Trăm thứ đổ đầu giáo viên

Chương trình mới có khuyến khích giáo viên, học sinh ứng dụng tiến bộ của CNTT, ứng dụng mạng internet, ứng dụng phần mềm trong đào tạo. Sĩ số lớn là điều rất khó khăn, thử thách với giáo viên. Vì vậy việc ứng dụng này la cần thiết. Theo phân bổ chương trình mới cũng như hiện hành học sinh chỉ được học 3- 4 tiết/tuần thì sẽ không đủ thời gian tương tác trực tiếp trên lớp. Vì vậy phải ứng dụng phần mềm để triển khai tốt hơn.

Tuy nhiên, theo một chuyên gia về ngoại ngữ thì sẽ không có nhiều đột phá trong việc dạy và học tiếng Anh trong trường học so với hiện nay. “Thực tế, phụ huynh ở các vùng thuận lợi thường đón được xu hướng của thời đại, nên họ đầu tư cho con đi học ngoại ngữ ở ngoài. Sắp tới cũng thế. Nên sẽ không có thay đổi nhiều về chất và lượng” – vị chuyên gia này bình luận. Là người từng tổ chức các kỳ thi cấp chứng chỉ ngoại ngữ cho giáo viên phổ thông khi tham gia vào đề án Ngoại ngữ 2020, vị chuyên gia này cho rằng ông rất thương giáo viên. Khi đi thi để cấp chứng chỉ, họ không có được động lực cũng như đầu tư để học hành đến nơi đến chốn. “Những giáo viên sắp nghỉ hưu cũng phải đi thi. Rồi đề án ngoại ngữ 2020 thay vì mua thiết bị để đắp chiếu, sao không dành kinh phí đầu tư cho giáo viên học tập để nâng cao trình độ, đáp ứng theo yêu cầu đổi mới ?” – vị chuyên gia nêu câu hỏi. Vị chuyên gia cũng khẳng định trong quá trình tổ chức thi để cấp chứng chỉ cho giáo viên, trình độ giáo viên ở nhiều nơi còn rất thấp.

Trong khi đó, theo số liệu mà báo có được thực tế giáo viên ngoại ngữ phổ thông không chỉ thiếu về số lượng mà tỷ lệ giáo viên phổ thông chưa đạt chuẩn còn cao. Các địa phương đều thiếu giáo viên tiếng Anh, nhất là bậc tiểu học (thông thường có 1 hoặc 2 giáo viên/trường). Tỷ lệ giáo viên tiếng Anh các cấp học phổ thông chưa đạt chuẩn quy định theo khung năng lực ngoại ngữ Việt Nam còn cao (tiểu học còn 48,1%; trung học cơ sở còn 35,8%; trung học phổ thông còn 52,9%). Trong khi đó, giữa chương trình tiếng Anh phổ thông và tiếng Anh ở giáo dục nghề nghiệp, giáo dục đại học chưa có tính liên thông.

Theo TPO

Video đang HOT

Tác giả đề xuất bỏ 'Chí Phèo' khỏi SGK góp ý chương trình giáo dục phổ thông mới

Mới đây, anh Nguyễn Sóng Hiền - người từng đề xuất bỏ tác phẩm Chí Phèo khỏi chương trình SGK lớp 11 đã có những góp ý về chương trình giáo dục phổ thông mới.

Tác giả đề xuất bỏ &'Chí Phèo' khỏi SGK góp ý chương trình giáo dục phổ thông mới - Hình 1

Nghiên cứu sinh Nguyễn Sóng Hiền.

Anh Nguyễn Sóng Hiền, hiện là nghiên cứu sinh ngành giáo dục, ĐH Newcastle (Australia) - người đề xuất bỏ tác phẩm "Chí Phèo" khỏi chương trình sách giáo khoa Ngữ văn lớp 11 đã đưa ra một số , góp ý về chương trình phổ thông mới.

Để chương trình GDPT mới hoàn thiện

Về cơ bản, cá nhân tôi hết sức ủng hộ định hướng đổi mới chương trình giao dục phổ thông. Tuy nhiên, với việc xây dựng chương trình giáo dục phổ thông hiện nay, bên cạnh những nỗ lực đáng ghi nhận của hội đồng chủ biên, chúng ta cần làm rõ một số vấn đề, hy vọng chương trình giáo dục phổ thông mới có thể hoàn thiện và thực thi hiệu quả hơn.

Thứ nhất, việc xây dựng chương trình hiện nay cần có một cơ sở khoa học. Điều này thể hiện rõ ở quan điểm xây dựng chương trình chỉ dựa trên cơ sở "quan điểm của Đảng và Nhà nước về đổi mới căn bản và toàn diện nền giáo dục", "tiếp thu thành tựu về nghiên cứu khoa học giáo dục, kinh nghiệm xây dựng chương trình theo mô hình phát triển năng lực của nền giáo dục tiên tiến... và kế thừa chương trình giáo dục phổ thông hiện hành".

Như vậy, chúng ta dường như thiếu cơ sở dữ liệu nghiên cứu và đánh giá bối cảnh giáo dục Việt Nam cũng như những mặt ưu và hạn chế của chương trình giáo dục phổ thông hiện nay.

Cụ thể chưa có nghiên cứu và đánh giá đầy đủ chương trình giáo dục ở cấp tiểu học như thế nào? Trung học cơ sở ra sao hay THPT có những hạn chế gì?

Chúng ta dường như cũng chưa đưa ra được cơ sở khoa học để lý giải tại sao chúng ta lại lựa chọn hướng tiếp cận năng lực và cũng chưa minh định rõ hướng tiếp cận năng lực trong bối cảnh giáo dục Việt Nam là gì?

Liệu hướng tiếp cận năng lực có phù hợp với bối cảnh kinh tế, văn hóa, xã hội và giáo dục Việt nam hiện nay? Tại sao tiếp cận năng lực lại bao gồm 5 phẩm chất?

Thứ 2, chương trình giáo dục phổ thông hiện nay nên cần có một tầm nhìn rõ ràng về con người Việt Nam của thế kỷ 21 và nên định hình rõ một triết lý giáo dục trong bối cảnh mới làm nền tảng để xây dựng chương trình có tầm nhìn xa hơn.

Thứ 3, các khái niệm đưa ra trong chương trình phổ thông nên được giải thích rõ, cụ thể và chi tiết hơn. Việc đưa ra 5 phẩm chất yêu cầu để phát triển học sinh bao gồm yêu nước, nhân ái, chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm cho thấy điều đó.

Yêu nước là phạm trù khá rộng tuy nhiên liệu chăng chúng ta chỉ giới hạn trong ba phạm vi khá rộng như ở cấp tiểu học bao gồm: yêu thiên nhiên, yêu quê hương, kính trọng biết ơn người lao động và có công với đất nước liệu có đánh giá đầy đủ về phẩm chất yêu nước của các em?

Và làm thế nào để chúng ta có thể đánh giá một em học sinh tiểu học yêu đất nước với những tiêu chí chung chung và khá mơ hồ như vậy? Các giáo viên sẽ dựa trên công cụ đánh giá nào để có thể biết được một học sinh tiểu học yêu nước hay không yêu nước?

Thực tế, với dân tộc Việt Nam, yêu nước không chỉ đơn thuần là một phẩm chất mà đó là truyền thống của dân tộc được chứng minh và khẳng định xuyên suốt chiều dài bốn ngàn năm lịch sử.

Nên đưa 5 phẩm chất vào giáo dục công dân

Việc đưa 5 phẩm chất vào gộp chung với 10 năng lực cốt lõi, Ban soạn thảo dường như đang lúng túng trong hướng tiếp cận trong xây dựng chương trình giáo dục phổ thông.

Một số nhà nghiên cứu cho rằng, phẩm chất là đạo đức, còn năng lực là tài năng và hướng tiếp cận của chúng ta dựa trên hai tiêu chí khá quen thuộc từ trước tới nay là "Đức" và "Tài".

Nếu vậy, với định hướng này chúng ta có đáp ứng được yêu cầu đổi mới căn bản và toàn diện nền giáo dục Việt Nam như Nghị quyết 29 Hội nghị ban chấp hành trung ương lần thứ XI hướng tới phục vụ mục tiêu công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước theo nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế hay không?

5 phẩm chất này liệu có đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và các phẩm chất công dân của thế kỷ 21 - kỷ nguyên của cách mạng công nghệ thông tin, hội nhập quốc tế.

Việc định hướng 5 phẩm chất này, chính ban soạn thảo cũng cho thấy họ đang lặp lại cách tiệp cận của chương trình giáo dục phổ thông cũ và đánh đố giáo viên trong quá trình đánh giá học sinh.

Nếu tiếp cận dựa trên 5 phẩm chất này, chúng ta sẽ đánh giá ở các em như thế nào trong các môn học như Toán, Lý, Hóa, Sinh?

Liệu có nên đưa 5 phẩm chất này vào nội dung giảng dạy giáo dục công, như vậy có thể sẽ hợp lý hơn?

Tác giả đề xuất bỏ &'Chí Phèo' khỏi SGK góp ý chương trình giáo dục phổ thông mới - Hình 2

Chọn 6 tác phẩm bắt buộc trong chương trình Ngữ Văn có hợp lý?

Về 6 tác phẩm bắt buộc trong chương trình Ngữ văn cho thấy, chúng ta dường như lặp lại cách tiếp cận giáo dục dựa trên nội dung trước đây.

Nếu lấy hướng tiếp cận dựa trên năng lực là chủ đạo trong chương trình tiếng Việt và Ngữ Văn nhằm giúp các em hình thành và phát triển 4 kỹ năng Nghe - Nói - Đọc - Viết thì lựa chọn 6 tác phẩm bắt buộc này đi không đúng hướng.

Thực tế, trong 6 tác phẩm trên, có tới 5 tác phẩm ở thể loại thơ và 1 tác phẩm ở thể loại văn chính luận.

Trong đó, có đến 3 tác phẩm trùng lặp về mặt ý nghĩa đó là bài thơ Thần được xem là của Lý Thường Kiệt, Bình Ngô Đại Cáo của Nguyễn Trãi và Tuyên ngôn độc lập của Hồ Chí Minh. Ba tác phẩm này được xem là ba bản tuyên ngôn độc lập của dân tộc Việt Nam.

Cả 6 tác phẩm này cùng một nội dung là ca ngợi về lòng yêu nước, ngoại trừ tác phẩm Truyện Kiều mà thiếu đi tính giáo dục về thực tiễn cuộc sống cho học sinh.

Thêm vào đó, 6 tác phẩm này không đại diện và phản ánh được tư duy và tư tưởng của người Việt Nam trong thời kỳ hiện đại vì cả 6 tác phẩm đều ra đời trong và trước năm 1945.

6 tác phẩm này cũng không thể hiện được tính đa dạng về thể loại văn bản giúp hình thành phát triển năng lực giao tiếp và 4 kỹ năng: Nghe - Nói - Đọc -Viết.

Hơn nữa, việc xây dựng chương trình tiếng Việt và Ngữ Văn theo định hướng phát triển 4 kỹ năng trên thì liệu chúng ta sẽ đánh giá năng lực của các em dựa trên khung đánh giá nào?

Phải chăng chúng ta sẽ xây dựng dựa trên khung năng lực ngoại ngữ của Châu Âu?

Bên cạnh đó, một câu hỏi đặt ra, tại sao chúng ta chỉ lựa chọn 6 tác phẩm bắt buộc chứ không phải 5 hay 10?

Cơ sở nào để chúng ta chỉ lựa chọn 6 tác phẩm, phải chăng chúng ta chia theo bình quân chủ nghĩa mỗi cấp lớp học 2 tác phẩm?

Có lẽ, Ban biên soạn cần có những lý giải cụ thể để độc giả hiểu rõ về lý do lựa chọn các tác phẩm trên? Nó đáp ứng được những yêu cầu nào về việc phát triển năng lực của mỗi người học?

Việc xây dựng chương trình giáo dục phổ thông mới là một định hướng đúng đắn. Tuy nhiên, chúng ta cần xây dựng dựa trên những cơ sở lý luận khoa học, những nghiên cứu đánh giá có tính hệ thống chứ không đơn thuần cóp nhặt ý tưởng của những nền giáo dục tiến bộ khác.

Vì hướng tiếp cận giáo dục có thể phù hợp với bối cảnh quốc gia này nhưng lại không phù hợp với bối cảnh quốc gia khác.

Đánh giá về tính khả thi

Trước khi ban hành chương trình mới nào, chúng ta cũng cần phải có sự đánh giá đầy đủ về tính khả thi của nó.

Cần chú ý sự khác biệt vùng miền, trình độ dân trí, điều kiện kinh tế, văn hóa, xã hội ở mỗi vùng miền và địa phương, chú ý tới trình độ và năng lực giảng dạy của giáo viên ở mỗi vùng miền, trình độ và năng lực nhận thức của học sinh ở mỗi địa phương.

Miền núi sẽ khác miền xuôi, nông thôn sẽ khác thành thị và quan trọng nhất là điều kiện, cơ sở vật chất ở mỗi trường mỗi địa phương.

Với hướng tiếp cận dựa trên năng lực, lấy người học làm trung tâm thì đòi hỏi lớp học cũng phải có quy mô nhỏ, các thiết bị hỗ trợ dạy học phải đầy đủ.

Hơn hết, những nhà quản lý giáo dục, các giáo viên ở các địa phương và các cơ sở giáo dục phải có nhận thức một cách đầy đủ về hướng tiếp cận giáo dục dựa trên năng lực. Có như vậy, quá trình thực thi mới hy vọng có những chuyển biến tích cực.

Chúng ta đã từng trả giá đắt cho Đề án ngoại ngữ Quốc gia 2020. Đề án này về mặt ý tưởng và lý thuyết thì hết sức thiết thực nhưng sau 10 năm thực hiện chúng ta đã nhận một kết cục khá đau lòng, là thất bại và xa rời thực tế.

Cái mất mát lớn nhất đó là chúng ta không chỉ lãng phí hàng nghìn tỷ đồng ngân sách Quốc gia mà hơn thế nữa chúng ta đã lãng phí rất nhiều thời gian và nguồn lực của xã hội cho đề án này. Một bài học nhãn tiền còn đó.

Theo VTC

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tin đang nóng

Xót xa hình ảnh cuối cùng của nghệ sĩ Lê Phương vừa qua đời do va chạm xe tải
06:58:39 05/11/2024
Mẹ tôi làm con dâu suýt sẩy thai, sinh con xong vợ tôi dứt khoát ly hôn
07:28:14 05/11/2024
"Kỳ Duyên ém mọi cái đến lúc quan trọng mới bung, sẽ khiến mọi người sửng sốt!"
07:13:17 05/11/2024
Bức ảnh tiên tri số phận bi đát của Triệu Vy, Lâm Tâm Như và Phạm Băng Băng mấy chục năm trước khiến netizen "lạnh sống lưng"
07:52:09 05/11/2024
"Giáo sư tiên tri" dự đoán người đắc cử tổng thống Mỹ
06:17:23 05/11/2024
Mẹ đơn thân suy sụp vì chồng tương lai bất ngờ đưa ra điều kiện muốn cưới phải góp 2 tỷ
07:09:40 05/11/2024
Nhìn cách nuôi con của vợ chồng Lee Byung Hun: Người yêu chiều, người nghiêm khắc... nhưng luôn cùng nhau làm điều này cho con
06:47:22 05/11/2024
Lo cho Kỳ Duyên ở Miss Universe
06:50:19 05/11/2024

Tin mới nhất

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

13:01:46 21/12/2022
Việc Hà Tĩnh công nhận học sinh (HS) giỏi cấp tỉnh với HS có điểm IELTS cao đang được dư luận quan tâm. Nhiều giáo viên phổ thông và giảng viên dạy Ngoại ngữ thể hiện băn khoăn trước việc này

Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

12:01:38 21/12/2022
Tiếp tục chương trình giám sát chuyên đề Việc thực hiện Nghị quyết số 88/2014/QH13 và Nghị quyết số 51/2017/QH14 của Quốc hội về đổi mới chương trình, SGK giáo dục phổ thông trên địa bàn tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu , sáng 20/12, Đoàn Đại biểu ...

Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

11:01:38 21/12/2022
Theo thông báo mới của Bộ GD&ĐT chứng chỉ tiếng Trung (HSK) đã được cấp phép tổ chức duy nhất tại ĐH Thành Đông (Hải Dương)

Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

10:45:40 21/12/2022
Trường ĐH Tôn Đức Thắng (TP.HCM) đang làm rõ trách nhiệm việc cơ sở ở Bảo Lộc đăng trên fanpage banner tìm hiểu truyền thống ngày 22/12 nhưng in hình lính Mỹ

Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

10:36:43 21/12/2022
Lịch nghỉ tết của học sinh Hà Nội thiết kế theo quy định của Nhà nước. Nếu cho nghỉ thêm, hàng nghìn học sinh mầm non, tiểu học không ai trông nom vì bố mẹ vẫn phải đi làm

Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

10:01:37 21/12/2022
Năm 2023 Trường ĐH Kiên Giang tuyển sinh 22 ngành, trong đó có 2 ngành mới, dự kiến 1.675 chỉ tiêu. Trường ĐH Kiên Giang vừa tổ chức Hội nghị Tổng kết công tác tuyển sinh năm 2022 và đề ra các giải pháp, phương hướng để nâng cao hiệu qu...

Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

08:06:29 21/12/2022
Cùng với các ngành đào tạo khác, trong những năm qua, Trường Đại học (ĐH) Hồng Đức không ngừng đổi mới công tác quản lý, xây dựng và hoàn thiện nội dung chương trình đào tạo ngành giáo dục mầm non (GDMN) với mục tiêu đào tạo những giáo ...

Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

07:59:41 21/12/2022
UBND tỉnh Hà Giang quyết định cho học sinh trên toàn tỉnh bắt đầu nghỉ học từ ngày 18/1 đến hết ngày 29/1/2023. Ngày 19/12, Chủ tịch UBND tỉnh ban hành Quyết định số 2341/QĐ-UBND về việc cho trẻ mầm non, học sinh, sinh viên các cơ sở gi...

Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

07:59:05 21/12/2022
Ngày 20/12, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội tổ chức tổng kết hội thi giáo viên dạy giỏi thành phố cấp Trung học cơ sở năm học 2022-2023

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

07:58:36 21/12/2022
Chiều ngày 20.12, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân đã công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023. Theo đó, nhà trường tuyển sinh 60 mã ngành/chương trình với 6200 chỉ tiêu đại học chính quy

Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

07:57:38 21/12/2022
Năm 2023, Trường đại học Kinh tế Quốc dân giữ nguyên 4 phương thức tuyển sinh và có sự thay đổi về chỉ tiêu mỗi phương thức để phù hợp tình hình thực tế

Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi

07:56:12 21/12/2022
Một kỳ thi học sinh giỏi được tổ chức tốn rất nhiều công sức, tâm huyết của nhiều nhà giáo, học sinh và tốn kém tiền bạc nhưng cũng là một hoạt động khuyến tài quan trọng của giáo dục địa phương. Vậy nên cấp tổ chức cần cẩn trọng trong ...

Có thể bạn quan tâm

Bỏ ngay cô bồ nóng bỏng chỉ vì một lần tắm giúp vợ nhà đang bị ốm, tôi ân hận vì đã làm em khổ quá nhiều

Góc tâm tình

09:57:01 05/11/2024
Chỉ vì chán ngán cơ thể vợ sau sinh tôi đã ra ngoài tìm vui bên cô bồ nóng bỏng. Ngày mà Khôi cưới được Thảo về làm vợ thì ai nhìn vào cũng ngưỡng mộ và có chút ghen tỵ.

Tựa game bản quyền mới về One Piece sắp được phát hành, nội dung bám sát cốt truyện gốc

Mọt game

09:53:34 05/11/2024
Mới đây, Bandai Namco Entertainment đã đưa ra thông báo về việc phát hành dự án mới của họ, một tựa game nhập vai Nhật Bản (JRPG). Dự án này mang tên One Piece Odyssey, sẽ mang tất cả những khoảnh khắc kinh điển bậc nhất

Độc đạo - Tập 29: Tuyết đau đớn khi biết giới tính thật của Dũng "kính"

Phim việt

09:18:30 05/11/2024
Hồng đã khiến Tuyết phải trải qua cảm giác thua mà không cần đấu, có đấu cũng không thể thắng khi gửi clip công khai giới tính của Dũng kính cho Tuyết.

Bão Yinxing dự báo vào Biển Đông

Tin nổi bật

09:15:02 05/11/2024
Cục quản lý Thiên văn, Địa vật lý và Khí quyển Philippines (Pagasa) cho biết hiện bão Yinxing đang cách miền Trung nước này khoảng 735km về phía đông, sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão Yinxing 110km/h (cấp 11), giật 135km/h (cấp 13).

EU chuẩn bị cho cuộc chiến thương mại cả với Mỹ và Trung Quốc

Thế giới

09:10:44 05/11/2024
Đến ngày 4/11, Bộ Thương mại Trung Quốc cho biết đã đệ đơn kiện lên Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), phản đối các biện pháp chống trợ cấp của Liên minh châu Âu (EU) đối với xe điện do nước này sản xuất.

Phim Hàn quá hay xứng đáng nổi tiếng hơn: Nội dung độc đáo nhất hiện tại, nữ chính diễn xuất "mười điểm không nhưng"

Phim châu á

09:03:38 05/11/2024
Thời điểm hiện tại, màn ảnh Hàn đang có một bộ phim hay và xứng đáng nổi tiếng hơn là Người bán hàng cần mẫn (tựa Anh: A vitruous business ).

Loạt ảnh chưa từng công bố của Phạm Băng Băng

Hậu trường phim

08:59:36 05/11/2024
Phạm Băng Băng khiến người xem phải đứng hình trước nhan sắc kinh diễm, hoa cười nguyệt thẹn trong tạo hình cổ trang màu hồng cực kỳ nổi bật.

Sao Việt 5/11: Tấn Minh kỷ niệm 20 năm kết hôn, Khánh Vân chụp ảnh cưới gợi cảm

Sao việt

08:55:09 05/11/2024
Vợ chồng NSND Tấn Minh - Thu Huyền kỷ niệm 20 năm kết hôn bên hai con trai, Hoa hậu Khánh Vân phá cách trong bộ ảnh cưới quyến rũ.

Chia sẻ lịch trình Mù Cang Chải 3N2Đ dưới 2 triệu, bạn trẻ khen đây là "điểm đến có vẻ đẹp siêu thực đáng kinh ngạc của thế giới"

Du lịch

08:20:53 05/11/2024
Lịch trình Mù Cang Chải 3N2Đ dưới 2 triệu của bạn trẻ này vô cùng chi tiết nên thông tin khá nhiều, ai lần đầu đi săn lúa chín nơi đây mà kiên trì đọc hết hẳn sẽ thu nạp được nhiều điều bổ ích.

Bị cáo Trương Huệ Vân xin tòa trả lại tài sản riêng của chồng

Pháp luật

08:18:19 05/11/2024
Cháu gái bị cáo Trương Mỹ Lan là Trương Huệ Vân xin được nhận lại tài sản đang bị kê biên, trong đó có tài sản riêng của hai vợ chồng, chứ không phải của bị cáo Lan.

Ý Lan hát trong đêm nhạc tôn vinh 6 nhạc sĩ nổi tiếng

Nhạc việt

08:13:42 05/11/2024
Ca sĩ Ý Lan sẽ góp mặt trong đêm nhạc Giai nhân 2 của ca sĩ Ngọc Châm nhằm tôn vinh 6 nhạc sĩ nổi tiếng của nền âm nhạc Việt Nam.