Báo động về điểm số của học sinh Mỹ sau 2 năm dịch
Sau 2 năm dịch Covid-19, điểm số của học sinh Mỹ đã giảm thấp kỷ lục, đặc biệt trong hai môn Toán và Đọc.
Học sinh Mỹ gặp khó khăn trong thời gian học trực tuyến.
Kết quả Đánh giá quốc gia về Tiến bộ Giáo dục (NAEP) cho thấy, sau 2 năm dịch Covid-19, điểm số của học sinh Mỹ đã giảm thấp kỷ lục, đặc biệt trong hai môn Toán và Đọc.
Theo đó, từ tháng 1 – 3/2022, NAEP đã tiến hành đánh giá kết quả học tập của học sinh lớp 4 và lớp 8 trên toàn quốc, gọi là dự án “ Phiếu điểm của quốc gia”. Kết quả được Mỹ công bố vào ngày 24/10, cho thấy điểm bài kiểm tra môn Đọc giảm ở hầu hết các bang. Cụ thể, bài kiểm tra môn Đọc giảm 2 điểm, bài kiểm tra môn Toán giảm 7 điểm so với cùng kỳ năm 2019.
Đây là bài kiểm tra đánh giá toàn diện, toàn quốc đầu tiên về kết quả học tập của học sinh Mỹ kể từ khi dịch Covid-19 bùng phát. Các nghiên cứu trước đây cũng ghi nhận điểm số sụt giảm tương tự trong môn Toán và Đọc trong thời gian học trực tuyến.
Trong đó, trong năm học 2020 – 2021 Mỹ tổ chức học trực tuyến, học sinh có thành tích học tập cao được tiếp cận thường xuyên với máy tính, không gian làm việc yên tĩnh và được giáo viên hỗ trợ thêm. Ví dụ, học sinh lớp 8 có kết quả học tập tốt đã học trực tuyến nhiều hơn học sinh có kết quả học tập kém.
Ở môn Toán, học sinh Mỹ gặp nhiều khó khăn khi làm bài toán phân số có mẫu số chung. Đáng chú ý, điểm kiểm tra giảm mạnh nhất ở trẻ em dân tộc thiểu số, trong khi khoảng cách về thành tích giữa học sinh da trắng và các bạn da màu, gốc Tây Ban Nha đã tăng đáng kể trong 2 năm dịch Covid-19.
Video đang HOT
Điều này củng cố thêm vào kết luận của các nghiên cứu trước đây về ảnh hưởng của việc đóng cửa trường học đối với học sinh khó khăn hay cộng đồng người Mỹ gốc Phi và Mỹ gốc Latinh.
Còn ở môn Đọc hiểu, kết quả “Phiếu điểm của quốc gia” cho thấy, học sinh có thể hiểu được phần nào nội dung bài học nhưng khó khăn khi xác định chi tiết của bài.
Bà Susanna Loeb, Giám đốc Học viện Annenberg về bình đẳng giáo dục, ĐH Brown, Mỹ, cho biết, kết quả học tập của học sinh trong những năm tiểu học có thể giúp xã hội dự đoán sự thành công và định hướng giáo dục của trẻ nhỏ trong tương lai.
Vì vậy, kết quả thấp là đặc biệt đáng lo ngại, nhất là với những học sinh yếu. Nếu cảm thấy việc học khó khăn, các em sẽ không muốn đến trường, từ đó dẫn đến tỷ lệ tốt nghiệp phổ thông hay đại học thấp hơn đáng kể.
Bộ trưởng Giáo dục Mỹ Miguel Cardona nhận định, kết quả “Phiếu điểm của quốc gia” là “kinh khủng, không thể chấp nhận được” nhưng cũng là một cảnh báo để kêu gọi đất nước cùng hành động.
“Trong thời gian tới, Bộ Giáo dục Mỹ sẽ phân bổ ngân sách hỗ trợ cho các địa phương, trường học để giải quyết tình trạng gián đoạn học tập. Đồng thời, Bộ sẽ xây dựng chương trình học tập tăng cường giúp cải thiện kết quả môn Toán và Đọc cho học sinh”, Bộ trưởng Miguel Cardona bày tỏ.
Trước đó, chính quyền liên bang Mỹ đã phân bổ 122 triệu USD (gần 2,9 nghìn tỷ đồng), khoản đầu tư lớn nhất cho giáo dục phổ thông, để hỗ trợ học sinh. Trong đó, dành tối thiểu 30 triệu USD để giúp học sinh bắt kịp chương trình giáo dục.
Tuy nhiên, Mỹ hiện đang đối mặt với khủng hoảng thiếu giáo viên bởi ngày càng nhiều thầy cô xin nghỉ việc hoặc về hưu sớm. Các chuyên gia giáo dục nhận định Mỹ cần giải quyết tình trạng thiếu giáo viên trước khi cải thiện tình hình giáo dục của học sinh Mỹ.
Dạy kèm giúp học sinh Mỹ cải thiện kết quả học tập
Vào tháng 4 vừa qua, Bộ Giáo dục Mỹ đã công bố khoản tài trợ trị giá hơn 220 triệu USD kết hợp với các nguồn từ thiện.
Một lớp dạy kèm của Saga Education dành cho học sinh tiểu học.
Các trường phổ thông Mỹ đang liên kết cùng tổ chức phi lợi nhuận xây dựng chương trình dạy kèm tại trường học nhằm cải thiện kết quả học tập của học sinh sau 2 năm học trực tuyến vì Covid-19.
Khi lướt mạng xã hội, cô Joi Mitchell đã nhìn thấy quảng cáo về Saga Education, tổ chức phi lợi nhuận cung cấp dịch vụ dạy kèm cho trường học. Dù không phải giáo viên, cô Mitchell luôn mong muốn được làm việc với học sinh nên coi đây là cơ hội tốt để trải nghiệm.
Kể từ năm 2021, cô đăng ký và bắt đầu dạy kèm cho học sinh tại hai trường trung học công lập ở Washington. Ban đầu, học sinh không thích ý tưởng dạy kèm này và nghĩ rằng đây là một hình thức học thêm nhồi nhét.
Tuy nhiên, thực tế, chương trình dạy kèm như Saga Education và nhiều tổ chức khác đang triển khai hiện nay là dự án hỗ trợ học sinh bị gián đoạn học tập do ảnh hưởng của dịch Covid-19. Dự án sẽ thuê tình nguyện viên là những người có chứng chỉ sư phạm hoặc là chuyên gia trong một lĩnh vực học tập nào đó đến trường, dạy kèm cho học sinh Mỹ trong lớp theo từng nhóm.
Kết quả Đánh giá quốc gia về Tiến bộ giáo dục được công bố ngày 1/9 không còn là hồi chuông cảnh tỉnh mà được ví như "hồi chuông báo cháy" cho ngành Giáo dục Mỹ.
Bài kiểm tra, được thực hiện bởi học sinh 9 tuổi trên toàn quốc, cho thấy ở môn Toán, điểm trung bình giảm 7 điểm so với mức trước đại dịch. Còn điểm môn Đọc giảm 5. Những kết quả này được cho là đã xóa bỏ những tiến bộ học tập mà nước Mỹ đạt được trong 20 năm qua.
Nhiều chuyên gia nhận định trường học phải đối mặt với tình trạng học sinh hổng kiến thức nghiêm trọng. Do đó, dịch vụ dạy kèm trong trường có thể là một trong những giải pháp hữu ích nhằm đưa học sinh trở lại đúng hướng. Chính phủ liên bang cũng đang đầu tư rất nhiều cho các dự án như Saga Education.
Nghiên cứu từ Trường Đại học Chicago về mô hình của Saga Education chỉ ra việc dạy kèm có thể thu hẹp khoảng cách học tập môn Toán trong 2 năm dịch Covid-19 khiến học sinh học trực tuyến trong một năm học. Hơn nữa, dự án được tài trợ bởi chính phủ và các trường đại học nên phù hợp với học sinh có hoàn cảnh khác nhau, đặc biệt là học sinh đến từ gia đình thu nhập thấp.
Bà Maureen Tracey-Mooney, Trợ lý của Tổng thống Mỹ về chính sách giáo dục, nhận định chương trình dạy kèm là dự án cần thiết cho học sinh sau 2 năm gián đoạn học tập vì dịch Covid-19.
Tuy nhiên, thách thức lớn nhất của chương trình là chi phí. Việc dạy kèm trong trường rất tốn kém, đòi hỏi sự phối hợp chặt chẽ giữa lớp học và nguồn gia sư dồi dào. Dù vậy, dự án này vẫn cần được tất cả nỗ lực của chính phủ, giáo viên và tình nguyện viên trên cả nước.
Ước tính, việc triển khai chương trình dạy kèm cho các trường phổ thông công lập tại Mỹ sẽ cần khoảng 50 tỷ USD mỗi năm.
Vào tháng 4 vừa qua, Bộ Giáo dục Mỹ đã công bố khoản tài trợ trị giá hơn 220 triệu USD kết hợp với các nguồn từ thiện. Khoản tiền này được phân bổ cho các khu học chánh nhằm xây dựng chương trình dạy kèm và bồi dưỡng giúp hỗ trợ phục hồi học tập.
Hoan nghênh sự hỗ trợ từ chính phủ, ông Alan Safran, Giám đốc điều hành và đồng sáng lập Saga Education, cho biết việc dạy kèm phải được tổ chức ngay trong ngày học, không phải sau khi học sinh đã tan học và ra về. Lớp dạy kèm cần một gia sư nhất quán với tần suất học là 2 - 3 lần/tuần.
Ông Alan bày tỏ tin tưởng với sự hỗ trợ từ chính phủ cùng trường học, tình nguyện viên, kết quả học tập của học sinh Mỹ sẽ nhanh chóng được cải thiện.
Hướng dẫn lập kế hoạch ôn thi tốt nghiệp Trung học phổ thông môn Sinh học Ôn thi tốt nghiệp THPT là một quá trình, đòi hỏi học sinh phải có ý thức tự giác, sự quyết tâm và nỗ lực. Do đó để có thể ôn thi hiệu quả, mỗi học sinh cần lập kế hoạch với chiến lược ôn thi phù hợp với mục tiêu. Cô Nguyễn Thị Bích Dậu và học trò trong giờ học. Quy...