Báo động tình trạng học sinh trầm cảm, tự tử
Hàng loạt học sinh đang bị rối loạn tâm thần bởi những áp lực học tập từ nhà trường, gia đình và chuyện tình cảm. Các chuyên gia y tế cảnh báo nếu không có giải pháp hỗ trợ kịp thời, xu hướng học sinh trầm cảm có ý nghĩ tự tử sẽ ngày càng “khủng khiếp”.
Thời gian qua, liên tiếp những cái chết đau đớn do tự hủy hoại bản thân của học sinh, sinh viên đang trở thành nỗi ám ảnh đối với xã hội.
Cụ thể, tháng 4/2018 nam học sinh lớp 10, trường Tư thục Nguyễn Khuyến, TPHCM đã nhảy từ mái tôn xuống đất tử vong sau nỗ lực khuyên giải bất thành của thầy cô và bạn bè. Theo thư tuyệt mệnh để lại, nguyên nhân khiến em tự kết thúc sự sống là do áp lực trong học tập khi không đạt kỳ vọng của gia đình, thầy cô.
Sự căng thẳng thể hiện trên nét mặt học sinh trước khi vào phòng thi của trường Trần Đại Nghĩa, TPHCM
Trước đó, một học sinh lớp 9 ngụ tại quận 1, TPHCM cũng nhảy từ lầu 7 chung cư vì bị điểm kém trong môn tiếng Anh. Sau cái chết của bé, người mẹ đau đớn chia sẻ về những áp lực trong việc học khiến con chị rơi vào trầm cảm. Dù gia đình đã dành nhiều thời gian ở bên em để chia sẻ, động viên và đưa em đến bác sĩ điều trị tâm lý nhưng không mang lại kết quả.
Sự phát triển của công nghiệp hóa, đô thị hóa ở các thành phố lớn không chỉ tác động đến người lớn mà còn ảnh hưởng nghiêm trọng đến con trẻ. Trẻ em sống ở các đô thị thường phải đối mặt với nhiều thách thức từ áp lực học tập, sự cạnh tranh lẫn nhau, bên cạnh đó là kỳ vọng quá lớn của gia đình. Những vấn đề trên đã đè nặng tâm lý trẻ dẫn tới những căng thẳng tinh thần, tác động lên vấn đề sức khỏe tâm thần của trẻ.
Video đang HOT
Tại Hội nghị Khoa học Công nghệ Bệnh viện Quận Thủ Đức (lần thứ IV) nhóm nghiên cứu của Trường Đại học Y Dược, TPHCM đã công bố kết quả “giật mình” về vấn đề rối loạn tâm thần ở học sinh THPT. Tác giả Thái Thanh Trúc cùng cộng sự, cho hay nghiên cứu của nhóm được thực hiện trong năm 2018 tại 3 trường trên địa bàn TPHCM gồm: Nguyễn Khuyến; Nam Kỳ Khởi Nghĩa; Nguyễn Thái Bình với 1.114 học sinh tham gia ở quy mô 27 lớp gồm cả 3 khối, trên cơ sở đánh giá cả 3 khía cạnh trầm cảm, lo âu, stress.
Học sinh khối 12 là nhóm chịu nhiều áp lực nhất từ các vấn đề xã hội đến học tập (ảnh minh họa)
Kết quả khảo sát cho thấy, tỷ lệ stress ở học sinh chiếm hơn 35,1%; lo âu là 59% và trầm cảm là 38,7%. Trong đó, nhiều trẻ đang đối mặt với những vấn đề nghiêm trọng về mặt sức khỏe tâm thần, không ít trường hợp mắc cả 3 vấn đề nêu trên.
So với khối 10 thì học sinh khối 12 phải trải qua kỳ thi cuối cấp và kỳ thi Trung học Phổ thông Quốc gia, khối lượng bài vở lớn và kiến thức nhiều nên tỷ lệ rối loạn tâm thần cao hơn. Mặt khác, nhóm nghiên cứu cũng nhận thấy những học sinh có điều kiện kinh tế ở mức nghèo thường đối mặt với những vấn đề tâm lý nặng nề hơn.
Một kết quả nghiên cứu khác được nhóm thực hiện tại khu vực Tây Nguyên về vấn đề học sinh có ý nghĩ tự tử còn chỉ ra xu hướng nguy hiểm hơn khi có tới 27,9% muốn tìm đến cái chết. Nhóm học sinh ở Tây Nguyên không chỉ đối mặt với áp lực học tập mà còn đối mặt với những vấn đề gia đình, xã hội, bị lạm dụng cả về sức lao động lẫn thể xác.
Từ thực tế trên, các bác sĩ đề nghị cần có các hoạt động khám sàng lọc, tổ chức tư vấn tâm lý học sinh. Gia đình học sinh cần tìm hiểu các rối loạn tâm thần phổ biến như nguyên nhân, biểu hiện, cách phòng tránh những vấn đề stress, lo âu, trầm cảm để giúp làm giảm các vấn đề về rối loạn tâm thần trong trường học. Việc phát hiện, can thiệp sớm sẽ giúp học sinh vượt qua được các giai đoạn khó khăn và phòng tránh những hậu quả nghiêm trọng trong đó có tự tử.
Vân Sơn
Theo Dân trí
Con tuổi teen muốn 'biến khỏi thế giới' vì áp lực học tập
Con quá mệt mỏi, con không biết ngày mai có tồn tại nữa hay không, con chỉ muốn chết đi, con chỉ muốn biến khỏi thế giới này..., là tâm sự của không ít đứa trẻ tuổi teen gửi tới bố mẹ khi chúng đang phải chịu áp lực học tập quá lớn.
Nhiều đứa trẻ tuổi teen "kêu cứu" vì phải chịu áp lực học tập nặng nề, sự kỳ vọng quá lớn của bố mẹ - Ảnh minh họa
Trên một diễn đàn của những đứa trẻ tuổi teen, nhiều tâm sự gửi đến cha mẹ về áp lực học tập, về những kỳ vọng mà bố mẹ đặt vào con cái khiến chúng vô cùng mệt mỏi. "Con biết là ba mẹ đặt nhiều kì vọng vào con, cái gì cũng dồn hết cho con nhưng ba mẹ đâu biết điều đó càng làm con cảm thấy áp lực hơn. Con không giỏi, không thông minh bằng người khác nhưng không có nghĩa là con ngừng cố gắng. Ba nói là chuyện gì của con ba đều nắm giữ trong lòng bàn tay, con làm gì ba cũng biết, nhưng ba có biết những áp lực mà con phải chịu đựng không?
Ngày nào con cũng nghĩ phải làm sao để mình giỏi như người khác, thông minh, học hành điểm cao, không thua kém người khác để một ngày nào đó ba mẹ có thể tự hào về con. Con đã cố gắng lắm rồi nhưng con thấy bất lực rồi! Nhiều lúc con nghĩ rằng, cuộc sống sao mà mệt mỏi quá, phải chi mình không được sinh ra thì tốt hơn! Con muốn ngay bây giờ biến khỏi thế giới này!".
Có em muốn "biến khỏi thế giới" vì áp lực vượt quá sự chịu đựng của bản thân - Ảnh minh họa
10X khác năm nay thi vào 10 nên áp lực học tập không nhỏ. Đặc biệt, em cảm thấy vô cùng mỏi mệt khi bị bố quản lý từng li từng tí, mắng chửi khi em bị điểm kém, chì chiết khi em quên đi học thêm và đặc biệt cấm em chơi với bạn. Bị kiểm soát gần như tuyệt đối khiến em cảm thấy áp lực vượt quá giới hạn của mình. Học nhiều, không được gặp gỡ bạn bè để xả stress, không được giải trí, em rơi vào trầm cảm. Em gửi tâm sự đến bố mẹ: "Áp lực từ gia đình, bạn bè, nhà trường khiến con không thể chịu đựng thêm nữa! Con không biết bố mẹ có thể đọc được những dòng này hay ngày mai con còn tồn tại hay không nhưng điều quan trọng nhất con muốn nói với bố mẹ là "Con quá mệt mỏi rồi!".
Gần đây, viện Sức khỏe tâm thần, Bệnh viện Bạch Mai tiếp nhận rất nhiều ca điều trị tâm lý mà bệnh nhân là các em học sinh độ tuổi từ 14 đến 17, đang đối diện với những kì thi chuyển cấp và tốt nghiệp. Nghiên cứu do Quỹ Nhi đồng Liên hợp quốc tại Việt Nam công bố cho thấy, áp lực học tập là một trong những nguyên nhân chính khiến trẻ em và trẻ vị thành niên ở Việt Nam gặp các rối loạn về sức khỏe tâm thần. Các bạn trẻ luôn cảm thấy khó chịu và mệt mỏi khi đứng trước những áp lực về việc học mà bố mẹ đặt ra: Trường chuyên, lớp chọn, điểm số đứng đầu, trường đại học danh giá,... Nhiều học sinh không chịu đựng nổi đã nảy sinh những ý nghĩ dại dột.
Bị trầm cảm, lo âu trong thời gian dài, có đứa trẻ đã làm điều dại dột - Ảnh minh họa
Theo PGS.TS Đặng Hoàng Minh (Đại học Giáo dục, ĐHQG Hà Nội), nhiều trẻ đang chịu áp lực học tập từ cả gia đình và nhà trường. Mặc dù, Bộ GD&ĐT nỗ lực giảm áp lực học tập cho học sinh nhưng thực tế việc học vẫn là gánh nặng với các em. Bố mẹ kỳ vọng vào con, mong muốn con đạt được thành tích cao hơn. Nhiều trẻ học đến 11-12h đêm. Các con không có thời gian để nghỉ ngơi, vui chơi. Để giúp con giải tỏa áp lực trong học tập, cha mẹ cần hiểu con mình, biết con mình mong muốn gì, cái gì mang lại hạnh phúc cho con. Nếu cha mẹ chú ý đến điều đó thì đứa con sẽ hạnh phúc hơn.
"Theo nghiên cứu trên thế giới, mỗi ngày ít nhất 15 phút, bố mẹ chơi, nói chuyện, chú ý đến con thì con sẽ giảm nguy cơ về sức khỏe tinh thần. Nếu các con bị sang chấn về tâm thần, con có dấu hiệu không ổn thì cha mẹ cần trao đổi, lắng nghe con, xem con cảm thấy thế nào. Nhiều bố mẹ coi việc đó không quan trọng. Con ốm thì bố mẹ đưa đến bác sĩ nhưng tinh thần của con có vấn đề thì bố mẹ thường không đưa đến bác sĩ tâm lý. Đôi khi, những đứa trẻ lo âu trong thời gian dài, bố mẹ chỉ nghĩ chuyện đó là bình thường ở tuổi vị thành niên nhưng có đứa trẻ trải qua được thời điểm khó khăn đó, có đứa không bước qua được và đã làm điều dại dột", PGS.TS Đặng Hoàng Minh nhấn mạnh.
Theo phunuvietnam
Chúng ta, ai cũng đang nợ thầy cô một lời xin lỗi, một lời cảm ơn mà chưa bao giờ đủ can đảm nói ra 20/11, một dòng status chẳng thế nói lên được tình cảm của bạn dành cho thầy cô, hãy về thăm họ, hãy nhấc máy lên gọi cho họ để họ biết rằng, đứa học trò họ dạy dỗ bao năm qua luôn trân quý, luôn nhớ về họ. Suốt những năm tháng học trò, ngay cả khi là sinh viên, đã bao giờ...