Bảo đảm quyền tự chủ của cơ sở giáo dục đại học
“Cần thiết sửa đổi, bổ sung Luật Giáo dục Đại học tập trung vào việc thể chế hóa, cụ thể hóa chủ trương, chính sách đổi mới giáo dục đại học của Đảng và Nhà nước, nhằm tạo bước đột phá theo hướng tăng cường quyền tự chủ, xã hội hóa, chuẩn hóa và hội nhập quốc tế trong giáo dục đại học” – Đó là chia sẻ của GS.VS Đào Trọng Thi tại Hội nghị Tham vấn chuyên gia về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục và Luật Giáo dục Đại học, do Ủy ban VHGDTNTN&NĐ tổ chức vừa qua tại Hà Nội.
ảnh minh họa
Cần quy định điều kiện thực hiện quyền tự chủ
Góp ý cho Dự thảo Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật GDĐH, GS.VS Đào Trọng Thi cho rằng, quyền tự chủ cần được mở rộng về phạm vi và nâng cao về mức độ tương xứng với năng lực tự chủ của cơ sở giáo dục đại học được xác định bằng điều kiện thực hiện tự chủ, phạm vi tự chủ không chỉ giới hạn trong hoạt động học thuật (đào tạo, nghiên cứu khoa học, hợp tác quốc tế) mà còn bao gồm cả hoạt động tổ chức, cán bộ và tài chính, tài sản.
Điều kiện thực hiện tự chủ về học thuật chủ yếu phụ thuộc vào kết quả kiểm định chất lượng giáo dục và xếp hạng cơ sở giáo dục đại học. Điều kiện thực hiện tự chủ về tổ chức, cán bộ phụ thuộc vào hình thức sở hữu, phạm vi phân cấp, ủy quyền từ cơ quan chủ quản và khả năng bảo đảm chi thường xuyên. Điều kiện thực hiện tự chủ về tài chính, tài sản phụ thuộc vào khả năng tạo nguồn thu ngoài NSNN cấp trực tiếp, khả năng tự bảo đảm chi thường xuyên, chi đầu tư, phương thức đầu tư thông qua dự án và đặt hàng đào tạo giúp chuyển hóa NSNN cấp thành nguồn thu loại này.
Thay vì giao quyền tự chủ cho một hoặc một nhóm cơ sở giáo dục đại học cụ thể như hiện hành, Luật sửa đổi cần quy định điều kiện thực hiện quyền tự chủ cụ thể và tạo cơ hội cho mọi cơ sở giáo dục đại học đáp ứng điều kiện đó được thực hiện quyền tự chủ tương ứng.
Đi đôi với quyền tự chủ, cơ sở giáo dục đại học có trách nhiệm giải trình với cơ quan Nhà nước có thẩm quyền, xã hội và các bên liên quan về việc thực hiện trách nhiệm và cam kết của mình, công khai minh bạch các thông tin và kết quả hoạt động theo quy định. Tăng cường tự chủ đại học là một giải pháp quan trọng nhằm tạo động lực cho sự phát triển giáo dục đại học.
GS.VS Đào Trọng Thi cũng cho rằng, cần phân biệt rõ các loại cơ sở giáo dục đại học tư thục hoạt động không vì lợi nhuận, phi lợi nhuận, các cơ sở giáo dục đại học công lập tự chủ chi thường xuyên, chi đầu tư… để áp dụng cơ chế quản lý và chính sách khuyến khích, ưu đãi phù hợp, tương xứng.
Quyền tự chủ đi đôi với trách nhiệm giải trình
Video đang HOT
Nhất trí về sửa đổi, bổ sung một số điều liên quan đến tự chủ và quản trị đại học, TSKH Phạm Đỗ Nhật Tiến, nguyên trợ lý Bộ trưởng Bộ GD&ĐT cho biết: “Quy định chung về quyền tự chủ được thể hiện tại khoản 5 Điều 12 và Điều 32. Điều 32 (sửa đổi) khẳng định về quyền tự chủ của các cơ sở GDĐH đi đôi với trách nhiệm giải trình và năng lực tự chủ, đồng thời giao chính phủ quy định chi tiết việc thực hiện. Tôi nhất trí với quy định này vì có như vậy mới đảm bảo việc tổ chức thực hiện quyền tự chủ là phù hợp với thực tế của các cơ sở GDĐH và phát huy hiệu quả mong muốn trong việc nâng cao chất lượng đào tạo”.
Về tự chủ trong lĩnh vực đào tạo: Dự thảo đã làm rõ quyền tự chủ trong các hoạt động sau: Mở ngành đào tạo, xác định chỉ tiêu tuyển sinh, tổ chức tuyển sinh, quyết định số tín chỉ cho từng chương trình đào tạo, xây dựng, thẩm định, ban hành, thực hiện chương trình đào tạo, tổ chức biên soạn hoặc lựa chọn, duyệt giáo trình GDĐH, thiết kế mẫu, in phôi, cấp phát văn bằng cho người học. Trong tương quan so sánh với thông lệ quốc tế về tự chủ đại học trong lĩnh vực đào tạo, có thể thấy cơ sở GDĐH nước ta khá thông thoáng.
Tuy nhiên, TSKH Phạm Đỗ Nhật Tiến đặt vấn đề, tại Điều 34 về chỉ tiêu tuyển sinh, cần làm rõ liệu cơ sở GDĐH có được tự chủ xác định chỉ tiêu tuyển sinh đối với cả trình độ thạc sĩ và tiến sĩ hay không? Điều 35 về thời gian đào tạo: Việc thay đổi quy định về thời gian đào tạo cần đưa vào Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật GD. Vì vậy nên thiết kế Điều 35 như cũ.
Vai trò của hội đồng trường phải được làm rõ trong luật
TSKH Phạm Đỗ Nhật Tiến cho rằng, vai trò của hội đồng trường chính là ở chỗ đại diện cho cơ quan chủ quản trong giám sát việc thực hiện tự chủ của cơ sở GDĐH. Nó là thiết chế bắt buộc phải có để Nhà nước có thể giao quyền tự chủ cho cơ sở GDĐH. Điều này phải được làm rõ trong luật. Vì vậy đề nghị bổ sung vào khoản 1 Điều 16 như sau: Hội đồng trường được thành lập ở trường đại học, học viện công lập và phải đảm bảo cơ cấu và năng lực thực hiện theo quy định của Điều này trước khi giao quyền tự chủ.
Về quyền tự chủ trong lĩnh vực nhân sự, bao gồm quyền tự chủ trong việc quyết định quy trình tuyển dụng, số người được tuyển dụng, tiền lương, nâng ngạch, nâng bậc và việc sa thải giảng viên, nhân viên nhà trường. Hiện nay tất cả các điều này được quy định trong Luật Viên chức và vì vậy, cơ sở GDĐH nước ta hầu như không có quyền tự chủ nào trong lĩnh vực nhân sự, trừ những cơ sở thí điểm theo NQ77 có một số quyền trong việc quyết định cơ cấu và số người làm việc, tuyển dụng viên chức, nhân viên hợp đồng.
Tuy nhiên, căn cứ vào Điều 24 Luật Viên chức, theo đó “đối với đơn vị sự nghiệp công lập được giao quyền tự chủ, người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập thực hiện việc tuyển dụng viên chức và chịu trách nhiệm về quyết định của mình” thì với tinh thần mở rộng quyền tự chủ đại học, cần xem xét đưa vào quyền tự chủ nhân sự trong tuyển dụng và bổ nhiệm, thay đổi chức danh giảng viên.
Theo TSKH Phạm Đỗ Nhật Tiến, về hiệu trưởng ở Điều 20: Do hội đồng trường là đại diện quyền sở hữu Nhà nước đối với cơ sở GDĐH nên việc chủ tịch hội đồng trường phải do cơ quan quản lý Nhà nước có thẩm quyền công nhận là hợp lý. Riêng đối với hiệu trưởng là người chịu trách nhiệm quản lý, điều hành các hoạt động của cơ sở GDĐH hướng tới mục tiêu chiến lược trong phát triển GDĐH thì việc công nhận nên quy về một đầu mối thống nhất là Bộ GD&ĐT. Vì vậy đối với cả hai phương án ở điều 16 và Điều 20, nên chọn phương án 1.
Theo Giaoducthoidai.vn
Cái cao nhất của trường đại học là tự chủ học thuật
Nêu vấn đề về tự chủ đại học, nhiều chuyên gia cho rằng, cái cao nhất của trường đại học là tự chủ học thuật. Đây chính là chìa khóa thành công của phát triển giáo dục đại học, của đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục đại học nước nhà.
Tự do học thuật là chìa khóa thành công của phát triển giáo dục đại học. Ảnh minh họa/internet
Tự chủ về học thuật mới thăng hoa được người thầy
Theo PGS.TS Phan Thanh Bình - Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng Quốc hội, chúng ta nói rất nhiều về tự chủ đại học nhưng mới nói ở góc độ hội đồng trường và hiệu trưởng và có ai hiểu hết tự chủ đại học là gì?
"Theo tôi, cái cao nhất của trường đại học là tự chủ về học thuật, bao gồm nghiên cứu đào tạo, về tư duy con người chứ không phải tự chủ là đào tạo cái gì, mở lớp đào tạo như thế nào....
Tự chủ về học thuật mới thăng hoa được người thầy, thăng hoa về khoa học. Vậy thì hiện nay chúng ta chuẩn bị tự chủ học thuật như thế nào?" PGS.TS Phan Thanh Bình trao đổi khi góp ý vào dự thảo sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục đại học.
Nêu vấn đề, mục đích của tự chủ là gì? PGS.TS Chu Hồng Thanh - cho rằng, phải là tự do học thuật nhằm phát triển trí tuệ, phát triển tư duy sáng tạo, vun đắp tài năng, từ đó kiến tạo phát triển khoa học công nghệ của đất nước, phát triển xã hội.
"Trong toàn xã hội thì "tự do ngôn luận" đã được xác định tại Điều 25 Hiến pháp 2013; thể hiện tự do ngôn luận trong môi trường đại học chính là "tự do học thuật". Có thể nói, tự do học thuật là chìa khóa thành công của phát triển giáo dục đại học, của đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục đại học" - PGS.TS Chu Hồng Thanh nhấn mạnh, đồng thời cho rằng:
Nếu tự chủ đại học không đạt được tự do học thuật thì tự chủ cũng chẳng có ý nghĩa gì, giống như dân tộc độc lập nhưng dân không được tự do thì đất nước cũng không phát triển được và độc lập cũng chẳng có mấy ý nghĩa.
"Như vậy dự thảo sửa đổi, bổ sung Luật Giáo dục đại học nên và cần phải đi xa hơn tới mục tiêu của tự chủ giáo dục đại học. Mặt khác tự chủ đại học là thuộc tính tự thân của cơ sở giáo dục đại học, phụ thuộc vào năng lực tự chủ tự thân và các điều kiện để thực hiện quyền tự chủ" - PGS.TS Chu Hồng Thanh .
Cũng theo PGS.TS Chu Hồng Thanh, dự thảo đã nêu lên được vấn đề năng lực tự chủ nhưng cần tô đậm hơn các điều kiện thực hiện quyền tự chủ. Theo đó không phải là nhà nước giao hoặc cho các trường quyền tự chủ mà nhà nước xây dựng hành lang pháp lý về các điều kiện tự chủ và các tiêu chí đo lường năng lực tự chủ để các truờng hoàn toàn chủ động thực hiện quyền tự chủ của mình phù hợp với các quy định về tự chủ.
Các trường đại học có thể tự chủ về học thuật. Ảnh minh họa/internet
Các trường đại học có thể tự chủ về học thuật
Dưới góc nhìn của một người giảng dạy, giảng viên Đào Thị Ngọc Ánh - Học viện Quản lý Giáo dục - : Các trường đại học có thể tự chủ về học thuật. Tự chủ về học thuật là sự chủ động của các nhà trường trong mảng công tác đào tạo và nghiên cứu khoa học.
Theo giảng viên Đào Thị Ngọc Ánh, những nội dung cơ bản của quyền tự chủ trong học thuật bao gồm: tự chủ về các vấn đề trong mảng công tác đào tạo; tuyển sinh; ngành đào tạo; chương trình đào tạo; giáo trình và học liệu giảng dạy; phương pháp giảng dạy; các công cụ và phương tiện phục vụ; chuẩn mực và phương pháp kiểm tra, đánh giá; tiêu chuẩn học thuật như các tiêu chuẩn của văn bằng,...;
"Ngoài ra, còn tự chủ về mảng nghiên cứu khoa học gồm: Các ưu tiên trong nghiên cứu khoa học; quyền tự do nghiên cứu và xuất bản,...; tự chủ về các hình thức thực hiện cũng như phương thức liên kết trong việc thực hiện mục tiêu khoa học công nghệ, hợp tác quốc tế..." - giảng viên Đào Thị Ngọc Ánh trao đổi.
"Thực hiện tự chủ về học thuật, các trường đại học được tự quyết định về các ngành học cũng như chương; trình đào tạo; tự quyết định các tiêu chuẩn học thuật và đảm bảo chất lượng; tự quyết định phương thức tuyển sinh, số lượng tuyển sinh; tự quyết định các hình thức thực hỉện cũng như phương thức liên kết trong việc thực hiện mục tiêu khoa học công nghệ, hợp tảc quốc tế,..." - giảng viên Đào Thị Ngọc Ánh.
Theo Giaoducthoidai.vn
GS Ngô Bảo Châu nghiên cứu chiến lược phát triển giáo dục đại học Việt Nam Tại Diễn đàn nguồn nhân lực toàn cầu 2017, GS Ngô Bảo Châu đã giới thiệu những nét cơ bản về nghiên cứu chiến lược và lộ trình phát triển giáo dục đại học Việt Nam giai đoạn 2020-2035 do Bộ GD-ĐT khởi xướng thực hiện. GS Ngô Bảo Châu GS Châu là người đứng đầu nhóm tư vấn của Bộ GD-ĐT gồm...