Bánh xèo – món ăn dân dã mà khó quên của xứ Quảng
Bánh xèo là món ăn truyền thống của người dân xứ Quảng từ bao đời nay. Chiếc bánh thơm phức mùi bột gạo cuốn với rau sống rồi ăn kèm với nước chấm tuy đơn giản nhưng lại khó thể quên được.
Bánh xèo là loại bánh vô cùng đặc trưng của miền Trung, đặc biệt là của người dân xứ Quảng. Theo nhiều người dân ở đây thì tên của bánh xuất phát từ quá trình đúc bánh. Khi bột gạo được đổ vào chảo nóng phát ra những tiếng “xèo” nghe rất vui tai nên dần dà người ta đặt tên cho bánh là bánh xèo.
Bánh xèo là món quà dân dã và quen thuộc của người dân miền Trung nói chung, xứ Quảng nói riêng.
Là một món ăn dân dã, tuy nhiên bánh xèo đòi hỏi không ít sự cầu kỳ và khéo léo. Để có được một chiếc bánh ngon, người đầu bếp phải chuẩn bị từ khâu làm bột bánh cho đến pha chế nước chấm, chuẩn bị rau sống ăn kèm… Bột gạo sẽ được pha trước, để bánh có màu vàng đẹp, người ta thường cho thêm một chút nước nghệ. Nhân của món bánh xèo là sự kết hợp giữa tôm đất và thịt heo. Những con tôm tươi rói, chắc thịt của sông nước miền Trung tạo nên vị ngọt của bánh xèo. Thường thì người ta sẽ chọn thịt heo ba chỉ được thái nhỏ để làm nhân bánh xèo. Trước khi đúc bánh, thịt và tôm được ướp sẵn khoảng 30 phút để gia vị ngấm vào. Nhân được chiên xào sơ qua, để nguội rồi trộn vào bột gạo tạo thành hỗn hợp bột bánh xèo.
Bột gạo và dầu đậu phộng đã chuẩn bị sẵn sàng.
Để lớp vỏ bánh ngon bắt buộc phải đúc bánh bằng chảo gang sâu lòng. Chảo đặt lên bếp cho nóng, lấy cục thịt mỡ nhúng, tráng một lớp dầu đậu phộng quanh chảo. Khi dầu trong chảo vừa chín tới, người đúc bánh xèo dùng vá (muôi) múc nước bột gạo đổ vào chảo. Bột gặp dầu nóng phát ra tiếng kêu “xèo, xèo”. Người đúc bánh xèo phải đổ lượng bột vừa phải để bánh không bị quá dày. Một điểm nữa cũng cần lưu ý là phải canh lửa để bánh chín vừa đủ độ giòn lại không bị cháy khét.
Video đang HOT
Nhân bánh được xào trước rồi đổ vào bột, sau đó người đúc bánh múc từng muôi hỗn hợp đổ vào chảo.
Để bánh xèo ngon phải canh lửa thật kĩ.
Chảo bánh được đậy vung để giữ cho bánh chín đều.
Bánh xèo vừa chín tới giòn tan, thơm phức.
Bánh chín sẽ được bỏ ngay ra đĩa hoặc khay. Những đĩa bánh xèo vàng rộm, thơm phức, nóng hổi vô cùng kích thích vị giác. Món ăn dân dã này sẽ được người dân xứ Quảng dọn ra ăn cùng bánh tráng và rau sống. Vị đắng của cải và chuối chát sẽ giúp bánh có thêm vị và bớt ngán vì dầu mỡ
Bánh chín được bỏ ngay ra đĩa hoặc khay lót lá.
Không giống như bánh xèo ở nhiều nơi, bánh xèo Quảng Nam khá ít nhân, mỏng và dễ mềm sau khi tráng nên chỉ cắt đôi, thậm chí nếu cỡ chảo nhỏ sẽ để nguyên. Khi ăn người ta lấy một miếng bánh cuốn cùng rau sống và bánh tráng rồi chấm với nước chấm pha từ nước mắm cá cơm, gừng và đậu phộng xay nhuyễn. Sự đơn giản này sẽ mang đến cho bạn một bữa ăn tuy dân dã mà vô cùng khó quên.
Nước chấm đậm hương vị.
Rau cải có vị hơi đắng giúp món ăn thêm ngon và bớt ngán.
Cuộn tròn bánh xèo chấm nước mắm thưởng thức đó là cảm giác khó quên.
Thậm chí chẳng cần cuốn cùng rau hay bánh tráng, bánh vừa đúc xong chỉ cứ thế dùng tay chấm với nước chấm cũng đã vô cùng hấp dẫn. Đây là cách thưởng thức bánh xèo rất chân chất, mộc mạc như chính món ăn này vậy.
Theo Eva
Rau câu xứ Quảng
Rau câu xuất hiện quanh năm, rộ nhất từ tháng Ba đến tháng Tám. Thường, khi thủy triều rút, rau câu bám lại trên mặt bùn nơi vùng nước lợ hoặc trên những tảng đá; đây là lúc cư dân đi cào rau câu.
Rau câu hái về, nhặt hết những thứ rong tảo khác lẫn vào, rửa sạch đất cát, lặt bỏ những vỏ ốc, sò còn bám vào, đem ngâm nước nhiều lần và phơi khô. Lúc này, rau câu thanh món hàng được cư dân vùng biển cất để dùng dần hoặc bán tại các chợ, nhà hàng. Về mặt dinh dưỡng, rau câu thơm, ngon, tính hiền, nhiều dưỡng chất, thanh nhiệt, giải độc, nhuận tràng... nên trẻ em còi cọc, người đau dậy... ăn các món từ rau câu không thể chê vào đâu được.
Từ lâu, món ăn chế biến từ rau câu đã tạo nên phong cách ẩm thực rất riêng tại các hàng quán vùng cửa biển Quảng Nam.
Phổ biến nhất là xu xoa - một món quà vặt dân dã, rẻ tiền, lại không "kén chọn" theo độ tuổi hay thể trạng. Bạn sẽ không khó để tìm những gánh hàng rong trong đó có món xu xoa.
Trong các nhà hàng, quán ăn tại vùng ven biển xứ Quảng, thực đơn về rau câu không thể thiếu món cháo. Cháo rau câu nấu với vài củ khoai giúp xua tan mỏi mệt. Nghe thật đơn giản, nhưng để có một tô cháo rau câu ngon và giàu dinh dưỡng, người nấu phải chế biến đúng cách. Khi nấu cháo, bỏ rau câu, khoai cắt nhỏ cùng lần với gạo. Cháo vừa chín, sền sệt và quánh dẻo thì thêm muối, một ít đường rồi nhấc xuống, trộn đều. Như vậy là có nồi cháo thơm, nghi ngút khói. Khách phương xa, sau chặng đường dài được thưởng thức bát cháo rau câu thì thật sảng khoái, không gì bằng.
Gỏi rau câu
Đặc biệt, gỏi rau câu là món khoái khẩu của dân nhậu. Chủ quán phải chọn cho được rau câu trắng muốt - loại rau được phơi qua ít nhất ba nắng và ba sương, cứ qua một nắng, một sương thi rửa lại và sau ba nắng, ba sương, từng sợi rong câu trắng mềm. Rau câu rửa sạch, đợi ráo nước, bỏ vào rá hấp cách thủy. Chỉ hấp qua một lúc thôi để tránh rau quá chín sẽ bị nát. Sau khi hấp, đổ rau ra chiếc rá thật rộng để có mặt thoáng, tránh tình trạng rau dính cục. Bao tử heo luộc chín thái mỏng, một ít rau húng - tất cả đem trộn đều với rau câu, nêm gia vị, nước mắm ngon, ớt tỏi giã nhỏ, có thể điểm thêm hành phi, đậu phông rang giã dập... vừa để trang trí, vừa giúp ăn ngon miệng hơn. Ngoài bao tử, rau câu thường được trộn cùng với thực phẩm "bình dân" như da heo, tôm hoặc có thể trộn nội tạng gà, vịt.
Theo PNO
Bánh tráng đập - món nghèo xứ Quảng Bánh tráng đập hay còn gọi là bánh tráng đập dập là món ăn dân dã, rẻ tiền mà người con xứ Quảng Đà nào cũng biết và ưa thích. Bánh tráng đập đơn giản, chỉ là một cái bánh tráng nướng mỏng được phủ lên bởi một lá mì được tráng thật mỏng, phết dầu phộng khử hành, nén thật thơm vào....