Bánh xèo Đức Phổ
Bánh xèo Đức Phổ không có nhân, ăn cùng rau sống, kẹp cùng bánh tráng nướng hay đơn giản chỉ là chấm cùng nước mắm ớt cay.
Nguyên liệu:
- Bột gạo tẻ: 200 gr
- Nước lọc: 400 ml
- Lá hẹ: 1 nắm
- Gia vị: dầu phộng, nước mắm, bột ngọt
- Bánh tráng nướng, rau sống, chanh ớt ăn kèm
Cách làm:
Video đang HOT
Bước 1:
- Hòa 200 gr bột với khoảng 400 ml nước, quấy đều cho hỗn hợp sền sệt. Nên cho đặc một chút, khi tráng thử nếu thấy bột đặc quá, bánh bị cứng chưa vừa ý có thể chế thêm nước vô. Nếu nước đặc quá bánh sẽ khô, cứng còn bột loãng quá thì bánh sẽ nhão, không định hình dc bánh.
- Lá hẹ thái thật nhỏ, cho vào thau bột quấy đều. Đậy kín để 30 phút cho bột nở
Bước 2:
- Bắc một chảo nhỏ lên bếp, đun cho thật nóng. Phết một lớp dầu phộng thật mỏng lên chảo, khi dầu nóng già, múc một muôi bột đổ vào. Láng chảo sao cho bột phủ kín và trải đều mặt chảo. Khi mặt bánh xuất hiện những lỗ khí li ti trên bề mặt và bột bánh trong lại là bánh chín, khéo léo cuộn bánh lại từng vòng tròn như cuốn nem. Làm lần lượt cho đến hết. Bánh chín dọn ra ăn ngay khi còn nóng.
Thành phẩm:
Bánh xèo Đức Phổ không có nhân, là món ăn đơn giản, mộc mạc nhưng vẫn có sức hấp dẫn riêng. Bánh xèo có thể ăn cùng rau sống, kẹp cùng bánh tráng nướng hay đơn giản chỉ là chấm cùng nước mắm ớt cay cũng rất ngon miệng. Vỏ bánh dẻo, thơm mùi lá hẹ, chấm với nước mắm ớt cay cay. Đây là đặc sản nhất định phải thử cho du khách khi có dịp đến với vùng đất Đức Phổ – Quảng Ngãi.
Ẩm thực Gia Lai: Bánh xèo tép Biển Hồ
Biển Hồ (hồ T'nưng) là điểm du lịch nổi tiếng Gia Lai, địa danh gắn với câu hát "đôi mắt Pleiku Biển Hồ đầy" có mặt hồ rộng lớn, là nguồn cung cấp nước sạch cho thành phố Pleiku.
Cuộc sống ngư dân quanh vùng Biển Hồ dựa vào nguồn thủy sản phong phú như cá, tôm, tép... Món bánh xèo tép Biển Hồ cũng từ đây mà ra, tạo nên một nét đặc trưng cho ẩm thực phố núi.
Biển Hồ mênh mông nước, huyền ảo trong sương, mang đến bức tranh lao động đẹp và yên bình. (Ảnh: Hương đồng nội)
Đến với Gia Lai không chỉ mọi du khách được khám phá những địa điểm nổi tiếng của phố núi với nhiều cảnh quan thiên nhiên hùng vĩ, thắng cảnh đẹp... là sự hòa hợp của hệ thống sông suối xen lẫn núi đồi, ao hồ, ghềnh thác và những khu rừng nguyên sinh. Chiêm ngưỡng nền văn hóa bản địa đặc sắc của đồng bào dân tộc địa phương mà chủ yếu là Jrai, Bahnar thể hiện qua kiến trúc nhà rông, nhà sàn, nhà mồ, qua lễ hội truyền thống, y phục và nhạc cụ, v.v...
Đặc biệt "Không gian văn hóa Cồng Chiêng Tây Nguyên" đã được UNESCO công nhận là di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại. Thêm vào đó, Gia Lai có bề dày lịch sử được thể hiện qua các khu di tích lịch sử văn hóa như khu di tích lịch sử Tây Sơn Thượng Đạo, làng kháng chiến Stơr, đền tưởng niệm và tượng đài chiến thắng Đak Pơ, di tích khảo cổ học Gò Đá và Rộc Tưng tại thị xã An Khê.
Bên cạnh đó, nền ẩm thực nơi đây cũng làm cho những ai khi đặt chân đến đây sẽ không bao giờ quên được hương vị của nó.
Mới đây, anh Phan Nguyên, người Gia Lai, chủ của kênh YouTube Hương đồng nội, đã đăng tải video về món Bánh xèo tép Biển Hồ và được nhiều người xem đón nhận, bình luận tích cực. Dù kênh chưa được nghìn người theo dõi nhưng đã thu hút hàng nghìn lượt xem khi tác giả giới thiệu về ẩm thực ở Gia Lai.
Công đoạn xay bột chuẩn bị chế biến món ăn của chủ kênh Youtube Hương Đồng Nội (Ảnh lấy từ video)
Khi những cơn mưa hè trút xuống, Biển Hồ đón nhận nhiều nguồn nước đổ về, mang theo động vật phù du, mùn đất cũng là nguồn thức ăn dồi dào cho các loài cá, tôm, tép. Nhờ đó, tép Biển Hồ ngon, chắc thịt, thân tép căng mình tươi rói. Ngư dân Biển Hồ dùng vó để bắt tép, dùng thêm mồi nhử làm từ trùn (một loại giun) nhào với cơm dẻo và cám.
"Quá trình bắt tép tại Biển Hồ mang đến cho tôi nhiều trải nghiệm và lòng thương mến với cuộc sống mưu sinh của ngư dân. Màn đêm đen kịt nhưng các ngư dân vẫn lúi húi làm việc. Cả đêm họ không ngủ, loay hoay với mẻ lưới và ăn vội gói mì cho tới sáng. Cuộc sống mưu sinh tuy vất vả nhưng vui khi có hôm được mẻ cá, tép bội thu", anh Vương Ngọc, một người dân Biển Hồ chia sẻ.
Bánh xèo tép Biển Hồ nóng hổi trên chảo gang.
Tép là loài động vật dễ chế biến, làm được nhiều món như tép rang lá chanh, làm gỏi, tép nấu canh bầu, rau đay, tập tàng (nhiều loại rau kết hợp) nhưng ngon nhất có lẽ là làm bánh xèo. Sau khi bắt tép về, người dân tận dụng các sản phẩm "cây nhà lá vườn", hái rau diếp cá, xà lách, dưa leo, cải xanh và tía tô để ăn kèm với bánh xèo. Sau đó họ xay bột, chuẩn bị các nguyên liệu hành lá, tỏi, ớt xắt nhỏ và cho vào chảo nóng xào cùng với tép và thịt băm để làm nhân bánh.
Công đoạn cuối là đổ bột pha loãng, thêm chút màu nghệ vào chảo gang, lần lượt cho nhân bánh là tép, thịt băm đã xào sơ trước đó, rồi thêm một ít giá đỗ vào. Đợi khoảng 2-3 phút thì bánh chín, dùng đũa gắp bánh và trở bánh qua lại rồi gắp ra đĩa thưởng thức kèm rau sống.
Một số điểm khác biệt của bánh xèo truyền thống miền Trung với các vùng miền khác là người dân thường ngâm gạo thật mềm sau đó xay thành bột bằng cối đá. Bánh xèo miền Trung có kích thước nhỏ, được làm trong chảo gang có kích thước khoảng 15 cm, còn bánh xèo miền Nam lớn hơn do làm trong chảo lớn. Vì thế ăn bánh xèo miền Trung phải 2-3 cái một lần mới no.
Video nhận được nhiều lời khen tích cực từ cộng đồng mạng. (Ảnh chụp màn hình)
"Trong thời gian Covid-19, người dân giãn cách và không đi du lịch, tôi cùng ekip thực hiện các clip quay giới thiệu các món ăn dân dã, đặc trưng, gắn liền với các địa danh du lịch nổi tiếng của Gia Lai", anh Phan Nguyên chia sẻ./.
Cách làm bánh xèo siêu ngon Bánh xèo là món ăn ngon được rất nhiều người yêu thích, để làm món ăn này không phải khó chỉ cần chút khéo léo là có thực hiện dễ dàng ngay tại căn bếp nhà mình. Nhanh tay vào bếp với toinayangi.vn để cùng học cách làm bánh xèo siêu ngon chiêu đãi cả gia đình mình ngay nhé! Nguyên liệu làm...