Bánh trung thu lạ vị, mẫu độc, hút người sành ẩm thực 2019
Bánh trung thu là thực quà không thể thiếu trong dịp Tết đoàn viên. Ngoài hai loại bánh nướng, dẻo truyền thống, bánh trung thu ngày càng đa dạng vị, phù hợp với sở thích của mọi người.
Rằm tháng 8, bận bịu đến mấy, các thành viên trong gia đình vẫn quây quần, tụ họp bên nhau để ăn bữa cơm đoàn viên, cùng thưởng thức bánh trung thu – thứ quà truyền thống.
Đâu cần gì bữa tiệc xa hoa, hay ở những nhà hàng sang trọng, họ chỉ cần ngồi bên nhau, ăn bánh, uống trà và thưởng thức những giá trị cổ truyền được truyền tải hiện đại.
Mâm ngũ quả ngày Trung thu được tái hiện lại
Cuộc sống thay đổi, khẩu vị của mỗi người cũng thay đổi. Vị bánh nướng, bánh dẻo truyền thống vẫn được các cụ già cho đến các cô bác trung niên ưa chuộng. Giới trẻ lại thích những vị độc lạ mà không quá ngọt: bánh nhân trà xanh, bánh nhân đậu đỏ, bánh nhân trứng muối…
Không nói đến vấn đề giá cả, vì tất nhiên giá bánh độc lạ bao giờ cũng đắt đỏ hơn so với vị thông thường. Thế nhưng, do chỉ xuất hiện mỗi năm một lần, nên có những loại rất đắt vẫn cháy hàng.
Rất nhiều loại bánh trung thu với mẫu mã độc đáo xuất hiện
Nếu như 2018, bánh trung thu nhân trà sữa được nhiều người lựa chọn thì 2019, bánh trung thu nhân trứng sữa lại đang được nhiều người tìm kiếm.
Bánh trung thu nhân trứng sữa có nguồn gốc từ Hồng Kông, được mệnh danh là “ All-Time-Beloved Soldout Flavour in Hong Kong” (Bánh được yêu thích và bán chạy nhất mọi thời đại) tại Hong Kông).
Video đang HOT
Bánh trung thu nhân trứng sữa đắt khách năm 2019 được khách sạn Hà Nội giới thiệu đến người dânThủ Đô năm nay.
Bánh nhân trứng sữa mềm mại, cắn một miếng, nhân bánh tan chảy trong miệng, thơm ngon béo ngậy, thanh thanh.
Đây là loại bánh được bán chạy nhất tại Hồng Kông
Ngoài bánh trung thu nhân trứng sữa, còn một loại bánh khác lần đầu tiên xuất hiện, nghe đến là muốn thử ngay lập tức: Bánh trung thu nhân Sen trắng lòng đỏ trứng mặn.
Bánh trung thu nhân Sen trắng lòng đỏ trứng mặn – bạn đã thử chưa?
Hương sen thơm ngát hòa quyện với trà xanh, một lần thử là mê luôn.
Trung thu đến rồi, chuẩn bị về với gia đình bạn nhé
Theo Thoidai
Cần gì lò nướng, cách đơn giản nhất làm bánh trung thu bằng nồi cơm điện
Không nhất thiết phải có lò nướng, chị em hoàn toàn có thể trổ tài khéo tay làm bánh trung thu bằng nồi cơm điện.
Chỉ với nồi cơm điện, chị em hoàn toàn có thể trổ tài khéo tay làm bánh trung thu với hương vị thơm ngon không kém gì dùng lò nướng
Chỉ với nồi cơm điện, chị em hoàn toàn có thể trổ tài khéo tay làm bánh trung thu với hương vị thơm ngon không kém gì dùng lò nướng.
Trước hết cần chuẩn bị những nguyên liệu rất dễ kiếm trong các siêu thị:
Phần nước đường: 600gr đường phèn, 400ml nước, 1 đến 2 quả chanh vàng, 50gr kẹo mạch nha, 40ml nước tro tàu.
Phần vỏ bánh: 1 gói bột làm bánh bán sẵn trung thu ở siêu thị, 50ml dầu dừa, 1 đến 2 quả trứng gà, không nên dùng trứng vịt thì sẽ bị tanh; 2 thìa cà phê ngũ vị hương.
Phần nhân: 300gr đậu xanh, 200gr đường trắng, 1 gói bột làm bánh dẻo bán sẵn ở siêu thị, 50ml nước cốt dừa
Giờ thì bắt tay vào làm bánh theo các bước sau:
Bước 1: Làm nước đường làm bánh
Nước đường không thế thiếu trong làm bánh nướng
Vắt chanh để lấy nước cốt, chú ý bỏ hạt còn với nước tro tàu thì hòa với nước lọc.
Đường phèn khuấy tan với nước rồi sau đó cho vào nồi và đun sôi mở nắp trong khoảng từ 10 đến 20 phút. Việc khuấy tan đường sẽ làm cho hỗn hợp được đều màu hơn và giữ được màu lâu hơn. Nhớ hớt sạch bọt.
Khi hỗn hợp đường sôi được tầm 25 phút thì để lửa nhỏ và cho cốt chanh vào đun tiếp khoảng từ 30 đến 40 phút. Cho kẹo mạch nha và nước tro tàu vào cùng, đun tiếp khoảng từ 20 phút rồi tắt bếp, mở nắp rồi để cho nguội hẳn.
Việc đòi hỏi với công việc làm nước đường này là hạn chế khuấy quá nhiều, sẽ làm cho hỗn hợp tạo bọt nhiều hơn, sẽ làm cho vỏ bánh bị mềm, không có độ giòn và để lâu sẽ bị ướt nếu không được bảo quản trong tủ lạnh.
Với bước này, bạn có thể rút nhanh bằng cách mua nước đường làm bánh nướng đã được pha chế sẵn tại các cửa hàng bán đồ làm bánh.
Bước 2: Làm nhân bánh trung thu
Ngâm đậu xanh từ 3 đến 4 tiếng với nước ấm, có thể ngâm qua đêm cho đậu được mềm và lọc hết vỏ đi. Bạn cũng có thể đãi vỏ đậu xanh trước khi ngâm để nhân bánh có màu vàng đẹp mà đều màu.
Sau khi ngâm xong, bạn có thể đãi qua một lượt nữa cho sạch rồi sau đó cho vào nồi, đổ ngập mặt đỗ, đun cho đến khi cạn nước, có thể cho thêm một chút muối để đậu xanh được đậm đà. Đun sao cho đậu xanh chín mềm.
Tranh thủ khi đỗ xanh còn nóng, dùng một cái thìa dẹt bằng gỗ nghiền cho thật mềm đỗ xanh cho đến khi đỗ mịn thành một khối bột. Nếu muốn tiết kiệm thời gian thì có thể cho vào máy xay, xay cho thật nhuyễn. Cho đường, nước cốt dừa, 2 đến 3 thìa cà phê bột làm bánh trung thu, một chút dầu ăn và cho vào một nồi nhỏ và sên cho đến khi hỗn hợp sánh lại.
Đây là cách lám nhân bánh nướng truyền thống với nhân đỗ, nhưng bạn muốn có một chút sáng tạo thì cũng có thể cắt nhỏ trứng muối và bọc bằng nhân bánh đỗ xanh.
Bước 3: Làm vỏ bánh trung thu
Vỏ bánh từ nguyên liệu dễ kiếm
Đối với nước đường vừa làm, bạn dùng chúng để trộn lòng đỏ trứng gà, dầu ăn, 1 đến 2 thìa cà phê ngũ vị hương và trộn đều chúng với nhau. Để bột bánh không bị vón cục khi đổ vào hỗn hợp trên thì bạn nên rây chúng qua rây bột cho mịn, đổ từ từ từng đợt một, vừa đổ vừa khuấy cho bột được trộn đều mà không bị vón lại.
Sau khi trộn xong hết phần bột thì để khối bột vào mặt thớt rộng có rải một lớp bột chống dính lên, sau đó nhào bột cho khối bột thật mịn và đều, nhồi bột khoảng 4 đến 6 phút rồi sau đó bọc lại bằng màng bọc thực phẩm, bảo quản bằng ngăn mát tủ lạnh tầm từ 20 đến 30 phút cho bột nghỉ.
Bước 4: Định hình cho bánh
Cách làm bánh bằng nồi cơm điện vẫn đem lại hương vị thơm ngon không kém gì dùng lò nướng
Cách làm bánh bằng nồi cơm điện vẫn đem lại hương vị thơm ngon không kém gì dùng lò nướng.
Chuẩn bị một vài tấm giấy nến, lau sạch phần bên trong nồi rồi sau đó lót phần giấy nến lại. Để món bánh nướng được thơm ngon hơn, bạn nên làm nóng nồi cơm trước bằng cách bấm nút "Cook" rồi sau đó dùng chổi phết một lớp bơ hoặc dầu ăn xuống đáy nồi rồi lót phần giấy nến lên.
Sau khi định hình cho bánh bằng khuôn có sẵn, bạn cho bánh vào nồi, xếp khoảng cách giữa các bánh xa nhau để tránh bị dính rồi bấm nút nấu. Thường với nồi cơm sẽ có chế độ nấu tầm 35 đến 50 phút, bạn đợi cho đến khi nồi cơm chuyển sang chế độ giữ nóng thì tiếp tục ấn nút cook để nướng lần hai. Làm như vậy cho đến khi bánh đạt độ vàng như ý muốn.
Nếu không muốn bánh bị khô thì mỗi lần chuyển sang chế độ hấp, bạn mở nắp rồi quết lên trên bề mặt bánh lớp nước đường còn sót lại để bánh được thơm và có độ giòn nhất định.
Theo Giaothong
Bánh Trung thu và những thay đổi của người Hà Nội Người Việt, mỗi mùa, mỗi dịp lại có một loại bánh trái riêng biệt. Ví dụ như Tết Nguyên đán thì ăn bánh chưng, tết Hàn Thực thì bánh trôi bánh chay, Tết Trung thu thì bánh dẻo bánh nướng... Bây giờ kinh tế phát triển đã xóa nhòa những khoảng cách giao mùa, để rồi, thích thì ăn thôi chứ chả cần...