Bánh mảy nhừng xứ Lạng: Ăn một miếng, nhớ cả đời
Nếu như thành phố Lạng Sơn nổi tiếng với món bánh gấc; huyện Bình Gia có bánh ngải và xôi ngũ sắc; Tràng Định có bánh phồng, khẩu sli… thì huyện Lộc Bình lại có mảy nhừng – món ăn đặc trưng vào những ngày đầu xuân năm mới.
Mảy nhừng có từ lâu đời và trở thành món ăn đặc trưng của người dân Lộc Bình
Mảy nhừng là món bánh được làm từ gạo tẻ và rau. Khác với các loại bánh ở vùng biên cương xứ Lạng đa số được làm từ gạo nếp như: bánh gấc, bánh ngải, bánh rợm, bánh dày, thì mảy nhừng lại được làm từ gạo tẻ hòa quyện với thịt, một số loại rau thơm và gói trong bẹ củ măng hoặc lá bắp cải. Món ăn này được người dân Lộc Bình chế biến, sử dụng nhiều trong những ngày đầu xuân năm mới.
Bà Dương Thị Man, trên 70 tuổi, khu Cầu Lấm, thị trấn Lộc Bình cho biết: Mảy nhừng là món ăn không thể thiếu vào những ngày xuân, nhất là vào ngày tết Nguyên đán và ngày hội Háng Đắp ở thị trấn Lộc Bình diễn ra vào ngày 30, tháng Giêng hằng năm.
Để làm món mảy nhừng, người làm phải chuẩn bị nhiều nguyên liệu, bởi bánh là sự kết hợp giữa gạo, thịt và một số loại cây. Nguyên liệu làm bánh gồm 3 thứ chính là: bột gạo tẻ, nhân bánh, bẹ củ măng tre hoặc lá bắp cải. Mỗi khâu làm bánh đòi hỏi sự tỉ mỉ để bánh ngon, thơm, say lòng người thưởng thức. Trước hết gạo làm bánh là gạo bao thai loại ngon để dành từ vụ mùa năm trước, ngâm từ 2 – 5 giờ, rồi mang xát thành bột với tỷ lệ: 1,5 kg gạo hòa với 20 lít nước. Bột này cho lên bếp đun vừa lửa. Khi đun phải đảo đều tay, nếu không bột bị vón cục hoặc dính vào đáy nồi dẫn đến cháy khét. Bột phải có độ sánh vừa, không đặc hoặc loãng quá. Bột đặc quá làm bánh bị cứng, bột loãng thì bánh mềm khó gói và khó ăn. Nhân bánh được làm từ thịt xào với mộc nhĩ, nấm hương và các loại rau thơm như: rau răm, mùi tàu, răng cưa, hành khô, hành lá. Để nhân bánh thơm cần cho mỡ vào chảo phi thơm hành khô và củ hành lá, sau đó cho thịt và các loại rau thơm, gia vị vào đảo đều. Khi bột được đun với độ sánh trên bếp thì cho nhân bánh vào đảo cùng.
Bột và nhân bánh sau khi được làm xong mới là kết thúc một công đoạn. Để mảy nhừng trở thành món ăn hoàn thiện, cần chuẩn bị vỏ bánh để gói. Cách đây 20 năm, vỏ bánh mảy nhừng chủ yếu là từ bẹ củ măng tre, măng vầu hoặc măng mai. Ngày nay, các loại măng này khá hiếm nên người dân Lộc Bình làm vỏ bánh bằng lá bắp cải. Để lá bắp cải gói được bánh thì phải đun nước sôi có hòa một chút muối trắng, rồi nhúng cả cây cải bắp vào nồi nước sôi cho bẹ lá mềm ra và ngấm một chút vị mặn của muối thì vớt ra. Khi lá bắp cải nguội có thể đem gói phần bột bánh đã trộn cùng nhân được chuẩn bị từ trước. Mỗi chiếc bánh chỉ gói với kích thước vừa ăn, không to, không nhỏ quá. Sau đó cho bánh đã gói xong vào chõ hấp cách thủy. Trong quá trình hấp bánh nên kiểm tra để bánh vừa độ chín, không nhừ quá hoặc bị sống.
Người dân huyện Lộc Bình gói bánh mảy nhừng
Video đang HOT
Mảy nhừng có thể ăn thay cơm và chấm nước thịt xay với cà chua, hành hoặc nước mắm pha với chanh, mì chính tùy theo khẩu vị của từng người. Chị Tô Hồng Nga, khu Cầu Lấm, thị trấn Lộc Bình chia sẻ: Mảy nhừng là món ăn rất thơm, ngon, dễ ăn. Những ngày xuân, nhà tôi hay làm món này để biếu người thân và ăn thay cơm.
Ở Lộc Bình, mảy nhừng được nhiều gia đình tự làm vào các ngày lễ, tết, hội xuân nhưng cũng có nhiều cơ quan, gia đình đặt làm bánh ở các cơ sở, nhà hàng trong thị trấn Lộc Bình. Bà Mai Thị Nhuần, khu Bờ Sông, thị trấn Lộc Bình cho biết: Mấy năm gần đây, gia đình tôi được nhiều khách hàng đặt làm mảy nhừng vào ngày hội Háng Đắp. Trung bình mỗi năm diễn ra hội, nhà tôi làm trên 1.000 chiếc cung cấp cho các cơ quan, đơn vị, gia đình trong thị trấn. Ngày thường cũng làm khoảng 200 chiếc bán cho người dân thưởng thức.
Địa điểm ăn vặt ở Lạng Sơn
Trốn những cái oi bức của mùa hè, bạn đi tìm kiếm cái dịu mát ở Lạng Sơn và thưởng thức món ăn vặt đặc sắc nhất tại mảnh đất này.
Những địa điểm ăn vặt ở Lạng Sơn
Nếu đã đến với thành phố sương, bạn không nên bỏ qua những món ăn vặt đặc sản của Lạng Sơn cũng mang đậm hương vị của quê hương, đất nước.
Những món ăn vặt bạn không thể bỏ qua khi đến Lạng Sơn
Bánh áp chao
Gọi là bánh áp chao bởi vào vào độ cuối ăn được coi là "mùa bánh áp chao" bởi cứ vào độ này là hương thơm của bánh áp chao lại lan tỏa khắp nơi. Được chế biến từ gạo nếp và gạo tẻ giòn thơm như bánh rán và ẩn bên trong nhân bánh chính là vịt chao nổi tiếng của người Lạng Sơn. Đây là một loại bánh rất phổ biến ở Lạng Sơn, đi dạo trên đường phố xứ Lạng bạn sẽ dễ dàng bắt gặp món ăn dân dã này.
Bánh áp chao ngon tuyệt tại Lạng Sơn
Khi ăn, bạn sẽ thấy rõ vị giòn thơm của vỏ bánh quyện cùng vị đậm đà của thịt vịt, của mắm chua ngọt và ăn kèm rau sống. Chắc hẳn bạn sẽ phải xuýt xoa trước cái cay cay của gừng, của ớt mới cảm nhận được hết cái thú ẩm thực xứ Lạng.
Phở chua
Đến Lạng Sơn mà bạn bỏ qua món phở chua thì quả là thiếu sót. Phở chua gồm bánh phở, khoai lang thái chỉ chiên giòn, xúng xàng, gan lợn, thịt gà xé, hành phi, lạc rang, dưa chuột, lạp sườn... Phần nước dùng hay được gọi là nước lèo vừa có vị ngậy của mỡ vịt, vừa thơm phức nhờ những gia vị ướp thịt trước khi quay. Khi ăn trộn lượng nước dùng vừa đủ sao cho nguyên liệu không bị nát mà gia vị vẫn thấm đều.
Thưởng thức phở chua - món ăn vặt nổi tiếng tại Lạng Sơn
Khi thưởng thức, bạn phải ăn từ từ, chầm chậm mới thưởng thức hết hương vị đặc biệt của nó, vói vị chua của phở, của xoài cùng với vị ngọt, vị béo của nước dùng tạo nên 1 cảm giác khó tả.
Bánh cao sằng
Dù chỉ làm từ gạo tẻ, thịt lợn băm nhỏ và hành khô xào lên, nhưng tại sao món bánh cao sằng ở Lạng Sơn lại ngon đến vậy?. Sau khi bột và nhân được làm xong sẽ được đổ vào khuôn, dàn đều cho mỏng và đem hấp cách thủy cho chín, khi bánh gần chín thì rưới nước thịt kho nuớc dừa đặc lên trên để tạo vị béo ngậy, quyện với mùi hành phi vô cùng hấp dẫn. Dùng dao sắc, cắt bánh thành hình chữ nhật khoảng cỡ bao diêm rồi rắc thêm chút lạc rang giã giập.
Nước dùng của loại bánh này phải là nước canh hầm từ xương heo đặc biệt là xương ống thật kỹ, vớt hết bọt, rồi thêm hành hoa và mùi tàu thái nhỏ. Những đĩa bánh dành cho thực khách thường không quá hai miếng và nửa bát nuớc chấm. Khi ăn đổ ngập nuớc chấm vào bánh thì sẽ ngon hơn.
Bánh ngải
Được làm từ lá ngải cứu nhưng bánh không đắng như nhiều người nghĩ mà có sự thơm mát và dẻo. Những chiếc bánh ngải tròn, dẹt màu xanh mướt mát của lá ngải rất cuốn hút thực khách khi đến vùng đất này.
Bạn đã thưởng thức hết những món ăn vặt nổi tiếng ở Lạng Sơn
Dù làm không khó nhưng người chế biến phải rất khéo léo mới tạo được vị của bánh. Lá ngải sau khi hái về rửa sạch và được luộc qua nước vôi để giữ màu xanh, sau đó xắt nhỏ cho vào chảo xao khô để bớt đi vị đắng. Nhân bánh được làm từ vừng đen cùng với đường phèn đun lên thành mật. Sau khi nặn bánh, người ta sẽ quết chút mỡ bên ngoài cho bánh không dính, mà tạo nên độ láng mịn. Dù ngon đến khó tả nhưng mỗi chiếc bánh có giá khoảng 5.000 đồng thôi nhé.
Bánh coóng phù
Điểm hấp dẫn thực khách của loại bánh này là hương thơm của gạo, vị ngọt của mật mía, vị bùi của lạc và chút cay nồng của gừng. Thoạt nhìn nhiều người lầm tưởng bánh giống như bánh trôi bởi nguyên liệu chế biến tương tự. Tuy nhiên bánh coóng phù có nhân được làm từ lạc rang giã nhỏ nấu với nước đường hoặc nhân đỗ xanh đã đồ chín.
Những món ăn vặt nổi tiếng bạn không nên bỏ lỡ khi đến xứ Lạng
Để bánh ngấm vị thì người Tày ở Lạng Sơn thường chan nước bánh bằng mật mía để có vừa đủ độ ngọt, độ sánh. Trong tiết trời dễ chịu của Lạng Sơn, thưởng thức chiếc bánh nóng hổi, có vị ngọt của mật mía, vị bùi, ngậy của nhân lạc và cay nồng của gừng khiến cho bạn cứ lưu luyến mãi.
Xôi tôm càng và 3 kiểu xôi ngon hút tín đồ sành ăn Xôi ngũ sắc, xôi tôm càng... đều là các kiểu xôi có cách trình bày cuốn hút và sự tinh tế trong hương vị. Đây cũng là những món ngon, bổ dưỡng khiến bạn ăn một lần sẽ nhớ mãi. Xôi tôm càng: Nếu bạn muốn trải nghiệm những kiểu xôi mới lạ, xôi tôm càng sốt trứng muối là hương vị không...